Golden Cross là gì

Golden Cross là gì? Giao dịch áp dụng Golden Cross hiệu quả

Golden Cross là gì? Golden Cross được sử dụng trong giao dịch chứng khoán để thể hiện một thị trường tăng lên. Trên thực tế, phương pháp này được sử dụng rất nhiều đặc biệt là khi nhắc đến đường EMA. Vậy Golden Cross là gì? Cách giao dịch với điểm này ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng Golden Cross? Tất cả sẽ được Exness tổng hợp chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Golden Cross là gì?

Golden Cross xuất hiện khi giá trung bình trung bình di chuyển 50 ngày (MA50) của một chứng khoán cắt giá trung bình trung bình di chuyển 200 ngày (MA200) của cùng một chứng khoán  hướng từ dưới lên trên. Khi Golden Cross xuất hiện, nó có thể cho thấy một xu hướng tăng trong tuần, tháng hoặc năm tới. Trong đó, thành phần chính của Golden Cross gồm có:

  • Đường trung bình động 200 ngày (MA200): Phản ánh giá trong dài hạn.
  • Đường trung bình động 50 ngày (MA50): Phản ánh giá trong ngắn hạn.
Golden Cross còn được gọi là điểm cắt vàng trong thị trường tài chính
Golden Cross còn được gọi là điểm cắt vàng trong thị trường tài chính

Thuật ngữ trái ngược với Golden Cross chính là Death Cross, tức là điểm giao cắt tử thần là nơi đường MA50 cắt với đường MA200 theo hướng từ trên xuống dưới.

Lưu ý phân biệt giữa Golden Cross và Death Cross để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
Lưu ý phân biệt giữa Golden Cross và Death Cross để tránh nhầm lẫn khi sử dụng

Ý nghĩa của Golden Cross là gì?

Khi thị trường rơi vào trạng thái giảm giá trong dài hạn thì đường MA50 sẽ nằm bên dưới đường MA200, nhưng không xu hướng nào kéo dài mãi cả. Vậy nên khi một xu hướng mới hình thành, đường MA50 sẽ phải cắt đường MA200 theo hướng từ dưới lên trên để tạo ra Golden Cross. Trên thực tế, trader có thể thay đổi MA50 và MA200 thành MA49 và MA199 cũng không có vấn đề vì điểm mấu chốt cần nhớ là MA chỉ được sử dụng để xác định xu hướng. Do đó, Golden Cross xuất hiện khi đường xu hướng trong ngắn hạn chống lại đường xu hướng trong dài hạn. 

Golden Cross thường sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Xu hướng giảm kết thúc thông qua dấu hiệu lượng bán đang dần cạn kiệt. 
  • Giai đoạn 2: Tại thời điểm này, đường trung bình động ngắn hạn đang giao cắt với đường trung bình động dài hạn theo hướng từ dưới lên. 
  • Giai đoạn 3: Cuối cùng, giá tiếp tục tăng lên để phản ánh áp lực mua đang ngày càng mạnh mẽ. 
Các giai đoạn của Golden Cross
Các giai đoạn của Golden Cross

Một vài lưu ý về Golden Cross

Khi tìm hiểu về Golden Cross là gì, trader thường có suy nghĩ rằng “Đợi đến khi đường MA50 cắt trên đường MA200 thì mới bắt đầu mua và khi MA50 cắt đường MA200 từ trên xuống thì mới bắt đầu bán”. Thế nhưng các bạn không nên vội vàng như thế vì sẽ dễ mắc bẫy của thị trường. Lý do là vì thị trường chỉ đảo chiều xu hướng từ tăng/ giảm sang sideway và rồi chuyển động ngược với kỳ vọng. 

Chẳng hạn như với hình minh họa dưới đây thì khi MA50 cắt từ trên xuống dưới đường MA200 chính là điểm Death Cross thì nên short theo lý thuyết. Tuy nhiên, giá lại đi ngang và tiếp tục duy trì đà tăng. 

Sẽ có lúc Death Cross không hoạt động đúng như kỳ vọng
Sẽ có lúc Death Cross không hoạt động đúng như kỳ vọng

Cách sử dụng Golden Cross như thế nào?

Các thiết lập trên chỉ báo trung bình MA

Như đã trình bày, Golden Cross được xác định từ điểm giao cắt của 2 đường MA và loại đường trung bình động chính được sử dụng trong Golden Cross là đường EMA (Trung bình động hàm mũ). Tuy nhiên trader hoàn toàn có thể chọn dùng EMA hay SMA trong quá trình phân tích vì giữa chúng không có quá nhiều sự khác biệt. Cụ thể, cả 2 đường cũng đều được dùng để xác định xu hướng và khác biệt lớn nhất giữa chúng là EMA phản ứng nhanh hơn so với đường SMA. Bên cạnh đó, việc chọn MA nào còn phụ thuộc sở thích, thói quen của các nhà đầu tư. 

Điểm mấu chốt khi sử dụng Golden Cross không nằm ở loại công cụ nào mà là ý tưởng. Tức là điểm giao cắt đó phản ánh xu hướng ngắn hạn đang dần mạnh lên so với đợt giảm giá dài hạn trước đó. 

Xác định khung thời gian lý tưởng để giao dịch 

Trên thực tế, Golden Cross có thể hoạt động tốt trên nhiều khung thời gian khác nhau, dù là M15, M30 hay H1, H4 và D1… Tuy nhiên, khung thời gian lý tưởng nhất để Golden Cross phát huy vai trò của mình như một bộ lọc xu hướng trong dài hạn là khung thời gian D1. 

Nên giao dịch loại tài sản nào với Golden Cross

Mọi loại tài sản trên thị trường tài chính như chứng khoán, tiền điện tử, ngoại hối, phái sinh… đều có thể giao dịch được. 

Cách giao dịch với Golden Cross 

Sau khi nắm rõ Golden Cross là gì, trader chắc hẳn sẽ mua khi đường MA50 cắt lên đường MA200 và bán khi đường MA50 cắt xuống MA200. Thế nhưng không đơn giản như thế, với đồ thị bên dưới thì khi thị trường đi ngang thì dù có Golden Cross hay Death Cross đều không có ý nghĩa. 

Trường hợp thị trường đi ngang và Death Cross hay Golden Cross đều vô nghĩa
Trường hợp thị trường đi ngang và Death Cross hay Golden Cross đều vô nghĩa

Chiến lược áp dụng Golden Cross cụ thể

  • Khi đường MA50 di chuyển phía trên đường MA200, thì chúng ta chỉ tập trung vào tìm tín hiệu tăng giá.
Quan sát và tìm các mô hình tăng giá khi MA50 phía trên MA200
Quan sát và tìm các mô hình tăng giá khi MA50 phía trên MA200
  • Ngược lại, khi quan sát thấy đường MA50 di chuyển phía dưới đường MA200, các bạn hãy chú tâm vào tìm các tín hiệu giảm giá.
Tìm kiếm các mô hình giảm giá trong trường hợp đường MA50 nằm phía dưới MA200
Tìm kiếm các mô hình giảm giá trong trường hợp đường MA50 nằm phía dưới MA200

Tức là chúng ta sẽ tìm ra tín hiệu tăng giá hoặc giảm giá thay vì giao dịch ngay lập tức khi nhìn thấy tín hiệu Golden Cross hoặc Death Cross. Cụ thể, khi Golden Cross xuất hiện thì trader nên quan sát thị trường xem có mô hình tăng giá nào xuất hiện không. Nếu có, thì hãy cân nhắc thực hiện lệnh MUA vì xác suất thành công Golden Cross là rất cao. 

Tín hiệu xác nhận mô hình giá giúp củng cố Golden Cross
Tín hiệu xác nhận mô hình giá giúp củng cố Golden Cross

Thực tế có rất nhiều mô hình tăng giá hỗ trợ xác nhận tín hiệu Golden Cross trong đó mỗi mô hình có một cách sử dụng khác nhau nên trader cần tìm hiểu loại nào phù hợp nhất. Theo đó, các bạn có thể tham khảo một số mô hình giá phổ biến dưới đây:

  • Mô hình 2 đáy
  • Mô hình 3 đáy
  • Mô hình tam giác tăng dần
  • Mô hình vai đầu vai ngược
  • Mô hình cờ đuôi nheo tăng
  • Mô hình cờ tăng

Áp dụng Golden Cross với đa khung thời gian

Vấn đề đặt ra sau khi tìm được mô hình tăng giá từ điểm cắt vàng thì các nhà đầu tư lại không biết nên gia nhập thị trường bằng lệnh mua không. Lý do là vì thị trường đã tăng giá được một thời gian dài và việc vào lệnh mua lúc này có quá muộn không. Đáp án cho bài toán này là sử dụng đa khung thời gian trong quá trình phân tích để tìm ra vị trí vào lệnh tối ưu nhất. Theo đó, các nhà đầu tư có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Tìm các mô hình Golden Cross xuất hiện vào những khung thời gian cao.
  • Tìm kiếm các mô hình tăng giá xuất hiện trong khung thời gian thấp.
Mô hình Golden Cross xuất hiện trong khung thời gian hàng ngày
Mô hình Golden Cross xuất hiện trong khung thời gian hàng ngày

Sau khi dời sang khung thời gian thấp (cụ thể là khung thời gian H4), trader sẽ bắt gặp mô hình cờ tăng. Sau đó, trader chỉ cần giao dịch dựa trên mô hình cờ tăng này. 

Mô hình Bull Flag xuất hiện vào khung thời gian thấp để xác nhận tín hiệu
Mô hình Bull Flag xuất hiện vào khung thời gian thấp để xác nhận tín hiệu

Chốt lời và cắt lỗ với mô hình Golden Cross

Trên thực tế, rất khó để tìm ra vị trí chốt lời và cắt lỗ khi giao dịch với mô hình Golden Cross. Lý do là vì trader đang giao dịch theo xu hướng nên khó có thể xác định được thời điểm kết thúc xu hướng. Do đó, trader nên đặt ra cho mình mục tiêu lợi nhuận và vị trí cắt lỗ nằm trong phạm vi chấp nhận được. 

Mặc dù có nhiều trường hợp là giá tiếp tục tăng cao sau khi chốt lời nhưng trader cần phải chấp nhận vì khi thị trường thực sự tăng giá, giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa và ngược lại. Tuy nhiên, tốt nhất thì trader nên chốt lợi khi cảm thấy lợi nhuận đã đủ. Hoặc theo dõi đồ thị liên tục và giữ lệnh đến thời điểm đường MA50 cắt dưới đường MA200 và tạo ra Death Cross để phản ánh xu hướng giảm. 

Vị trí đóng vị thế khi giao dịch với Golden Cross
Vị trí đóng vị thế khi giao dịch với Golden Cross

Golden Cross và Death Cross là một đúng không?

Như đã trình bày, điểm giao cắt của 2 đường MA sẽ tạo ra 2 hướng tương ứng với điểm Golden Cross (Điểm cắt vàng), hoặc Death Cross (điểm cắt tử thần)

Phân biệt điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần trên biểu đồ
Phân biệt điểm cắt vàng và điểm cắt tử thần trên biểu đồ

Lần đầu tiên Golden Cross xuất hiện là trên thị trường chứng khoán với chân lý là giá luôn tăng nên điểm giao nhau theo hướng lên của 2 đường MA được gọi là Golden Cross. Trong khi đó, điểm giao nhau theo hướng xuống thì là Death Cross do việc thị trường giảm là điều mà các nhà đầu tư không mong muốn. Trong khi đó với Forex, dù thị trường tăng hay giảm thì trader vẫn có cơ hội kiếm được lợi nhuận. Cụ thể: 

  • Khi Golden Cross xuất hiện, trader hoàn toàn có thể tìm ra cơ hội thực hiện lệnh mua trong dài hạn. Lý do là vì Golden Cross báo hiệu một đà tăng mới trong dài hạn, thay vì là một biến động tăng nhỏ chỉ trong ngắn hạn. 
  • Ngược lại với Death Cross, đây sẽ là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư thoát khỏi các lệnh mua trước đó, đồng thời là cơ hội để vào lệnh sell trong dài hạn.

Golden Cross là gì, chiến lược giao dịch ra sao và nhiều khía cạnh khác nhau đã được Exness giới thiệu chi tiết. Nhìn chung, chiến lược sử dụng Golden Cross có thể giúp người tham gia thị trường chứng khoán có được lợi ích cao hơn cả với rủi ro thấp hơn. Khi Golden Cross xuất hiện, người tham gia thị trường chứng khoán có thể mua vào chứng khoán đó và bán ra sau khi giá trung bình di chuyển (MA) bị chỉ báo tiềm năng trở lại giá trung bình di chuyển (MA) của cùng một chứng khoán với MA dài hơn.

Nhìn chung, chiến lược giao dịch với Golden Cross không quá phức tạp nhưng nó chỉ mang lại hứng thú cho các Position traders. Vậy nên nếu bạn đang theo đuổi trường phái giao dịch này thì đừng bỏ qua Golden Cross và Death Cross vì chúng sẽ là một trong những chiến lược mang lại hiệu quả giao dịch cực kỳ cao với tiềm năng lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, lỗ hổng trong chiến lược này nằm ở việc chúng ta khó có thể xác định được thị trường có sideway hay không. Vì thế, các bạn cần trau dồi kiến thức mỗi ngày tại Exness Hướng Dẫn và thực hành thường xuyên để nhuần nhuyễn chiến lược này nhé.

Xem thêm:

Giới thiệu cách giao dịch chuẩn với mẫu hình Quasimodo cho trader mới

Depth of Market là gì? Tại sao lại rất cần thiết cho một Trader Forex

Quy luật cung cầu trong thị trường Forex nên tham khảo ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *