sóng Elliott và Fibonacci

Kết hợp sóng Elliott và Fibonacci trong giao dịch forex

Sóng Elliott và Fibonacci có nên kết hợp với nhau hay không? Khi kết hợp sóng Elliott và chuỗi Fibonacci sẽ là điều vô cùng hoàn hảo giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng đo lượng được các biến động giá. Để hiểu và nắm bắt cụ thể cách thức kết hợp Fibonacci và sóng Elliott, trader đừng quên theo chân sàn Exness đi đến bài viết sau đây nhé.

Giới thiệu đôi nét về sóng Elliott

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott chính là một hình thức phân tích kỹ thuật được Ralph Nelson Elliot – một chuyên viên kế toán ở Mỹ cho ra đời và phát triển vào những năm 1938.

Sau nhiều năm nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về thị trường chứng khoán Mỹ, Ralph Nelson Elliot nhận ra rằng thị trường này luôn đi theo các chu kỳ nhất định. Không những thế, tại các chu kỳ này sẽ xảy ra diễn biến tâm lý, các mô hình sẽ được đi theo bởi hành vi của đám đông cũng như có tính lặp đi lặp lại đối với những cấu trúc nhất định và có thể dự đoán trước được. Nhờ vào các phát hiện này mà lý thuyết sóng Elliott đã được phát triển thành công cho đến ngày nay.

Lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott

Sóng Elliott có cấu trúc như thế nào?

Sóng Elliott có cấu trúc bao gồm 8 sóng chính và được chia ra làm 2 pha. Một pha dịch chuyển đi theo xu hướng chính và một pha còn lại là pha điều chỉnh.

Pha dịch chuyển đi theo xu hướng chính

Pha này còn được gọi là Impulse wave với 5 sóng khác nhau. Trong đó,

  • Sóng 1, 3, 5 là sóng xung lực (sóng đẩy): Đi theo xu hướng chính hiện có đang diễn ra trên thị trường.
  • Sóng 2 và 4 là sóng hồi (sóng điều chỉnh): Đi theo hướng ngược lại với xu hướng chính hiện có trên thị trường.

Pha điều chỉnh

Pha điều chỉnh còn được gọi là Corrective waves gồm 3 sóng là A, B, C hoặc a, b, c

  • Sóng A và C được xem là sóng đẩy.
  • Sóng C được xem là sóng hồi.
Cấu trúc cơ bản của sóng Elliott
Cấu trúc cơ bản của sóng Elliott

Trong một xu hướng cho dù là tăng hay giảm, thì một chu kỳ sóng vẫn luôn luôn được chia thành 8 sóng và 2 pha.

Quy tắc cần biết khi đếm sóng Elliott

Khi đếm sóng Elliott, trader cần tuân thủ theo 3 quy tắc sau đây:

  • Sóng 2 không được phép điều chỉnh vượt qua điểm bắt đầu của sóng 3.
  • Sóng 3 thông thường phải là sóng dài nhất chớ không được là sóng ngắn nhất.
  • Trong phạm vi sóng 1, sóng 4 không được vào.
Các quy tắc đếm sóng
Các quy tắc đếm sóng

Những lưu ý khi xác định sóng Elliott

Đối với sóng Elliott, khi xác định trader cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Sóng dài nhất trong Elliott sẽ là sóng thứ 3.
  • So với sóng 1, sóng 3 sẽ có độ mở rộng bằng khoảng 161,8%.
  • Thông thường, sóng 2 và sóng 4 sẽ có mức thoái lui thay thế nhau. Khi có sự điều chỉnh mạnh (nhiều) ở sóng 4 thì sóng 2 sẽ điều chỉnh yếu (ít) hơn và ngược lại.
  • Sóng hiệu chỉnh A, B, C thông thường sẽ xảy ra kết thúc ở khu vực đáy của sóng 4 trước đó sau 5 sóng xung lực 1, 2, 3, 4, 5.
  • Khi sóng 5 gần kết thúc, dấu hiệu để trader có thể nhận biết được đó chính là xảy ra sự phân kỳ và khối lượng giao dịch cũng bị thay đổi.
  • Sóng B khi điều chỉnh không được phép  vượt quá sóng A khoảng 61.8%.
  • Đối với điểm kết thúc của sóng A, sóng B nhất định phải vượt qua.

Sự thú vị giữa sóng Elliott và chuỗi Fibonacci

Sóng Elliott kết hợp Fibonacci được coi là một sự kết hợp hoàn hảo giữa việc sử dụng thiết lập cho sóng thị trường những mức kháng cự và hỗ trợ. Khi có nhu cầu xác định các tham số xu hướng, trader có thể dựa vào mức giá để xác định điều này.

Ngoài ra, sóng Elliott khi hình thành sẽ có hình dạng các khung sườn. Trong khi đó, Fibonacci khi hình thành lại trở thành các công cụ được dùng với mục đích đo lường sự biến động của giá trong giao dịch. Fibonacci và sóng Elliott khi kết hợp với nhau sẽ có xuất hiện những điều thú vị như sau:

Đối với các bước sóng

Sóng số 1

Khi giá thị trường đầu cơ đi xuống, chuỗi các sóng và nguồn xuất phát sẽ nhờ vào song 1 để khởi đầu.

Khi thị trường có dấu hiệu suy thoái dần, sóng số 1 thường sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, mặc dù có sự xuất hiện của sóng đợt đầu này, nhưng trader cũng không nên thực hiện các giao dịch. Thay vào đó, điều cần làm là nên chờ đợi đợt sóng hoàn thành. Tiếp theo sau đó, mới bắt tay vào việc tính toán biên độ.

Sóng số 2

Sóng số 2
Sóng số 2

Để tạo dựng được mối quan hệ giữa sóng Elliott và chuỗi Fibonacci thì rất cần đến sóng 2. Sóng 2 khi có được các điều kiện bảo đảm riêng cho mình thì sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh cho sóng số 1.

Khi đảm bảo mình không đi qua điểm đầu tiên của sóng số 1 thì khi đó sóng số 2 sẽ được quyền thoái lui. Trong đó, sóng 2 sẽ có khối lượng giao dịch không nhiều bằng sóng 1.

Lúc này, từ khoảng 0,382 đến 0,618 sẽ có giá điều chỉnh giảm cao hơn so với sóng thứ nhất lúc ban đầu. Sau khi phân tích, có thể thấy rằng sóng số 2 sẽ có mức hồi lại tối thiểu đạt 23,6%.  Đồng thời, mức hồi phục chủ yếu sẽ đạt được ở mức 3 gồm 76,4%, 61,8% và 50%.

Sóng số 3

Sóng số 3
Sóng số 3

Khi kết hợp sóng Elliott và Fibonacci sóng số 3 sẽ là sóng lớn nhất cũng như mạnh nhất trong một xu hướng có sự tăng giá.

  • Ngoại trừ các mô hình ED (Ending Diagonal) và LD (Leading Diagonal) thì sóng số 3 ít nhất cũng sẽ bằng và ngắn hơn sóng số 1.
  • Nếu như trong các sóng chủ 1, 3 và 5, sóng số 3 đạt được sóng dài nhất và được mở rộng. Thì xong này sẽ có xu hướng đi tới các nơi có điểm cao hơn điểm của sóng số 1. Các tỷ lệ điểm cao lúc đó sẽ là 461,8%; 261,8% và 161,8%. 

Sóng số 4

Sóng số 4
Sóng số 4

Sóng số 4 sẽ có nhiệm vụ chính là điều chỉnh. Đối với sóng số 3, việc hình thành các hình răng cưa kép dài theo với các mức điều chỉnh 50%; 61,8% và 38,2% khi giá có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi sóng số 3 không phải là sóng mở rộng thì điều này mới được xảy ra.

Nếu như sóng số 3 là một sóng mở rộng thì khi đó mức hồi lại mà sóng 4 điều chỉnh được chỉ có thể ở mức 38,2% hoặc 23,6% so với sóng số 3. Đồng thời, so với khối lượng giao dịch tại sóng số 3 thì sóng số 4 sẽ có khối lượng giao dịch thấp hơn.

Sóng số 5

Sóng số 5
Sóng số 5

Trong mối quan hệ giữa sóng Elliott kết hợp Fibonacci thì sóng chủ sẽ có đợt sóng cuối cùng là sóng số 5.

Phần lớn sóng số 5 và số 1 sẽ bằng nhau. Hoặc có thể chúng sẽ cách nhau một khoảng được tính theo chiều dài sóng số 1 là 61,8%. Nếu như tính cộng lại từ đỉnh sóng 3 chạy xuống chân sóng 1 thì sóng số 5 đôi khi sẽ bằng 61,8% hoặc 38,2%.

Ngoài ra, sóng số 5 khi mở rộng sẽ bằng 161.8% so với sóng số 3. Hoặc có thể bằng chiều dài sóng số 3 và sóng số 1 cộng lại với nhau. Khi đó, tỷ lệ này sẽ nằm khoảng 161,8%. Trong khi đó, nếu không có sự mở rộng đối với sóng số 5 thì giữa đáy với đỉnh của sóng số 5 và số 3 sẽ xảy ra phân kỳ.

Sóng điều chỉnh chữ

Sóng điều chỉnh A

Sóng A hồi về khu vực sóng 2 của sóng (5)
Sóng A hồi về khu vực sóng 2 của sóng (5)

Sóng điều chỉnh A sẽ là tiền đề để cho các đợt sóng tiếp theo sau đó bắt đầu. Ngoài ra, nếu như tính tất cả 5 sóng trước đi cùng nhau đi vào vùng sóng thứ 4 thì mức hồi phục lại sẽ là 38,2%.

Sóng điều chỉnh A
Sóng điều chỉnh A

Sóng điều chỉnh B

Sóng điều chỉnh B
Sóng điều chỉnh B

Sóng B có tốc độ hồi phục nằm ở khoảng từ 38.3% so với sóng A hoặc cũng có thể đạt 61.8%. Và sóng B đa phần có khối lượng giao dịch không cao hơn sóng B.

Sóng điều chỉnh C

Sóng điều chỉnh C
Sóng điều chỉnh C

Đối với sóng A, thì sóng điều chỉnh C cũng lớn như vậy. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp sóng C sẽ được mở rộng thêm ít nhất 61.8% chiều dài.

Thế nhận khi nhìn vào mô hình Flat Running (FL) và Zigzag (ZZ) Running sẽ nhận thấy được sóng C đôi khi không được dài và nó cũng sẽ không có khả năng vượt qua được vị trí điểm cuối cùng của sóng điều chỉnh A.

Giảm thiểu rủi ro thua lỗ khi kết hợp sóng Elliott và chuỗi Fibonacci

Sóng Elliott kết hợp Fibonacci

Dựa vào các mức Fibonacci, giá khi bắt đầu điều chỉnh sẽ test ở các mức như 0,236; 0,382; 0,5; 0,618; 0,786 của sóng trước đó. Mức kháng cự và hỗ trợ được xem là vô cùng mạnh sẽ ở mức 0,681.

Còn trong sóng Elliott, mối quan hệ giữa sóng 4 và 2 trong một pha đẩy sẽ có nhiệm vụ thể hiện sự luân phiên. Khi điều chỉnh giảm sẽ hình thành nên đáy nhọn. Và khi điều chỉnh tăng thì sẽ tạo ra đỉnh nhọn. Hoặc một vài trường hợp khác sẽ tạo nên dạng sideway. Đối mặt với thời điểm này, trader có thể xem các mức Fibonacci như là một công cụ kỹ thuật hữu ích.

Quan sát vào biểu đồ bên dưới, biểu đồ này thể hiện một mối quan hệ vô cùng đặc biệt giữa sóng số 4 và sóng số 2. Có thể thấy, nếu như sóng ((iv)) so với sóng ((iii)) đạt mức 0,382. Thì sóng ((ii)) khi đó đã đạt được mức 0,618.

Ở một số trường hợp khác, nhiều sóng trước đó có sự liên quan mật thiết đối với sóng số 2 hơn là sóng số 4. Vì vậy, mục tiêu chính cho sóng số 2 chính là mức 0,618. Tuy nhiên, đâu đó vẫn sẽ còn một vài ngoại lệ.

Sóng Elliott kết hợp Fibonacci trên biểu đồ EUR/USD
Sóng Elliott kết hợp Fibonacci trên biểu đồ EUR/USD

Như đã chia sẻ, mục tiêu ở đây chính là mức 0,786. Biểu đồ sau đã cho thấy một trường hợp chính xác. Mức kết thúc của sóng ((ii) và sóng (ii) sau đó đều sẽ là 0,786. Không những thế, điểm khởi đầu cho một con sóng giảm đều có cơ sở từ cả hai sóng này.

Bên cạnh đó, tại sóng thứ 3 trước đó, mức Fibo 0,236 chính là mức mà sóng (iv) và ((iv)) hồi về. Đây chính là một ví dụ cơ bản thể hiện rõ ràng sự luân phiên.

Mức Fibonacci hợp lý để làm mục tiêu lợi nhuận

Có thể thấy mục tiêu chính của sóng số 2 là ở mức 0,618. Tuy nhiên, trader cũng không nên bỏ qua cấu trúc của một sóng điều chỉnh.

Khi kết thúc, sóng số 2 sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố:

  • Một là đã có sự hoàn thiện về cấu trúc.
  • Hai là từ một trong số các mức của Fibonaci đã có một sự điều chỉnh.

Đối với cách tiếp cận này, trader sẽ giảm thiểu được các rủi ro dẫn đến thua lỗ khi vào lệnh sớm.

Khi quan sát ta sẽ thấy được sóng ((iv) là sóng có dạng hình tam giác. Mô hình này có điểm kết thúc đã test ở mức Fibo 0,236. Điều này thể hiện một sóng đẩy sẽ có khởi đầu đi theo xu hướng xuống. Không những thế, chúng còn cho thấy thay vì kết hợp các điểm ở bên trong mô hình thì trader nên kết hợp các mức Fibonacci với điểm kết thúc của mô hình tam giác lại với nhau.

Mức Fibonacci hợp lý để làm mục tiêu lợi nhuận
Mức Fibonacci hợp lý để làm mục tiêu lợi nhuận

Sóng số 2 có thể sẽ bị suy yếu đi nếu như giá cứ cố gắng mạnh lên. Ở biểu đồ tiếp theo dưới này, có thể thấy giá vẫn tăng tiếp tục khi 0,382 là mức mà sóng ((ii)) và (ii) đạt được.

Đối với trường hợp này, nếu như lúc này xuất hiện một sự chuyển động của cả 3 sóng đã điều chỉnh hoàn toàn. Đồng thời ngay sau đó tại mức 0,382 cũng xảy ra một sự thoái lui thì có khả năng sóng số 2 đã hoàn thành.

Không những thế, khi sóng điều chỉnh có hình dáng tương tự như hai đường zigzag thì trader nên nhớ rằng nó sẽ kéo dài hơn. Vì vậy, đối với pullback hoặc bất kỳ mô hình nào mà trader thấy vào lúc này đều không thể quản lý được rủi ro.

Quản lý rủi ro khi kết hợp Fibonacci và sóng Elliott
Quản lý rủi ro khi kết hợp Fibonacci và sóng Elliott

Ở một vài trường hợp, tại mức 0,5 và 0,617 sẽ có sự cân bằng của sóng 2. Nếu như ở mức này có sự pullback thì tức là sóng số 2 chuẩn bị kết thúc. Mặt khác, sóng 2 cũng sẽ thường nhỏ đi trong quá trình mở rộng.

Như biểu đồ phía dưới, tại mức 0,236 đã xảy ra sự kết thúc của sóng (ii) và sóng (iv). Trong các tình huống như vậy, giá thường chỉ sẽ đi ngang thay vì dư địa giảm.

Mức lợi nhuận khi kết hợp Fibonacci và sóng Elliott
Mức lợi nhuận khi kết hợp Fibonacci và sóng Elliott

Sự chuyển động sóng và mở rộng Fibonacci

Để dự đoán độ dài sóng 3 và sóng 5, trader có thể dựa vào Fibonacci mở rộng. Khi sóng số 1 có bội số 1,618 thì đây chính là mục tiêu thích hợp nhất cho sóng 3. Còn đối với sóng 5, nó thường sẽ đạt bội số ở mức 0,618 của sóng 3.

Sự chuyển động sóng và mở rộng Fibonacci
Sự chuyển động sóng và mở rộng Fibonacci

Sóng 3 đôi khi sẽ có phần mở rộng dài hơn. Như trong biểu đồ, để đạt được mục tiêu lợi nhuận trader nên sử dụng mức 3,618 và 2,618.

Trong ví dụ bên dưới, giữa các mức 3,618 và 2,618 đã xảy ra sự kết thúc sóng 3. Có thể thấy điều này phụ thuộc phần lớn vào cấu trúc sóng. Vì vậy, khi chưa có sự hoàn thành chuyển động ở 5 sóng nhưng sóng 3 lại đạt được đến mức 1,618. Khi đó, trader nên lấy mục tiêu là các mức tiếp theo sau.

Sự mở rộng của Fibonacci
Sự mở rộng của Fibonacci

Trader có thể sử dụng mức Fibo 200% và 100% đối với từng thời điểm. Trên biểu đồ tiếp theo, sóng (iii) của ((a)) sẽ kết thúc ở mức 1. Trong đó, sóng (iii) của ((c)) lại chỉ đạt được ở mức thứ 2. Đối với cả 2 trường hợp này, tại cấu trúc bên trong của sóng 3 trader có thể tìm ra được khả năng kết thúc của sóng này.

Bên cạnh đó, khi nhìn vào sóng (i) và (v) của ((c)) ta sẽ thấy 2 sóng này bằng nhau. Điều này thường sẽ xảy ra khi sóng 3 nhiều hơn 1,618. Như vậy, đây là lần tiếp theo chúng ta dựa vào cấu trúc của sóng trước.

Sóng (i) và (v) của ((c) bằng nhau
Sóng (i) và (v) của ((c) bằng nhau

Kết luận

Như vậy, trong nguyên lý sóng Elliott phần cốt lõi chính là mối quan hệ của Fibonacci. Khi sóng Elliott và Fibonacci kết hợp với nhau sẽ hình thành nên các sóng. Mà cấu trúc của các sóng này sẽ đưa ra các mức Fibonacci phù hợp đáp ứng được mục tiêu đạt được lợi nhuận của trader. Như vậy, mong rằng bài viết hướng dẫn giao dịch vừa rồi về Fibonacci và sóng Elliott sẽ giúp trader hiểu rõ hơn về sự kết hợp này.

Xem thêm:

Kết hợp Ichimoku và RSI bao gồm những thành phần nào?

Cách thức giao dịch quá mua và qua bán dựa vào Bollinger Bands và RSI

Chiến lược kết hợp giữa MACD và Bollinger Bands

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *