Overtrading là gì

Overtrading là gì? Làm thế nào để hạn chế giao dịch quá mức?

Overtrading là gì? Hầu hết công sức, tiền bạc và các cơ hội đầu tư tốt của cá nhân mình thường được đánh đổi với Overtrading. Điều này có thể thường xuyên đem lại cho anh em các khoản lỗ không mong muốn. Nếu là một Trader chuyên nghiệp thì Overtrading là điều mà anh em không bao giờ nên lựa chọn. Thứ mà anh em cần là một phương thức chiến lược giao dịch thật sự khoa học. Vậy Overtrading là gì, tại sao nó lại là một điều cực kỳ nguy hiểm mà anh em không nên sử dụng? 

Những thông tin cơ bản về Overtrading là gì?

Tìm hiểu Overtrading là gì?
Tìm hiểu Overtrading là gì?

Những Trader chuyên nghiệp không phải là người trading quá thường xuyên. Ngược lại họ thường tránh giao dịch mỗi ngày vì quá nhiều vì tiềm ẩn sau đó là rất nhiều rủi ro. Để biết liệu anh em có đang Overtrading hay không trước hết cần hiểu Overtrading là gì?

Nếu đã là một trader chắc chắn anh em sẽ không ít thì nhiều quen với việc giao dịch mua bán. Giao dịch để tìm kiếm thật nhiều lợi nhuận trên thị trường. Tuy nhiên, mua bán, giao dịch thường xuyên không phải là luôn luôn đem lại những điều tốt cho anh em. Điều này lại càng đặc biệt với các anh em trader mới vào nghề, khi anh em chỉ chăm chú nhìn vào bảng điện liên tục. Lúc này thì thứ mà anh em nhận được không phải là lợi nhuận mà là các khoản trừ hao cực kì nhiều. Chẳng thấy lãi đâu thức mà anh em nhận được chính là các khoản trừ hao từ đủ mọi loại phí (phí swap, phí giao dịch, phía qua đêm…).

Overtrading là gì?

Overtrading, hay được hiểu theo nghĩa tiếng việt thì nó là “quá tải giao dịch” hay nghĩa mà được nhiều người hiểu hơn đó là “giao dịch quá mức”. Hiểu nôm na thì đây là trạng thái giao dịch mua bán nhiều hơn so với mức thực sự cần thiết. 

Thông thường thì những người rơi vào trường hợp như vậy sẽ có xu hướng không quá quan tâm vào thị trường. Mà cố gắng giao dịch thật nhiều để có thể gỡ lỗ hay thậm chí là đang tìm các cơ hội giao dịch mới. Dễ rơi vào ảo tưởng không cần thiết chính là điều thực sự rất nguy hiểm. Mà người chơi thường gặp phải khi họ liên tục tìm kiếm các cơ hội mới. Nhưng chính bản thân họ lại đang thiếu kiến thức về giao dịch và điều khiến họ phải thực sự thua lỗ đó chính là thường xuyên phá bỏ kế vốn đã được đề ra từ trước. 

Nói không ngoa khi overtrading là một canh bạc mà tỷ lệ thua của bạn rất cao khi mà thứ nó đem lại là các hậu quả khôn lường. Nhưng xác suất để anh em chiến thắng lại cực kỳ thấp không đáng để anh em phải đánh đổi. Ngoài ra điều này còn ảnh hưởng đến cuộc sống của một trader như anh em. Khi anh em phải lo toan về độ bảo mật của tài khoản điều đó ảnh hưởng rất sâu sắc đến tinh thần của anh em. Những hệ lụy mà  nó mang lại là điều hết sức quan ngại nên đã là một trader thì anh em cần thực sự cân nhắc về điều này. 

Overtrading có rủi ro rất lớn
Overtrading có rủi ro rất lớn

Nguyên nhân giao dịch quá mức

Nguyên nhân dẫn đến Overtrading hay giao dịch quá mức là cực kỳ nhiều, có thể là chủ quan nhưng cũng có thể là khách quan. Đôi khi, chỉ cần các trader cảm thấy tần suất giao dịch của họ không như họ mong muốn. Họ muốn tần suất ấy phải tăng lên để có thể lời được nhiều hơn và vô tình bỏ qua các kế hoạch giao dịch đã đặt ra từ trước. Những điều này thường sẽ đem lại một kết cục không mấy tốt đẹp cho trader hay thậm chí là cực kỳ tồi tệ. Để có thể phòng ngừa được Overtrading thứ anh em cần là các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về nó. Đơn cử như nguyên nhân nào dẫn đến Overtrading. 

Vậy anh em đã biết hết về những nguyên nhân dẫn đến Overtrading là gì chưa? Dưới đây là các nguyên nhân mà các anh em trader thường mắc phải trong tâm lý khi giao dịch: 

  • Tham lam: Đây là điều rất dễ hiểu, khi lòng tham của anh em lớn hơn lý trí thì anh em rất dễ sa chân vào Overtrading. Điều này rất dễ hiểu khi đó là phần lớn suy nghĩ của anh em khi đang kiếm được số lợi nhuận lớn và muốn có nhiều hơn nữa. 
  • Sợ hãi: Điều này thường xảy ra với anh em trader khi anh em đang có xu hướng lỗ. Anh em sẽ gắng Overtrading để có thể bù vào khoản lỗ đó. 
  • Sự phấn khích: Các Trader rất có thể bị sự mê hoặc của việc mở rộng vị thế. Nhưng lại bỏ qua điều cực kỳ quan trọng trong giao dịch đó chính là nghiên cứu sự biến động của thị trường.

Hiểu biết thêm về Undertrading

Ngoài ra Undertrading là hiện tượng hoàn toàn trái ngược với Overtrading. Như cái tên của nó đã phần nào giới thiệu về định nghĩa của Undertrading. Undertrading hay Giao dịch dưới mức giao dịch bình thường hay thậm chí đôi khi là không có hoạt động giao dịch. Điều này xảy ra ngay cả khi cơ hội giao dịch là rất cao. Khi các nhà giao dịch trong thời gian dài đã không sử dụng đến tiền của họ nữa. Thì họ thường sẽ chỉ nắm các vị thế khá nhỏ hay thậm chí rất nhỏ. Những điều kiện đầu vào của họ là cực kì nghiêm khắc. Điều này vô hình chung dẫn đến việc đánh mất rất nhiều cơ hội để các trader có thể kiếm được mức lợi nhuận khổng lồ. 

Đối với Overtrading thứ mà anh tìm là cơ hội chính vì thế anh em giao dịch hết mình để rồi nhận lại các khoản lỗ không ngờ. Ngược lại với Overtrading, Undertrading lại là vì anh em không muốn liều hay không dám liều. Nhưng chính xác hơn thì là anh em đang sợ việc giao dịch lỗ khiến cho anh em bỏ qua rất nhiều cơ hội giao dịch lớn. Tuy hai hiện tượng Overtrading và Undertrading là hiện tượng gần như hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng nó đều có một xuất phát điểm chung chính là nỗi sợ mất tiền từ chính các trader. 

Các loại Overtrading phổ biến nhất là gì?

Có rất nhiều biểu hiện, nhiều dạng khác nhau về giao dịch quá mức trong chính tài khoản của mình (Overtrading). Để có thể hiểu được các loại giao dịch quá mức có cụ thể những loại nào. Thì dưới đây là một số giao dịch Overtrading phổ biến nhất hiện nay. Để anh em có thể hạn chế, khắc phục và đảm bảo rằng không bị những loại Overtrading này làm ảnh hưởng đến mình trong quá trình giao dịch. 

Discretionary Overtrading

Điều đầu tiên phải nói đến khi nói về các loại giao dịch quá mức tiêu biểu thì phải là giao dịch tùy ý hay Discretionary Overtrading. Điều này thường xảy ra khi các nhà giao dịch chưa thực sự kiểm soát được cách sử dụng kích thước vị thế (position). Bên cạnh đó còn có việc sử dụng một cách lạm dụng các đòn bẩy. Mà không hề có một biện pháp giao dịch nào để có thể giảm thiểu rủi ro. Tuy có lợi thế rất lớn chính là sự linh hoạt nhưng thứ anh em cần chắc chắn phải đánh đổi chính là sự rủi ro. Khi nó có thể đem lại tác hại mà không có bất kì trader nào muốn nghe đến chính là “mất trắng” cho chính tài khoản của anh em. 

Technical Overtrading

Giao dịch nhưng lại áp dụng quá mức vấn đề kỹ thuật hay còn được gọi là Technical Overtrading. Nó xảy ra khi các nhà giao dịch trader mới tập làm quen với môi trường giao dịch. Các trader sẽ áp dụng những chỉ báo kỹ thuật của đa số cơ sở thực hiện nên giao dịch mà họ đang thực hiện. Các loại chiến lược như MA, Fibonacci, Price Action,… là những chiến lược được cực kì nhiều các trader sử dụng. Sau khi sử dụng các loại trên các trader tiếp tục sử dụng các loại công cụ khác để đưa ra quyết định cuối cùng cho mình. Cuối cùng trader dựa vào những kết quả đã được phân tích để thực hiện giao dịch. 

Shotgun Overtrading

Tiếp theo là loại Overtrading mà có số lượng giao dịch lớn nhất đó là Shotgun Overtrading. Đối với loại này thì các trader thực hiện giao dịch quá mức dưới dạng “shotgun blast”. Hiểu nôm na thì đó là mua tất cả mọi thứ mà chỉ cần nghĩ nó có thẻ mang lại lợi nhuận. Một dấu hiệu tiêu biểu của loại nạy là nhiều loại giao dịch được mở đồng thời và thường mua nhưng không có cụ thể kế hoạch nào. 

Tuy nhiên, không có bất kỳ chỉ báo nào là chính xác 100% nên anh em chỉ nên tham khảo. Nếu muốn sử dụng hiệu quả nhất thì anh em nên kết hợp thêm các nguồn khác để đưa ra quyết định chính xác nhất. Tuy vậy nếu anh em là trader lâu năm thì những thứ trên gần như không còn cần thiết. Vì kinh nghiệm của anh em đã đủ cho việc trading bình thường. Chính vì lẽ đó mà anh em không nên lạm dụng kỹ thuật để trading. Mà hãy tự mình học hỏi và trau dồi thêm kiến thức để tự chính bản thân mình cũng có thể đưa ra kết quả. 

Làm sao để biết mình có đang Overtrading hay không?

Để có thể biết mình đang gặp phải giao dịch quá mức hay không anh em hãy xem 4 dấu hiệu sau. Những thông tin đã được chúng tôi phân tích và tổng hợp lại từ nhiều trader chuyên nghiệp. Các dấu hiệu phía dưới sẽ là các cảnh báo cho anh em biết được bản thân mình có đang bị Overtrading hay không. Đồng thời đưa ra cho anh em các phương án giải quyết sao cho tối ưu nhất. Để giúp anh em có các kế hoạch chính xác có nên tiếp tục hay dừng lại, đây sẽ là một chiến lược mới cho anh em tham khảo. 

Giao dịch thường xuyên nhưng hiệu quả không cao

Nếu như kết quả của hầu hết các cuộc giao dịch của anh em là lỗ thì vấn đề nằm ở chính trader. Anh em cần xem lại cách trading và phương pháp của mình liệu anh em đang sai ở bước nào. Anh em có đang quá nóng vội hay đang sợ hãi hay đang bị lòng tham chi phối. Để có thể đạt được lợi nhuận tránh tổn thất doanh số anh em cần đảm bảo mình không vi phạm các điều trên. 

Dù bạn có làm gì một khi đã tham gia vào thị trường này thì phải luôn luôn nhớ rằng. Thị trường không bao giờ thiếu đi cơ hội tốt quan trọng là cách mà chúng ta nắm bắt lấy nó như thế nào. 

Cách để chúng ta giảm thiểu cũng như có thể khắc phục được vấn đề này là hãy ghi chú lại các cuộc giao dịch. Chỉ cần anh em sử dụng cách này trong các cuộc trading thì anh em sẽ có số liệu chính xác nhất cho lần giao dịch tiếp theo.

Cố gắng giao dịch khi không có đủ thông tin

Dấu hiệu này có lẽ là dấu hiệu rõ nét nhất cho anh em về Overtrading. Anh em cố gắng trading nhưng bản thân anh em lại chẳng biết gì về thứ mà mình đang giao dịch. Tại sao lại phải mua/bán, điểm stoplosss, take profit như thế nào… Nó giống như chúng ta không biết gì về ngôn ngữ của nước đó nhưng lại muốn giao tiếp với họ. 

Khung thời gian giao dịch không cố định khi thường xuyên chuyển từ khung giờ này qua khung giờ khác. Với các khung giờ thấp hơn thì sẽ có một tín hiệu giao dịch khiến cho các trader bị thu hút. Trong trường hợp này thì đa số các trader muốn có lợi nhuận gần như ngay lập tức mà không muốn chờ đợi. Nhưng trong trường hợp này đáng tiếc rằng chỉ có cơ hội của anh em nhiều. Chứ chất lượng thì gần như không tăng lên vì vậy anh em không nên thường xuyên chuyển sang giao dịch khung giờ thấp hơn. Vì điều này không phải là phương pháp đem lại cho anh em lợi nhuận mà chỉ đem lại sự thiệt hại về tài sản mà thôi 

Việc nóng vội chỉ đem lại cho anh em sự thua lỗ ngoài ra còn khiến tài sản của anh em bốc hơi. Để có thể đặt được sự an toàn gần như tuyệt đối thứ anh em cần làm là tuân theo một thời gian giao dịch nhất định. Tuyệt đối tuân thủ thời gian đó không được nóng vội mà chuyển qua khung giờ thấp. Điều đó không đem lại cho anh em kết quả như anh em mong đợi đâu. 

Không có kế hoạch giao dịch cụ thể

Có nhiều người thường không quá quan trọng vấn đề của kế hoạch, đây là một trong những lỗi căn bản về chết tiền nhiều nhất. Chỉ cần anh em không vững vàng tâm lý mà bị chi phối bởi cảm xúc thì kết quả của anh em không mấy tốt đẹp. Anh em nên tập cho não bộ của mình hình thành nên thói quen tuân theo kế hoạch.  Từ đó tăng tính kỷ luật và đảm bảo không bị cảm xúc xen vào các cuộc giao dịch. 

Để có thể có tỷ lệ thành công cao thì bắt buộc anh em phải tuân thủ nguyên tắc trong kế hoặc mà anh em đặt ra. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân tuân theo kế hoạch và không thể thiếu đó là phải lập cho mình một kế hoạch thật tốt. Những điều trên sẽ giúp anh em có thể giao dịch lâu dài trên thị trường giao dịch exness. 

Giao dịch mà không có kế hoạch rất dễ gặp phải Overtrading
Giao dịch mà không có kế hoạch rất dễ gặp phải Overtrading

Anh em có phải là một scalper trader hay còn gọi là nhà giao dịch lướt sóng? Anh em đang giao dịch quá 3 lần/ tuần nhưng lại không có một kế hoạch được thiết lập cụ thể? Nếu anh em đều có các tình trạng trên thì anh em đang giao dịch quá mức. Ngoài ra các trader Overtrading còn cảm thấy buồn chán khi nhìn thấy sự thành công của người khác. Vì hầu hết Overtrading đều khá thất bại trong giao dịch nên rất ganh tị với người khác. Từ đó lại lặp lại một vòng tuần hoàn khi họ lại tự do giao dịch để mông bằng người khác. Và rồi lại trở thành nhà giao dịch quá mức.

Làm thế nào để hạn chế Overtrading?

Sau khi đã có cái nhìn đầy đủ về overtrading là gì cũng như sự nguy hiểm của nó đối với các cuộc giao dịch. Anh em nên tham khảo qua 4 bước dưới đây nó sẽ giúp anh em phần nào cải thiện được vấn đề mà mình đang gặp phải. Hơn hết là những điều này sẽ giúp anh em cải thiện thói quen giao dịch của chính mình.

Bước 1: Lập kế hoạch giao dịch 

Như đã từng nói ở phía trên về tầm quan trọng của việc kế hoạch giao dịch thì đây là điều mà bất cứ trader nào cũng phải có. Kế hoạch của bạn như thế nào góp phần rất quan trọng trong việc có thành công hay không. Kế hoạch càng chi tiết càng liền mạch càng kỹ lưỡng càng tốt. Việc chuẩn bị kế hoạch không bao giờ là thừa nên hãy cố gắng kĩ nhất có thể để tỷ lệ mà anh em thành công thật cao. Để anh em có thể tự tin vào quyết định của mình và chắc chắn nó sẽ là lợi nhuận chứ không thể lỗ. 

Phương pháp P.E.A.R là phương pháp có tỷ lệ thành công cao nhất, đơn giản và dễ hiểu nhất cụ thể như sau:

Giao dịch theo phương pháp P.E.A.R
Giao dịch theo phương pháp P.E.A.R

Một bản kế hoạch tốt sẽ giúp anh em có hướng đi rõ ràng và làm chủ cảm xúc của mình. Lập kế hoạch giao dịch từ trước là cách hiệu quả để hạn chế quyết định cảm tính và chờ đợi sự may mắn của thị trường. Nhờ có nó mà giao dịch trên thị trường dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều.

Bước 2: Chọn khung thời gian giao dịch cao như D1 hay W1

Không ít người lựa chọn nhảy khung thời gian ngắn để kiếm tiền thật nhanh chóng. Nhưng trên thực tế điều đó chỉ khiến tỷ lệ thua lỗ càng cao mà không biết nguyên nhân. Thật ra, càng giao dịch ở khung thời gian thấp càng dễ rơi vào tình trạng Overtrading lúc nào không hay. Chưa kịp thấy có hiệu quả hay không thì đã Overtrading và thua lỗ trước.

Khung thời gian phù hợp với các Trader mới là D1 và W1
Khung thời gian phù hợp với các Trader mới là D1 và W1

Ví dụ trong trường hợp bạn trading 20 cặp tiền tệ trong chart thời gian 1 giờ. Có nghĩa là 1 ngày cần phải quan sát ít nhất 480 cây nến, một số lượng quá lớn.

Anh em có chắc rằng mình đủ sức làm điều này và có thể làm một cách hiệu quả không? Thử so sánh với khung thời gian D1, lúc này số lượng nến anh em cần theo dõi giảm đi rất nhiều. Vẫn với 20 cặp tiền tệ nhưng chỉ cần quan sát khoảng 20 cây nến mà thôi. Thực tế cho thấy xem hàng ngàn cây nến một ngày không những không có lợi mà còn dễ khiến anh em rơi vào giao dịch quá mức.

Tóm lại, khung thời gian giao dịch phù hợp nhất dành cho các Trader mới tham gia là D1 và W1. Những trader chuyên nghiệp đã đủ kinh nghiệm và kỹ năng thì họ có thể tùy biến. Ưu điểm của việc dùng khung thời gian cao như D1 là sẽ dễ dàng thoát khỏi tình trạng overtrading.

Bước 3. Đặt ra giới hạn giao dịch mỗi ngày

Việc tự mình đặt một mức giới hạn giao dịch là cách vô cùng hiệu quả đế tránh Overtrading. Một khi đặt ra giới hạn thì hãy luôn tuân theo, mỗi khi đạt đến giới hạn sẽ chủ động ngừng giao dịch. Giới hạn giao dịch phải dựa trên nhiều yếu tố, dựa vào tình hình thực tế để đặt ra. Không nên gò ép chính mình quá, cũng đừng đặt ra giới hạn quá lớn sẽ không còn tác dụng.

Anh em có thể đặt ra số lượng giao dịch tối đa trong một tuần, một tháng hoặc bất cứ mốc thời gian nào mà mình muốn. Tuy nhiên việc này cũng có mặt trái là có khả năng làm mất đi nhiều cơ hội đầu tư. Do đó, hãy sử dụng nó một cách linh hoạt nhất để tận dụng tốt mọi thời cơ.

Bước 4. Tư duy dài hạn

Tham gia thị trường với mục tiêu kiếm tiền nhanh trong ngắn hạn sẽ không giúp bạn trở thành trader chuyên nghiệp. Trên thực tế tư duy dài hạn mới là cách kiếm tiền thông minh, mang lại lợi nhuận lớn.

Tư duy dài hạn để lên kế hoạch dài hạn
Tư duy dài hạn để lên kế hoạch dài hạn

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thường thì chỉ Trader chuyên nghiệp mới hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Rất khó để tìm ra một người chọn 1 cặp tiền tệ lâu dài suốt 6 tháng hay 1 năm. Và để có tư duy dài hạn hãy lại quay về với bước đầu tiên để lập kế hoạch dài hạn. Tuân theo kế hoạch và tin tưởng vào tầm nhìn xa của bản thân sẽ giúp anh em sớm thấy được kết quả.

Kết luận

Vậy là chúng tôi – sàn Exness vừa giới thiệu xong những thông tin cơ bản xoay quanh Overtrading là gì. Như bạn đã biết, việc giao dịch quá mức gây nhiều hậu quả khôn lường nên hãy phòng ngừa nó trước khi xảy ra. Chỉ một lần mất kiên nhẫn rất có thể phải đánh đổi bằng công sức, tiền bạc và cơ hội đầu tư. Do đó nếu nhận thấy mình đang có dấu hiệu của Overtrading nhanh chóng hạn chế lại bằng các phương pháp bài viết đã giới thiệu. Chúc anh em trader ngày càng hiểu biết về bản thân và thị trường để đưa ra những quyết định chính xác, mang về lợi nhuận như ý mỗi ngày. Đừng quên đón đọc các bài viết bổ ích khác từ chuyên mục Hướng Dẫn Exness nhé!

Xem thêm:

Option Strike price là gì? Hướng dẫn cách lựa chọn Strike price phù hợp nhất

Đôi nét về All time high – ATH là gì? Những quy tắc khi giao dịch với All time high

Tổng hợp các thuật ngữ Forex được sử dụng phổ biến hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *