Mô hình nến Fakey

Mô hình nến Fakey là gì? Tìm hiểu các thông tin về nến Fakey

Mô hình nến Fakey là gì? Đây là một loại mô hình nến khá quan trọng và được nhiều người sử dụng khi giao dịch trên thị trường Forex. Mô hình này mang đến cho các trader những manh mối quan trọng về hành vi giá, đặc biệt là những trader giao dịch theo trường phái Price Action. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cũng như nắm bắt được cách thức giao dịch với mô hình nến Fakey thì sàn Exness sẽ giúp bạn giải đáp điều đó qua bài viết sau đây.

Mô hình nến Fakey là gì? Ý nghĩa của mô hình Fakey là gì?

Mô hình nến Fakey là gì?

Fakey Pattern – mô hình nến Fakey là một mô hình nến được một sự đột phá giả (false breakout) của một mô hình nến Inside bar tạo ra.

Điều đó có nghĩa là nến Fakey bắt đầu hình thành bằng cách phá vỡ một xu hướng giá của mô hình nến Inside bar tuy nhiên lại đi theo hướng ngược lại sau đó. Điều này đã tạo ra một false breakout – nghĩa là một phá vỡ giá giả của mô hình nến Inside bar. Hành vi phá vỡ giá này đã tạo nên nến Fakey – một trong những tín hiệu khá mạnh, gồm hai loại là nến tăng và nến giảm.

Mô hình nến fakey với mô hình nến Inside bar và cụm false breakout
Mô hình nến fakey với mô hình nến Inside bar và cụm false breakout

Ý nghĩa của mô hình Fakey là gì?

Dựa vào ví dụ về biểu đồ giá ở trên, ý nghĩa của mô hình nến Fakey trong trường hợp này có thể được xác lập như sau:

  • Tại cụm 2 nến đầu tiên, giá đã phản ánh mẫu hình điển hình của nến Inside bar.
  • Khi nến thứ 3 xuất hiện và sau đó kết thúc thì khả năng cao giá sẽ bứt phá đi lên. Lúc này, nhiều trader đã thực hiện lệnh Buy khi giá vượt ra khỏi phạm vi của mô hình nến Inside bar vì họ cho rằng mẫu hình nến Inside bar đã được kích hoạt.
  • Tuy nhiên ngay sau đó, tại nến thứ 4, cụm false breakout liền kề với cụm inside bar được tạo thành do giá bị đẩy xuống khá nhanh và mạnh.

Đó là mô hình nến Fakey chính xác. Nếu nhận ra mô hình này thì việc giá sẽ rơi mạnh là hoàn toàn có cơ sở xảy ra với xác suất khá cao. Nhờ đó các trader có thể mang về lợi nhuận từ mô hình này.

Một số tên gọi khác của mô hình nến Fakey gồm có: Bear trap, bull trap hoặc hikkake.

Một số mô hình nến Fakey cơ bản

Một lưu ý khá quan trọng mà bạn cần phải nắm được, đó là chỉ trong chiến lược giao dịch theo xu hướng hoặc giá giao động sideways thì mô hình nến Fakey mới được áp dụng. Bởi nó phản ánh sự phá vỡ giả của giá sau khi xuất hiện mô hình nến Inside bar. Mô hình Fakey có 2 dạng cơ bản, đó là: nến Fakey với false breakout và nến Fakey với Pin bar.

Mô hình Fakey với cụm false breakout

Đây là một mô hình khá cơ bản và nó có dạng như sau:

Trước tiên, mẫu nến Inside bar sẽ được hình thành và xuất hiện trên thị trường.

Tuy nhiên sau đó, nến phá vỡ phạm vi của Inside bar đã xuất hiện,

Tiếp theo, giá sẽ bị kéo ngược lại và cây nến trước đó đã bị chối bỏ, giá sẽ tiếp tục di chuyển và tiến triển theo hướng ngược lại đó.

Mô hình nến Fakey với cụm nến breakout
Mô hình nến Fakey với cụm nến breakout

Bạn có thể quan sát mô hình nến Fakey với biểu đồ diễn tiến giá sau đây để dễ hình dung và thực hành.

Biểu đồ diễn tiến giá và mô hình nến Fakey cùng cụm False breakout
Biểu đồ diễn tiến giá và mô hình nến Fakey cùng cụm False breakout

Đầu tiên, một cụm nến Inside bar xuất hiện. Lúc này, thông thường chúng ta sẽ chờ đợi đặt lệnh Buy khi nến tiếp theo breakout khỏi phạm vi của Inside bar. Tuy nhiên bạn hãy cẩn thận với thao tác này, bạn sẽ cần xác nhận chắc chắn việc giá đã break out theo đúng mô hình Inside bar bằng cách chờ thêm một cây nến nữa.

Cây nến tiếp theo sau nến breakout sẽ phản ánh cho các nhà giao dịch biết rằng đó chính là cụm nến False breakout – mô hình phù hợp với nến Fakey. Nếu các trader không chờ đợi cụm nến xác nhận này thì xác suất rủi ro có khả năng xảy ra với giao dịch của bạn là khá cao.

Khi đã xác nhận mô hình nến Fakey với False breakout thì theo nguyên tắc, tại đáy cây nến xác nhận, bạn sẽ đặt lệnh Sell Stop ở đó. Đây là thao tác hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên đối với những trader tinh ý và cẩn trọng thì sẽ nhận ra rằng đáy của cụm Inside bar thấp hơn so với nến xác nhận. Vì thế để đảm bảo an toàn thì tại đáy nến Inside bar, bạn hãy đặt Sell Stop và đặt Stop Loss phía trên cách đỉnh gần nhất vài pip.

Sau cùng, có thể thấy rằng giá đã giảm khá sâu sau khi mất đà tăng.

Trong mô hình nến Fakey tăng thì các nguyên tắc trên cũng được áp dụng tương tự nhưng theo chiều hướng ngược lại.

Mô hình Pin bar với mô hình nến Fakey

Mô hình nến fakey với mô hình pin bar
Mô hình nến fakey với mô hình pin bar
  • Tương tự giống như mô hình trên, cụm Inside bar sẽ được tạo lập đầu tiên.
  • Tiếp đó, nến Pin bar sẽ xuất hiện tiếp theo với bóng nến của nó vượt qua khỏi phạm vi của nến mẹ trong cụm Inside bar. Phạm vi của Inside bar sẽ bao hàm giá đóng cửa của nến này.

Nếu là một người mới sử dụng nến Fakey thì mô hình này khá dễ nhận biết. Nó chỉ bao gồm một nến Pin bar khá đơn giản cùng một cụm Inside bar.

Cặp GPB/USD trên biểu đồ khung H4
Cặp GPB/USD trên biểu đồ khung H4

Trước hết, độ tích lũy trong 3 cây nến con sẽ xác lập nên cụm nến Inside bar và điều này báo hiệu sẽ xuất hiện một sự tích lũy khá lớn.

Tiếp đó, khi cây nến Pin bar có giá trong phiên giao dịch vượt ra khỏi nến mẹ của cụm Inside bar và trong phạm vi của cụm nến này, nó cũng đóng giá tại đó thì đây là một tín hiệu xác nhận điển hình của một mô hình nến Fakey.

Lúc này, tại đỉnh của nến mẹ, các trader hãy sử dụng lệnh Buy stop và tại đáy của nến đó, hãy đặt Stop loss chứ không nên vội vàng mở lệnh Buy.

Sau đó, giá đã bật lên và đi theo đúng hành vi của mô hình nến Fakey.

Mô hình nến Fakey phản ánh tâm lý thị trường như thế nào?

Trên thực tế, sự xuất hiện của mô hình nến Fakey trên biểu đồ giá sẽ có vai trò phản ánh sự tham gia của các “ông lớn” vào thị trường. Đó chính là các nhà tạo lập thị trường, các quỹ phòng hộ hoặc các Ngân hàng trung ương. Nếu các trader nắm bắt được các nguyên tắc về tâm lý thị trường và giao dịch theo các “ông lớn” này thì xác suất giao dịch thành công sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

Hãy cùng tìm hiểu ví dụ trường hợp khi nến Fakey giảm thì diễn biến tâm lý thị trường sẽ thế nào.

Trước hết, khi nến Fakey giảm, các “ông lớn” thường sẽ đặt các lệnh mua và bán sao cho khối lượng và tần suất tác động đến giá là ít nhất có thể. Từ đó mẫu hình nến Inside bar được tạo thành. Sau đó, họ sẽ làm cho mô hình Inside bar này tăng bằng cách mua vào. Khi đó các trader sẽ cho rằng thị trường đang hoạt động theo mẫu hình này. Lúc đó, các “ông lớn” sẽ chuẩn bị cho bước bán khống tiếp theo và vì thế mà giá sẽ tăng cao hơn để lợi nhuận có thể đạt đến mức tối ưu.

Lúc này, theo nguyên tắc, các trader sẽ tiến hành đặt lệnh Buy và ngay bên dưới Inside bar sẽ là vị trí đặt Stop loss.

Tuy nhiên ngay sau đó, giá sẽ đảo ngược đi xuống do các “ông lớn” đặt lệnh bán khống và điều này đã quét sạch Stop loss mà các trader đã đặt. Khi Stop loss được kích hoạt thì theo cơ chế giao dịch cũng như tâm lý thị trường, lệnh Buy của các trader sẽ được chuyển sang lệnh Sell. Khi đó khối lượng Sell sẽ khá lớn và tạo nên áp lực lực bán khá mạnh và từ đó giá sẽ bị đẩy xuống sâu hơn.

Khi mô hình nến Fakey xuất hiện trên thị trường thì phe mua và phe bán sẽ có phản ứng như vậy. Việc nắm bắt được diễn biến này sẽ giúp các trader có thể tự tin vào lệnh một cách chắc chắn hơn khi nhìn thấy biểu đồ giá xuất hiện nến Fakey.

Ví dụ minh họa về mô hình nến Fakey thực chiến

Các bạn cần nắm được một số mẫu hình giao dịch với nến Fakey dưới đây, đặc biệt là những mẫu mô hình dễ thất bại để giao dịch sao cho hiệu quả.

Ví dụ minh họa về giao dịch với nến Fakey thực chiến
Ví dụ minh họa về giao dịch với nến Fakey thực chiến

Nhìn vào biểu đồ giá trên, có thể quan sát thấy rằng các cụm Inside bar đã được hình thành tại nửa phần bên trái của biểu đồ. Tại đó, giá cũng thành công breakout ra khỏi phạm vi của nó. Nếu bạn không chờ đợi sự hình thành của mẫu hình nến Fakey và nến xác nhận phạm vi của Inside bar bị phá vỡ thì bạn sẽ rất dễ rơi vào thất bại. Điều này cũng chính là lý do gây ra sự nhầm lẫn với nến Inside bar tăng.

Tại nửa bên phải, có thể nhận ra cụm Inside bar đang được hình thành và giá ngay sau đó đã bị kéo ngược xuống. Tuy nhiên lại có sự xác nhận đã tăng ngược lại của một cây nến và nó đã đóng giá trên phạm vi nến mẹ của cụm Inside bar. Khi đó, các trader có thể đặt một lệnh Buy hoặc tại đỉnh của nến mẹ, tiến hành đặt Buy stop để chắc chắn và cẩn thận hơn với thao tác mở lệnh của mình.

Minh họa về mô hình nến Fakey
Minh họa về mô hình nến Fakey

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của mô hình nến Fakey

Trong khi giao dịch, mô hình nến Fakey thường hay tạo ra những cái bẫy mà nếu không cẩn thận, bạn sẽ rất dễ bị mắc lừa. Do đó hãy lưu ý một số điều sau đây để không bị mắc phải những cú lừa đó:

Tâm lý tìm kiếm và kì vọng là một trong những tâm lý ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư và gây ra thất bại cho giao dịch của họ. Nghĩa là các trader sẽ luôn tìm kiếm, chạy theo và tìm cách hợp thức hóa những gì mà họ mong muốn. Chính bởi vậy mà khi xem xét mô hình nến Fakey trên biểu đồ gá, bạn cần phải chắc chắn một điều rằng bạn đã nhận ra đúng set up của mô hình đó chứ không nên suy diễn thêm. Trong trường hợp bạn không chắc chắn với sự xuất hiện của một mô hình nào đó thì bạn không nên giao dịch với chúng. Hành động này có thể dẫn đến rủi ro không mong muốn và ảnh hưởng đến số tiền đầu tư của bạn. 

Hãy chú ý tới nến mẹ của cụm Inside bar thường, trong trường hợp nó là một mô hình Pin bar trái ngược với mô hình Fakey thì nhiều khả năng sẽ gây ra thất bại. Ví như nếu nến mẹ là một Pin bar giảm trong một tín hiệu Fakey đang tăng thì đây là một mô hình rủi ro cao. 

Hãy luôn luôn nhớ rằng việc chờ đợi cây nến xác nhận xuất hiện là thao tác không thể bỏ qua. Chỉ khi cây nến xác nhận hình thành và phá vỡ phạm vi của nến mẹ trong cụm Inside bar thì đó mới là thời điểm hợp lý và đáng tin cậy để bắt đầu vào lệnh.

Kết luận

Có thể thấy rằng mô hình nến Fakey là một mô hình hành động giá khá mạnh nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý và giao dịch đúng đắn. Ngoài ra mô hình này còn là bằng chứng cho sự tham gia vào thị trường của các “ông lớn”, vì vậy nếu khéo léo giao dịch theo họ thì kết quả bạn mang về sẽ rất khả quan. Hy vọng rằng những thông tin mà chuyên mục Exness Hướng Dẫn cung cấp về mô hình nến Fakey sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm quý giá và mong rằng bạn sẽ áp dụng thành công mô hình này trong các giao dịch của mình.

Xem thêm:

Nến Heiken Ashi là gì? Hướng dẫn giao dịch với mô hình nến Heiken Ashi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *