FCA là gì

FCA là gì? Sàn giao dịch nào được FCA cấp phép hoạt động?

Các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tài chính cần biết đến FCA là gì để tìm được một sàn giao dịch uy tín. Các vấn đề xoay quanh việc FCA có đáng tin hay không sẽ được bàn luận trong bài viết ngày hôm nay. Vậy cụ thể FCA là gì, vai trò của họ ra sao, cần đáp ứng điều kiện nào để được FCA cấp phép? Hãy cùng Exness tìm hiểu bạn nhé. 

Tổng quan về FCA là gì?

Thông tin cơ bản về tổ chức FCA
Thông tin cơ bản về tổ chức FCA

FCA là gì?

FCA được viết gọn lại từ cụm từ tiếng anh – Financial Conduct Authority, tạm dịch là Cơ quan quản lý tài chính, được kế thừa từ Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính FSA. Cơ quan này ra mắt công chúng vào ngày 1 tháng 4 năm 2013 tại Vương quốc Anh. Họ có nhiệm vụ cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời theo sát, quản lý quá trình hoạt động của các công ty, tổ chức theo quy định của tổ chức. Hiện tại, FCA đang giám sát hơn 59.000 công ty dịch vụ tài chính khác nhau, cũng như thị trường tài chính tại Vương quốc Anh, bao gồm thị trường ngoại hối. 

FCA là một trong những Cơ quan quản lý tài chính uy tín hàng đầu thế giới
FCA là một trong những Cơ quan quản lý tài chính uy tín hàng đầu thế giới

Mục tiêu của FCA

Các cơ quan tài chính khi ra đời đều mang trong mình sứ mệnh cân bằng thị trường tài chính, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải cho các nhà đầu tư. Thậm chí là ngăn chặn những hành vi có tác động xấu đến giao dịch của khách hàng, như là giả mạo, cướp của hay lừa đảo… vốn là tình trạng đáng báo động của các sàn forex hiện nay. Nhìn chung,  Cơ quan quản lý tài chính sẽ có trách nhiệm:

  • Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 
  • Thúc đẩy, gia tăng sự vẹn toàn của thị trường tài chính. 
  • Tạo động lực để người dùng cạnh tranh công bằng. 

FCA đang quản lý những tổ chức và công ty nào?

Financial Conduct Authority là một trong những cơ quan quản lý đầu ngành, có vai trò cấp phép hoạt động, theo dõi cũng như giám sát hoạt động của các công ty, tổ chức trong ngành. Đồng thời, đảm bảo các thành viên được cấp phép hoạt động thực thi đúng quy định của pháp luật và ngành. Cụ thể, FCA sẽ quản lý các loại hình kinh doanh dưới đây:

  • Các ngân hàng, tổ chức nhà ở công cộng, công đoàn tín dụng. 
  • Công ty quản lý khiếu nại. 
  • Công ty tín dụng tiêu dùng. 
  • Thương mại điện tử và các tổ chức thanh toán. 
  • Nhà tư vấn tài chính. 
  • FinTech.
  • Công ty sáng tạo. 
  • Các công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. 
  • Quản lý đầu tư. 
  • Bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí. 
  • Người cho vay cầm cố và người môi giới. 
  • Cộng đồng tương hỗ. 
  • Chuyên gia tư vấn độc lập. 
  • Quản lý tài sản.

Các nhà môi giới cần làm gì để được cấp giấy phép từ FCA?

Giấy phép được cấp từ FCA là gì, có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với danh tiếng của các nhà môi giới ngoại hối? Về cơ bản, giấy phép từ FCA cực kỳ quan trọng trong việc khẳng định uy tín và độ tin cậy của một tổ chức. Chính vì thế, việc sở hữu giấy phép từ cơ quan này cũng không phải đơn giản. Lý do dễ hiểu nhất là vì Cơ quan quản lý tài chính từ Vương quốc Anh là một trong những cơ quan cấp phép hàng đầu. Theo đó, một nhà môi giới phải thỏa mãn nhiều yếu tố và yêu cầu nghiêm ngặt khác nhau. Đồng thời, họ cũng cần phải có những kiến thức nền tảng để được FCA cho phép hoạt động. Kể cả tình hình tài chính, cũng cần đảm bảo vững mạnh và tương ứng với mức vốn tối thiểu theo quy định của FCA. 

Cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ FCA để được cấp phép hoạt động
Cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ FCA để được cấp phép hoạt động

Các yêu cầu tối thiểu để được FCA cấp giấy phép

Các nhà môi giới muốn được cấp phép từ FCA thì cần đáp ứng một vài điều kiện tối thiểu. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin này từ trang web chính thức của FCA hay từ những công ty hỗ trợ pháp lý của Vương quốc Anh. Cụ thể:

  • Sở hữu nền tảng tài chính và đầu tư vững mạnh theo khung đánh giá của FCA là một trong những điều kiện đầu tiên đối với các công ty niêm yết chịu sự quản lý của Financial Conduct Authority. 
  • Thỏa mãn được các điều kiện về mức ký quỹ do cơ quan này yêu cầu. 
  • Sở hữu văn phòng đại diện hoạt động tại Vương quốc Anh và một quản trị viên địa phương. 
  • Xem xét các yêu cầu liên quan đến quan động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và duy trì chúng xuyên suốt khoảng thời gian được cấp giấy phép (thường là 1 năm). 

Số tiền ký quỹ tối thiểu theo yêu cầu của FCA

Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về điều kiện thứ 2 để được Cơ quan quản lý tài chính cấp giấy phép hoạt động – đáp ứng mức ký quỹ tối thiểu theo yêu cầu. Đa phần các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực ngoại hối không biết rằng các nhà môi giới ngoại hối có nhiều lựa chọn về loại hình kinh doanh khi xin giấy phép từ FCA. Họ có thể xác định loại hình kinh doanh cho tổ chức của mình dựa trên yêu cầu về vốn tối thiểu. Cụ thể:

  • Giấy phép Nhà giao dịch: Đề cập đến việc nhà môi giới ngoại hối Ebook đăng ký hoạt động dưới danh nghĩa là một nhà tạo lập thị trường, hay còn gọi là Market Maker. Cũng có thể đăng ký với tư cách là một nhà môi giới ngoại hối yêu cầu đặt cọc tối thiểu 730.000 bảng Anh. 
  • Giấy phép trung gian: Đối với loại hình hoạt động theo mô hình STP thì nhà môi giới ngoại hối cần đặt cọc ít nhất 125.000 bảng Anh. 
  • Giấy phép Nhà môi giới hạn chế: Với loại giấy phép này thì các nhà môi giới ngoại hối có thể tiếp thị và bán dịch vụ của mình mà không cần đáp ứng mức tiền đặt cọc là 50.000 bảng Anh. 

Cách FCA giám sát các nhà môi giới ngoại hối

FCA quản lý các nhà môi giới ngoại hối dưới nhiều nguyên tắc khác nhau
FCA quản lý các nhà môi giới ngoại hối dưới nhiều nguyên tắc khác nhau

Ngay cả khi được FCA cấp phép hoạt động, các nhà môi giới ngoại hối cũng không được hoạt động tự do mà phải chịu sự giám sát chặt chẽ của tổ chức này. Điều này sẽ đảm bảo các tổ chức hoạt động minh bạch, giúp ngăn chặn các hành vi sử dụng giấy phép để lừa đảo hoặc gian lận với người dùng trên thị trường. Theo đó, các nhà môi giới ngoại hối cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

Về quỹ riêng biệt

Các khoản tiền của khách hàng cần được giữ riêng biệt trong một quỹ riêng và thường là ở một ngân hàng khu vực lớn từ vốn lưu động của nhà môi giới. 

FCA yêu cầu các nhà môi giới ngoại hối giữ tiền của khách hàng an toàn
FCA yêu cầu các nhà môi giới ngoại hối giữ tiền của khách hàng an toàn

Báo cáo và Kiểm toán

Như các điều khoản về kiểm toán của ASIC, FCA cũng yêu cầu các nhà môi giới ngoại hối cung cấp các báo cáo và điều chỉnh về số dư tài khoản định kỳ mỗi tháng, hàng quý và với mỗi năm. Theo đó, họ cần phải nộp báo cáo này hoàn chỉnh và minh bạch theo quy định của Cơ quan FCA. 

Các dữ liệu về quá trình hoạt động của các doanh nghiệp đều được FCA theo dõi sát sao
Các dữ liệu về quá trình hoạt động của các doanh nghiệp đều được FCA theo dõi sát sao

Cảnh báo rủi ro ngoại hối

Đề cập đến việc các nhà môi giới ngoại hối nên thực hành các cảnh báo rủi ro trong suốt quá trình đầu tư của khách hàng.

Quản lý đòn bẩy

Về quản lý đòn bẩy, FCA yêu cầu các nhà môi giới chỉ cung cấp đòn bẩy hạn chế để giảm thiểu rủi cho các khoản đầu tư của khách hàng. Bắt đầu từ giữa năm 2019, các nhà môi giới ngoại hối chỉ được nắm giữa tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:30 theo giấy phép của FCA. Tuy nhiên, các nhà môi giới vẫn có thể nhận được các giấy phép khác để cung cấp một tỷ lệ đòn bẩy cao hơn khi có giấy phép của FCA cho khách hàng của họ. 

Dịch vụ khách hàng 

Vậy những tiêu chuẩn về dịch vụ khách hàng mà các nhà môi giới ngoại hối thuộc quyền quản lý của FCA là gì? Cụ thể, họ cần đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng với những dịch vụ an toàn tuyệt đối, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Đồng thời, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ hay thắc mắc về các giao dịch và cần đến sự giúp đỡ. 

FCA yêu cầu các nhà môi giới hỗ trợ khách hàng nhiệt tình và tận tâm
FCA yêu cầu các nhà môi giới hỗ trợ khách hàng nhiệt tình và tận tâm

Nhà môi giới ngoại hối tiêu chuẩn – Rows

Rows thường được dùng để nhắc đến các nhà môi giới ngoại hối tiêu chuẩn, luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Nhà môi giới ngoại hối cần giữ thông tin của khách hàng, vốn đầu tư của họ an toàn. Đồng thời, cần cam kết cung cấp những dữ liệu này một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả. 

Tại sao các nhà môi giới ngoại hối được FCA cấp phép được ưu tiên hơn?

Thật dễ hiểu lý do khiến FCA luôn là tổ chức dẫn đầu trong lĩnh vực quản lý các nhà môi giới ngoại hối thông qua những yêu cầu tối thiểu để được FCA cấp phép. Nhìn chung, nhà đầu tư thường ưu ái các nhà môi giới có giấy phép hoạt động từ FCA vì một số lý do sau:

  • Đầu tiên là nhờ nền tảng đầu tư và tài chính luôn vững mạnh trong dài hạn. 
  • Hoạt động kinh doanh rõ ràng, minh bạch và cụ thể. 
  • Quản lý tài sản, cụ thể là tiền của khách hàng an toàn. 
  • Quy định các điều khoản và cơ chế bảo vệ khách hàng khi xảy ra các vấn đề tranh chấp. 
  • Cung cấp các dịch vụ khách hàng uy tín và chuyên nghiệp. 
  • Yếu tố quan trọng nhất vẫn là việc bảo vệ và bồi thường cho các nhà đầu tư khi diễn ra tình huống tranh chấp, tố tụng hoặc khi doanh nghiệp phá sản và thiệt hại về tài chính. Khi có tranh chấp xảy ra, các nhà đầu tư có thể gửi khiếu nại trực tiếp đến FCA để được hỗ trợ. Trong trường hợp nhà môi giới bị phá sản thì khách hàng có thể nộp đơn kiện lên FCA để nhận được khoản bồi thường lên đến 85.000 bảng Anh theo Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính, gọi tắt là FSCS. 

Điểm danh những nhà môi giới được FCA cấp giấy phép hoạt động

Sau khi trình bày các thông tin về FCA là gì, cũng như những yêu cầu tối thiểu để được cơ quan giám sát tài chính này cấp phép hoạt động, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày 4 cái tên nổi bật, đang cung cấp dịch vụ sự giám sát của FCA. Mặc dù rất khó để có thể sở hữu được giấy phép từ FCA, nhưng hiện nay có rất nhiều nhà môi giới ngoại hối đã cố gắng nỗ lực phát triển tổ chức của mình để nhận được giấy phép “vàng” này. 

FCA khẳng định uy tín và độ tin cậy của một nhà môi giới ngoại hối
FCA khẳng định uy tín và độ tin cậy của một nhà môi giới ngoại hối

Exness

Cái tên đầu tiên nằm trong danh sách top 4 nhà môi giới ngoại hối sở hữu giấy phép FCA là Exness. Được biết đến như một trong những sàn môi giới ngoại hối uy tín hàng đầu trên thị trường tài chính, Exness đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ sau 12 năm hoạt động. Sàn luôn cung cấp cho các nhà đầu tư những điều kiện giao dịch tốt nhất để khách hàng có thể trải nghiệm. Exness có tên thương mại theo đăng ký với Seychelles là Nymstar Limited theo số đăng ký 84236061, dưới sự chấp thuận của các cơ quan tài chính khác nhau, bao gồm cả FCA. Sàn được Cơ quan quản lý dịch vụ FCA cấp phép hoạt động tại Vương quốc Anh theo Cơ quan đăng ký dịch vụ tài chính số 730729. 

Exness luôn giữ vững vị thế của mình qua nhiều năm hoạt động
Exness luôn giữ vững vị thế của mình qua nhiều năm hoạt động

XTB

XTB có thời gian hoạt động lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính với năm thành lập là 2002, được biết đến lần đầu với tên gọi Xtrade Brokers. Đến năm 2004, sàn đã sáp nhập với XTB International Limited (XTB) và nhanh chóng phát triển thành một trong những sàn giao dịch phổ biến, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia nhất với con số lên đến 270.000 người dùng trên toàn thế giới. Sàn XTB được nhiều người ưa chuộng bởi độ uy tín mà họ tạo ra, khi được quản lý bởi các cơ quan quản lý lớn nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến FCA, CySec, KNF, IFSC, CNMV. Trong đó, có sự chấp thuận của Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh FCA. 

XTB hoạt động dưới sự giám sát của nhiều cơ quan quản lý tài chính trên thế giới
XTB hoạt động dưới sự giám sát của nhiều cơ quan quản lý tài chính trên thế giới

FxPro

FxPro được gọi là một trong những nhà môi giới thống lĩnh thị trường tài chính tại Việt Nam. Họ luôn khẳng định uy tín của mình trên thương trường thông qua giấy phép kinh doanh của FCA và CySEC. Họ cũng cho phép người dùng được trải nghiệm cả 3 nền tảng giao dịch: MT4, MT5, cTrader với 4 loại tài khoản khác nhau, bao gồm cả tài khoản chi phí spread cố định có thể đáp ứng được nhu cầu và nguồn vốn của khách hàng. 

FxPro mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng
FxPro mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng

eToro

Trải qua 10 năm hoạt động, với nhiều nỗ lực trên hành trình khẳng định vị thế của mình, eToro đã không ngừng mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, hướng đến mục tiêu cải thiện dịch vụ giao dịch xã hội trên thế giới. eToro chịu sự giám sát bởi eToro (UK) Ltd tại Vương quốc Anh, theo số đăng ký công ty là 7973792. Ngoài ra, sàn cũng được Cơ quan quản lý tài chính FCA ủy quyền với số tham chiếu của công ty là 583263. Hơn thế nữa, sàn còn nhận được nhiều chứng nhận và giấy phép hoạt động từ các cơ quan tổ chức tài chính uy tín trên toàn thế giới. Thế nên, các nhà đầu tư có thể yên tâm khi bắt đầu giao dịch tại đây. 

eToro được đánh giá là sàn môi giới giao dịch ngoại hối uy tín trên thế giới
eToro được đánh giá là sàn môi giới giao dịch ngoại hối uy tín trên thế giới

Lời kết

Vừa rồi là những chia sẻ của Exness Hướng Dẫn về FCA là gì cũng như những điều kiện cơ bản để được Cơ quan Quản lý tài chính tại Vương quốc Anh cấp phép hoạt động. Như đã trình bày, các nhà môi giới ngoại hối sở hữu giấy phép từ Cơ quan này đều khẳng định được mức độ uy tín và đáng tin cậy. Thế nên các nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để lựa chọn được một sàn cung cấp dịch vụ ngoại hối Forex uy tín để có thể giảm thiểu những rủi ro trong quá trình giao dịch.

Xem thêm:

CySEC là gì? Những nhà môi giới được CySEC phép hoạt động

Cách mở tài khoản InstaForex nhanh chóng và đơn giản

IPO là gì? Cần lưu ý điều gì khi mua cổ phiếu IPO?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *