john neff

John Neff – Người xây dựng lại đế chế quỹ Vanguard Windsor

Trong thế giới biến động của thị trường chứng khoán, việc tìm hiểu tên tuổi của những nhà đầu tư xuất sắc và phương pháp giao dịch của họ là bài học đáng giá đối với mọi Traders. Trong số những nhà đầu tư nổi tiếng, John Neff được biết đến là nhân vật nổi bật với những quan điểm cá nhân đầy độc đáo. Để hiểu hơn về người đứng đầu quỹ Vanguard Windsor trong nhiều thập kỷ, hãy tìm hiểu qua bài viết sau cùng Forexno1 nhé!

Giới thiệu về John Neff

John Neff được xem là một huyền thoại trong giới đầu tư chứng khoán với 40 năm kinh nghiệm. Trong hành trình đầu tư của mình, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm với phong cách đầu tư giá trị và đã dẫn dắt thành công Quỹ Vanguard Windsor.

John Neff là ai?
John Neff là ai?

Nhà đầu tư John Neff sinh vào năm 1931, đây là khoảng thời gian nền kinh tế xảy ra nhiều biến động tiêu cực. Bởi vì thành tích học tập của ông không xuất sắc nên ông đã quyết định tham gia công việc kinh doanh của gia đình. Đam mê tài chính của ông được khai phá nhờ sự dẫn dắt của ông Sydney Robbins – người đầu tiên đưa ông đến thế giới tài chính.

Sự nghiệp tài chính của John Neff bắt đầu tại Wellington Management vào năm 1963. Chỉ một năm sau đó, ông đã được mời về làm Giám đốc Đầu tư của Quỹ Windsor. Trong suốt 31 năm lãnh đạo, ông đã giúp Quỹ đạt mức sinh lời ấn tượng 14,8%, tạo khoảng cách chênh lệch vượt xa so với mức 10,6% của chỉ số S&P 500 cùng thời kỳ.

Tổng quan cuộc sống của ông từ ấu thơ đến khi trưởng thành

Hoàn cảnh gia đình

John Neff ( 19/9/1931) trong một gia đình trung lưu tại miền Nam nước Mỹ. Ông là con một và lớn lên bên người cha Robert Leslie Joseph Neff và mẹ Mary Therese McElvarr. Mặc dù phần lớn thông tin của gia đình ông đều được giữ kín, nhưng có thể thấy ông đã có một tuổi thơ sung túc. 

Khi thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu bùng nổ, John Neff đã phát triển niềm đam mê với các công thức phức tạp và bắt đầu tìm hiểu triển vọng lợi nhuận của thị trường này. Có thể nói ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện sự thông minh và tinh thần độc lập khi theo đuổi đam mê của mình. Điều này đã định hình con đường sự nghiệp thành công sau này của ông trên thị trường tài chính.

Con đường học tập

John Neff đã dành phần lớn thời gian niên thiếu của mình để tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư. Mỗi ngày ông dành ra hàng giờ để theo dõi các chỉ số giá chứng khoán, mải mê tìm hiểu về thị trường tài chính.

John Neff đã hứng thú với thị trường tài chính ngay từ khi còn trẻ
John Neff đã hứng thú với thị trường tài chính ngay từ khi còn trẻ

Trong thời gian trước đây, ông Neff đã từng có quãng thời gian phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ, đảm nhận vai trò kỹ thuật viên điện tử hàng không trong thời kỳ chiến tranh với Triều Tiên. Qua chương trình Gl Bill, ông đã xuất sắc tốt nghiệp tấm bằng BBA chuyên ngành tiếp thị tại Đại học Toledo vào năm 1955.

Sau đó, trong thời gian làm việc tại Ngân hàng Quốc gia của Thành phố Cleveland với vị trí nhân viên chứng khoán. John Neff đã nâng cao con đường học tập của mình khi tiếp tục theo học Trường Đại học Case Western Reserve. Vào năm 1958, ông đã nhận được tấm bằng MBA chuyên ngành tài chính ngân hàng.

Hôn nhân

Sau khi làm lễ kết hôn với người vợ Nancy Louise Boots, Neff đã chào đón thêm v ba thiên thần nhỏ là: Kenneth John Neff Bryan C. Groves Neff và Jennifer Lyn Neff.

Giải thưởng

Năm 1955, ông đã vinh dự nhận được giải thưởng dành cho cựu sinh viên nổi bật nhất tại trường Weatherhead.

John Neff và từng bước chinh phục lĩnh vực đầu tư

Ngay khi John Neff rời khỏi vị trí quản lý quỹ tương hỗ, ông đã không ngần ngại chia sẻ với cộng đồng đầu tư về những chiến lược độc đáo của mình. Những phương pháp này chính là chìa khóa để ông trở thành “Nhà đầu tư của nhà đầu tư” trong giới đầu tư. 

Nhà đầu tư John Neff đã tận dụng hiệu quả các nguyên tắc giao dịch của mình, nhất là việc tập trung vào các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp. Ông thường xuyên nói về các kế hoạch, phương pháp và chiến lược đầu tư của mình. Cũng chính vì năng lực này để giúp ông đạt được sự tôn trọng của giới tài chính và đồng hành với những tên tuổi đình đám như Peter Lynch và Warren Buffett.

Những điều John Neff đã làm trong những năm tháng sự nghiệp của mình
Những điều John Neff đã làm trong những năm tháng sự nghiệp của mình

Nếu muốn biết thêm về hành trình nghề nghiệp của John Neff và cách ông ghi dấu tên của mình trong lịch sử đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Chức vụ nắm giữ

  • John Neff đã từng có rất nhiều công việc khác nhau trong sự nghiệp tham gia đầu tư của mình. Vào năm 1955, ông bắt đầu sự nghiệp tại National City Bank, Cleveland, OH với vai trò nhà phân tích chứng khoán. Sau 8 năm gắn bó, ông đã chính thức từ bỏ vị trí này vào năm 1963.
  • Khoảng thời gian 1963 đến 1995, John Neff đã phát triển sự nghiệp của mình tại Wellington Management Company. Tại đây, ông đã cân bằng hai vị trí cùng lúc khi vừa là nhà phân tích chứng khoán đồng thời cũng là đối tác quản lý và phó chủ tịch. Thời gian này cũng chính là thời điểm ông quản lý quỹ Vanguard Windsor Fund.
  • Thời gian 1979 – 1998, John Neff giữ vai trò cấp cao khi là Chủ tịch hội đồng đầu tư Đại học Pennsylvania. Ngoài ra, ông còn tham gia vào nhiều tổ chức khác khi trở thành nhà phân tích tài chính Chartered và giữ chức vụ ủy ban điều hành tại Pennsylvania University. Đồng thời, ông cũng nắm giữ vai trò ủy viên tại Case Western Reserve University.
  • Khoảng thời gian này cũng là thời điểm mà John Neff bước chân vào môi trường quân đội khi trở thành lính Hải Quân Hoa Kỳ 2 năm. 

Thành tựu

Nhà đầu tư quản lý quỹ đầu tư Windsor – John Neff đã bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình vào năm 1955. Đây được xem thời điểm thích hợp để tham gia chứng khoán vì thị trường đang trong giai đoạn phục hồi sau đợt suy thoái 1929.

Khi bắt đầu tới New York, Neff định hướng nghề nghiệp trở thành một nhà môi giới chứng khoán. Một thời gian sau, ông bắt đầu nhận thấy bản thân phù hợp trở thành nhà nghiên cứu chứng khoán hơn là môi giới. Ngay khi nhận ra điều này, ông đã lựa chọn Ngân Hàng Thành phố quốc gia Cleveland để gắn bó để gần với quê hương của mình.

Với tư cách là một nhà nghiên cứu chứng khoán, Neff không đồng tình với cách thức quản lý tiền bạc của các tổ chức lớn. Ông tin rằng các nhà đầu tư nên tập trung vào việc tìm kiếm các công ty có giá trị thực, bất kể tình hình thị trường lúc đó như thế nào. Tuy nhiên, quan điểm của Neff không được các nhà quản lý tại Ngân hàng Thành phố Quốc gia chấp thuận.

Sau một thời gian làm việc tại ngân hàng, Neff cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Ông quyết định rời bỏ công việc và gia nhập Quỹ Wellington của Windsor vào năm 1963.

Khi Neff gia nhập Windsor, quỹ đầu tư này đang hoạt động không mấy hiệu quả. Wellington Management đang có rất nhiều khó khăn cần phải đối mặt. Đứng trước tình hình như vậy, Neff không hề nản chí mà thậm chí còn phấn khích. Vì ông tin rằng đây là cơ hội để ông chứng tỏ khả năng của mình.

Với những ưu điểm đầu tư của mình, John Neff không ngần ngại bày tỏ quan điểm cá nhân khi tuyên bố rằng “ Tôi đảm nhận những vị trí lớn mà tôi thấy sự tiềm năng trong đó”. Theo như quan điểm này, ông cho thấy ý kiến trái ngược với đầu tư an toàn và đa dạng hóa danh mục đầu tư như nhiều Traders hướng đến. Theo phong cách đầu tư đầy mới lạ, Nef đã nhận ra những lợi ích khác biệt mà không ít nhà đầu tư theo phong cách đầu tư hiện đại đã bỏ qua. Với lòng tin vững vàng này, John Neff đặc biệt phấn khích và nói rằng “việc đưa cổ ra ngoài là điều cần thiết đối với sự phát triển của Windsor”. Chiến lược này đã đem lại kết quả tích cực trong nhiều thập kỷ. Ngay cả khi John Neff đã nghỉ việc thì chiến lược này vẫn mang đến cho Windsor những lợi ích đáng kinh ngạc. 

Ngoài những thành tựu trên, John Neff còn là một trong những người hiếm hoi phản đối việc sử dụng đội ngũ phân tích lớn. Thay vào đó, ông tập trung vào việc hợp tác độc quyền với một số nhân sự xuất sắc trong lĩnh vực.

Dưới chiến lược lãnh đạo xuất sắc của John Neff, Quỹ Vanguard Windsor đã ghi nhận mức lợi nhuận tích lũy đầy tiềm năng: 5,546%. Nếu so sánh giá trị này với lợi nhuận mà chỉ số S&P 500, chỉ số này đang cho thấy một con số ấn tượng khi có giá trị gấp đôi. 

Ngoài ra, nhà đầu tư John Neff còn là một nhà đầu tư theo đuổi giá trị thực của cổ phiếu. Ông cho rằng nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu tốt khi biết cách sử dụng chỉ số P/E và biết cách nắm bắt thị trường. John Neff cũng có phong cách đầu tư tương tự như Warren Buffett khi đề cao quá trình quản lý doanh nghiệp và theo dõi báo cáo tài chính cuối năm thay vì phải phân tích các số liệu.

Trong chiến lược đầu tư của John Neff, không thể phủ nhân vai trò của chỉ số ROE (tỷ suất sinh lợi/vốn chủ sở hữu. Đứng dưới quan điểm của John, ông bày tỏ rằng ROE là yếu tố 

không thể thiếu trong việc đánh giá năng lực kinh doanh của công ty. Không giống như những nhà đầu tư giá trị khác, Neff quan tâm đến những quỹ đầu tư có lãi suất cổ tức khác biệt.

John Neff không ngần ngại chia sẻ quan điểm kinh doanh của mình. Đặc biệt là trong khoảng thời gian khủng hoảng tài chính năm 1973 – 1974. Neff đã thu thập những cổ phiếu tăng trưởng nhưng ít người quan tâm. Mặc dù những cổ phiếu này được định giá rất cao nhưng chỉ một bộ phận đầu tư nhỏ chú ý đến nó.

Nhờ vào quyết định này mà quỹ của Neff đã đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng. Theo như những gì John Neff nói, “Không thật sự dễ dàng khi thực hiện những điều đi ngược với xu hướng, nhưng cách nó vận hành sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận. Tôi tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong thị trường, khi biểu đồ hiển thị tốt sẽ cho thấy một mức giá tốt”.

Theo John Neff, các doanh nghiệp có giá trị tốt sẽ được các nhà đầu tư có năng lực mua lại. Tuy nhiên, nếu suy luận của bạn về giá trị của một doanh nghiệp là sai, thì bạn có thể sẽ phải chịu lỗ vào cuối năm. Trong trường hợp này, bạn cần xem xét lại cách đánh giá của mình và đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các nguyên tắc cơ bản phù hợp.

Khi bước sang tuổi 70, John Neff bắt đầu giảm tỷ trọng cổ phần trong danh mục đầu tư cá nhân của mình xuống còn 50%. Ông cho rằng điều này là cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của mình khi ông già đi. Neff cũng khuyến nghị các nhà đầu tư trẻ nên đầu tư ít nhất 70% danh mục đầu tư của họ vào cổ phần, đặc biệt là cổ phiếu của các doanh nghiệp hiệu quả với P/E thấp.

John Neff là một nhà đầu tư có tầm nhìn xa trông rộng. Ông nhận ra rằng cơ hội lớn nhất thường nằm ở những nơi ít được chú ý. Ông cũng nhận ra rằng đa dạng hóa quá mức có thể dẫn đến kết quả không thật sự nổi bật. Tuy nhiên, điều này không khuyến khích các nhà đầu tư lựa chọn những cổ phiếu không phổ biến. Hiểu đơn giản cách thức giao dịch của John Neff trên thị trường là tìm kiếm những cổ phiếu tiềm năng nhưng chưa phổ biến.

Một trong những bí quyết thành công của Neff là triết lý “ít là nhiều”. Theo như quan điểm này, có thể hiểu rằng thay vì cố gắng thu thập nhiều thông tin, các nhà đầu tư nên chắt lọc và tập trung vào những thông tin đem lại giá trị cao. Thông tin quá nhiều có thể dẫn đến sự mất tập trung và đưa ra những quyết định sai lầm. Ông đã đưa ra ví dụ minh họa thông qua hình ảnh bồn tắm đầy nước, nó nói rằng khi bạn đổ quá nhiều nước vào bồn tắm, nước sẽ tràn ra ngoài và bạn sẽ không thể nhìn thấy đáy bồn.

Sự chênh lệch trong hiệu suất giữa Windsor và S&P 500 đã giảm đáng kể. John Neff cũng cung cấp phương pháp xác định vị trí của các cổ phiếu tiềm năng trong những lĩnh vực đầu tư cơ bản. Điều này nhằm tận dụng toàn bộ cơ hội lợi nhuận từ sự vững mạnh của nền kinh tế. 

Bên cạnh những điều này, John Neff cũng luôn tuân theo triết lý “Thực hiện dựa trên việc đo lượng”. Đây là một cách tiếp cận đầu tư dựa trên việc đánh giá chi phí cơ hội của các khoản đầu tư khác nhau.

Khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư nên tập trung vào việc tìm kiếm các khoản đầu tư có mức lợi nhuận vượt trội so với rủi ro. Ông sử dụng phương pháp đo lường để xác định tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư với cổ phiếu dựa trên yếu tố lợi nhuận và rủi ro.

Phương pháp này đã giúp Neff đạt được thành công rực rỡ trong sự nghiệp của mình. Ông thuộc danh sách top 10 nhà đầu tư xuất sắc nhất thế kỷ XX theo như tạp chí Fortune.

Từ thiện

Ngoài thành công trong sự nghiệp đầu tư, Neff còn được biết đến là một người bảo trợ hào phóng. Ông là người tài trợ Quỹ học giả Philadelphia – cung cấp học bổng cho các sinh viên tài năng đến từ các gia đình khó khăn. Vào năm 2023, Neff đã được vinh danh khi được nhận Giải thưởng Giving Forward từ Quỹ học giả Philadelphia.

Ấn phẩm

Năm 1999, Neff đã xuất bản cuốn hồi ký “John Neff on Investing”. Cuốn sách này đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực đầu tư, kể lại câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp của Neff, đồng thời chia sẻ những phương pháp đầu tư thành công của ông.

Cuốn sách đã nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn và độc giả. Lipschutz ở Barron’s đã sử dụng danh xưng “Nhà đầu tư tài ba” để nói về Neff nhằm khắc họa sống động sự thành công trong sự nghiệp của ông. Tác phẩm của ông được người đọc trên Publishers Weekly nhận xét là “rất khôn ngoan và thu hút”. Độc giả cũng cho thấy đây là cuốn sách giá trị khi đan xen giữa tự truyện cá nhân và các nguyên tắc đầu tư khéo léo.

Nhà phân tích thị trường Martin S. Fridson đã chắp bút về cuộc đời của Neff trong Financial Analysts Journal. Trong cuốn sách này, ông nhận xét Neff là “Là một chứng nhân về chất lượng tiêu chuẩn công việc cao, ông luôn trọng sự chính trực lượng và nỗ lực để đóng góp công sức cho cộng đồng. Nếu như làm được như Neff, nhà đầu tư sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể về hiệu suất làm việc ”.

Những bài học John Neff muốn chia sẻ đến các nhà đầu tư

Chiến lược đầu tư đơn giản của John Neff đã mang lại thành công vang dội cho ông. Nó đã giúp ông trở thành một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại. Vậy những quy tắc đầu tư đó là gì? 

Quy tắc đầu tư

Điều khiến quy tắc đầu tư của John Neff chính là sự dễ dàng thực hiện nhưng lại mang lại giá trị lớn.

  • Tỷ lệ P/E thấp
  • Ưu tiên những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng trên 7%.
  • Giữ vững hiệu suất tốt và đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển.
  • Chấp nhận mức P/E cao nếu có lợi nhuận và triển vọng tăng trưởng lớn.
  • Không tiếp cận nếu cổ phiếu không có P/E bù
  • Chọn các ngành có tiềm năng phát triển và tăng trưởng.
  • Xây dựng một hệ thống đầu tư vững chắc, không bị ảnh hưởng quá mức bởi biến động thị trường.

Trong 31 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, quy tắc đầu tư của John Neff đã giúp Quỹ Windsor đạt hiệu quả xuyên suốt 22 năm, đưa Quỹ lên vị trí Quỹ tương hỗ đứng đầu vào năm 1985. 

Với tầm nhìn sắc bén, John Neff đã lựa chọn đầu tư vào những cổ phiếu bị thị trường định giá thấp so với triển vọng lợi nhuận. Ông tin rằng những cổ phiếu này có thể tăng giá nhanh chóng khi công ty áp dụng chiến lược đầu tư hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận.

Neff nhận thấy tỷ suất cổ tức là yếu tố đặc biệt cần thiết để trở nên vượt trội hơn trong thị trường đầu tư. Ông nói rằng, nếu không có tỷ suất cổ tức, hiệu suất hàng năm của ông có thể giảm từ 3,15% xuống tỷ lệ 1%.

John Neff cũng nổi tiếng với việc luôn tập trung vào việc tìm kiếm chiến lược để tăng thu nhập và giữ vững tỷ suất cổ tức. Đây là yếu tố tuyệt vời, thể hiện được sự thông minh của ông trong quá trình quản lý đầu tư.

John Neff cho rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một thước đo hiệu quả để đánh giá hiệu quả của ban quản lý. Ông tin rằng ROE chứng tỏ tầm quan trọng của việc tối ưu hóa hiệu suất đầu tư và tạo ra giá trị cho cổ đông thông qua các quyết định chiến lược khôn ngoan.

Phong cách đầu tư

Kỷ luật

Một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công của John Neff là tính kỷ luật và tinh thần quyết tâm. Neff nói rằng, kỷ luật là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt. Nếu tự giác và kỷ luật, các nhà đầu tư có thể tuân thủ kế hoạch đầu tư của mình. Từ đó tối đa hóa lợi nhuận.

Trong lĩnh vực chứng khoán, nhờ vào kỷ luật mà các nhà đầu tư có thể kiểm soát được những yếu tố như: thời điểm mua, bán cổ phiếu, số lượng cổ phiếu mua, bán,… Nhờ vào yếu tố này mà nhà đầu tư đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình.

Chấp nhận rủi ro

Quan điểm chấp nhận rủi ro của John Neff là điều đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thành công của ông. Nhà đầu tư tài ba này tin rằng rủi ro là một phần không thể tránh khỏi của đầu tư. Nếu muốn giành lấy sự thành công từ thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần sẵn sàng đối mặt với rủi ro. Nếu không biết cách chấp nhận rủi ro và sợ hãi trước mọi tình huống, Traders sẽ bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tiềm năng. Ngược lại, khi nhà đầu tư sẵn sàng đối mặt với rủi ro, họ sẽ có nhiều cơ hội để đạt được lợi nhuận tối ưu.

Tuy nhiên, Neff cũng thể hiện mạnh mẽ quan điểm rằng nhà đầu tư cần xem xét kỹ những rủi ro có thể đến để tránh gây ra tổn thất nặng nề. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, Traders cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá thị trường tổng quan nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Quan tâm giá trị thực

John Neff luôn tâm niệm và theo đuổi phong cách xác định giá trị thực của cổ phiếu. Ông cho biết những nhà đầu tư có năng lực sẽ nhận biết được tiềm năng của cổ phiếu mà phần lớn Traders tham gia thị trường không nhận thấy. Ông tin rằng những cổ phiếu náy sẽ nhanh chóng thịnh hành trong tương lai, trở thành một trong những cổ phiếu có giá trị lợi nhuận tốt nhất.

Nhà đầu tư John Neff tin tưởng tuyệt đối vào chiến lược đầu tư vào những cổ phiếu hiển thị chỉ số P/E thấp. Chỉ số P/E càng thấp thì cổ phiếu càng được định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá rẻ và có khả năng kiếm được lợi nhuận cao khi thị trường nhận ra giá trị thực của cổ phiếu đó. Nhờ vào phương pháp này mà Neff đã xuất sắc duy trì sự hiệu quả của Quỹ Windsor trong suốt những năm tháng làm việc tại đây.

John Neff - Người tôn sùng phong cách tìm kiếm giá trị thực
John Neff – Người tôn sùng phong cách tìm kiếm giá trị thực

Đầu tư theo phong cách của John Neff là tập trung vào các cổ phiếu có P/E thấp có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Một trong số đó là giảm thiểu ít rủi ro hơn. Bởi cổ phiếu có P/E thấp thường được định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó. Nhờ vậy mà nhà đầu tư có được lợi nhuận khổng lồ khi áp dụng đúng chiến lược “mua rẻ – bán đắt”.

Phân tích ngành

Neff nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngành, sản phẩm cùng với cấu tạo kinh tế của lĩnh vực đó. Việc hiểu rõ những yếu tố căn bản của ngành nghề là bước tiến để các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

John Neff cho rằng, nhà đầu tư thông thái không nên bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông hoặc bị sự trượt giá thị trường che mắt. Nếu muốn thành công trên thị trường đầu tư, điều quan trọng là bạn phải có khả năng phân tích và đánh giá thị trường một cách khách quan. Những điều này dựa trên những cơ sở thông tin bạn đã thu thập và trên quan điểm cá nhân của bạn. 

Những câu nói nổi danh của John Neff

Những câu nói huyền thoại của nhà đầu tư lỗi lạc John Neff
Những câu nói huyền thoại của nhà đầu tư lỗi lạc John Neff

John Neff chia sẻ một số quan điểm của ông về đầu tư thành công như sau:

  • “Không hề dễ dàng nếu đi ngược lại với đam đông, nhưng đây là vị trí đem lại tiềm năng lợi nhuận cao. Hãy hướng tới những cổ phiếu tưởng chừng không có giá trị và thu mua chúng. Sau đó chờ đợi đến khi mọi người biết được giá trị thực tế của nó.”
  • “Cuộc sống và đầu tư căn bản đều giống nhau. 10% là những điều xảy đến với bạn, 90% còn lại là cách bạn đối mặt và giải quyết nó.”
  • “Những cổ phiếu đem lại lợi nhuận cao sẽ không thể hiện cho bạn thời điểm phù hợp để bán. Khi bạn muốn khoe cổ phiếu này cho mọi người, đây là lúc để bạn bán ra.”
  • “Không tìm hiểu và dự báo những con số dự đoán, thay vào đó là quan tâm đến các dữ liệu thực tế trên thị trường.”
  • “Nhà đầu tư không nên quá tập trung vào những cổ phiếu hot hoặc khi giá được thị trường đẩy lên”
  • “Không chạy theo những gì đám đông làm mà hãy làm những điều khác biệt thật hiệu quả”.

Câu hỏi John Neff là ai dường như đã không còn quan trọng sau khi tìm hiểu sau bài viết trên. Qua những nội dung Exness Hướng dẫn chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã ấn tượng với góc nhìn sâu sắc và khả năng đầu tư của John Neff. Chính vì sự tài hoa này của ông đã để lại một di sản to lớn trong thế giới đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, tên tuổi của ông đã trở thành một biểu tượng thành công trong cộng đồng đầu tư, giúp cho những nhà đầu tư nhìn nhận thị trường bằng một cách khác. Thay vì đưa ra những dự báo thì tìm kiếm giá trị thực của cổ phiếu và xác định cơ hội tiềm năng.

Xem thêm:

Các phát minh của Munehisa Homma đã được áp dụng như thế nào?

Andy Krieger đã kiếm tiền từ sự kiện thứ 2 đen tối như thế nào?

Satoshi Nakamoto là ai? Nếu ông điều hành thế giới thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *