Scalping là gì

Scalping là gì? Cách sử dụng chiến lược Scalping trong forex

Scalping là một chiến lược đang được sử dụng rất nhiều bởi nhiều người chơi trên thế giới. Vậy Scalping là gì và giao dịch này có những ưu nhược điểm ra sao? Thì bài viết sau sẽ giúp mọi người hiểu rõ thêm về scalping cũng như scalper là gì? giao dịch Scalping và tại sao các trader lại yêu thích nó.

Khái niệm Scalping là gì?

Scalping là gì? Scalping (lướt sóng) là một cách giao dịch scalping Forex trong một thời gian ngắn. Nó được tính từ lúc mở lệnh cho đến khi đóng lệnh giao dịch, giúp cho người chơi có thể kiếm được 1 khoản lãi. So với những phong cách giao dịch khác thì Scalping chính là hoạt động được lặp đi lặp lại trong ngày.

Scalping là gì? Scalper là gì?
Scalping là gì? Scalper là gì?

Bạn đã từng nghe qua scalper là gì chưa? Đó là các trader sử dụng chiến lược scalping. Các trader chỉ mong muốn nhận được một khoản lãi nhỏ, vì thế mà khoảng thời gian mở và đóng lệnh thường cực kì ngắn ngủi và diễn ra trong vòng vài phút. Vì vậy mà các lệnh này sẽ không được giữ qua đêm.

Các số pip phải nằm trong khoảng từ 20 hay 30 trở lên thì các trader mới đóng lệnh vì họ thường không kỳ vọng quá cao vào số pip này. Do đó mà tại thị trường sideway, các Scalper vẫn nhận được một khoản lãi. Bởi vì họ sẽ thực hiện cú lướt sóng khi chỉ cần 1 thay đổi nhỏ 3 pip-10 pip là đã kiếm được lợi nhuận.

Nhiều trader yêu thích Scalping tại sao?

So với chiến lược swing trader hay daily trading thì dường như Scalping sẽ giúp người chơi có thể nhẹ đầu, bớt lo lắng hơn. Dĩ nhiên, điều này cũng đồng nghĩa là khoản lợi nhuận bạn kiếm được cũng sẽ thấp hơn so với hai chiến lược kia. Chính vì thế mà mỗi trader cần phải có tính chăm chỉ và kiên nhẫn để tích tiểu thành đại. Còn nếu không, thì bạn cần đánh với số lượng lớn lot trong một giao dịch để có thể thu về một khoản lớn lợi nhuận.

Tại sao các nhà đầu tư lại thích Scalping Trade?
Tại sao các nhà đầu tư lại thích Scalping Trade?

Từ xưa thì việc sử dụng chiến lược Scalping được cho là phải sử dụng theo phương pháp giao dịch một cách thủ công. Nhưng nhiều trader lại không thể nào sử dụng cả ngày để nhìn vào màn hình. Do đó mà hình thức này dường như bị họ xem nhẹ đi.

Tuy vậy, hiện này một phần mềm đã được ra mắt, cho phép các trader có thể tự động hơn. Đó chính là phần mềm MetaTrader 5 (MT5) và MetaTrader 4 (MT4). Phần mềm này nó sẽ giúp các bạn có thể vào lệnh cũng như chốt lời hay cắt lỗ. Giúp cho các nhà giao dịch tiết kiệm được thời gian, không cần phải dán mắt quá lâu vào màn hình.

Ưu điểm và nhược của Scalping đem đến cho Scalper là gì?

Ưu điểm của Scalping là gì?

Kết quả nhanh

Một ưu điểm nổi bật khi nói đến Scalping chính là kết quả có rất nhanh chóng.

Scalper thường đưa ra mục tiêu là sẽ “ ăn” những thay đổi tại thị trường Scalping Forex. Cho dù là nó biến động rất nhỏ với vài phút ngắn ngủi. Do đó, bạn sẽ nhận kết quả ngay tức khắc dù có đang thua hay thắng. Nó sẽ không bị trì trệ trong một thời gian dài từ hôm này sang hôm khác. 

Cơ hội giao dịch nhiều

Vì thời gian giao dịch rất ngắn, chỉ từ 1 phút đến 5 phút nên chiến lược Scalping được rất nhiều người dùng lựa chọn. Chính vì thế mà số lượng giao dịch trong một ngày rất là lớn.

Vài chục lệnh được giao dịch bởi các Scalper mỗi ngày là một điều rất bình thường và hiển nhiên.

Đối với các Scalper giao dịch một cách ngẫu hứng khi không có phương pháp. Lúc này, mỗi ngày lệnh giao dịch có số lượng lên đến hàng trăm lệnh. 

Tâm lý thoải mái

Khi bạn sở hữu lệnh giao dịch chưa đóng ( lệnh trạng thái) thì bạn sẽ thường có xu hướng là muốn được biết giá và xem chart hiện đang ra sao. Tuy nhiên, sau khi đã vào lệnh thì việc xem chart thông thường sẽ không mang đến cho người dùng những lợi ích nào.

Đây chính là một lợi thế tâm lý khá lớn cho các Scalper. Nhờ vào việc các lệnh được mở và đóng trong một khoảng thời gian ngắn đã mang lại lợi ích cho các Scalper. Đó chính là không cần phải bận tâm về việc hiện tại thị trường đang hoạt động ra sao.

Tin tức không gây ảnh hưởng lớn

Một điều mà mọi người nên biết là thường thì các trader sẽ không lựa chọn giao dịch Scalping ở một thời điểm. Đó là khi có tin tức về kinh tế mạnh để chốt lệnh.

Nhờ vào thời gian mở và đóng các lệnh thường rất ngắn nên dường như các Scalper sẽ không gặp phải tình trạng bất ngờ biến động trên thị trường Scalping forex.

Tại website ForexFactory, bạn có thể biết được thông tin lịch kinh tế (Hướng dẫn cách sử dụng website ForexFactory).

Giao dịch Scalping có nhược điểm là gì?

Con dao nào cũng có hai mặt, chính vì vậy khi đã có ưu thì chắc chắn sẽ kèm theo những nhược điểm. 

Scalping cũng tồn tại những nhược điểm khó lường
Scalping cũng tồn tại những nhược điểm khó lường

Scalping sở hữu nhiều ưu điểm đáng chú ý nhưng bạn cũng cần phải biết được các nhược điểm để có thể đưa ra các lựa chọn đúng đắn.

Giao dịch với chi phí cao

Giao dịch với chi phí cao là nhược điểm chí mạng khi sử dụng chiến thuật Scalping để chốt lời trong Forex. Thông thường thì thị trường sẽ biến động rất là ít trong một khoản thời gian chỉ vài phút. Do đó mà các Scalper thường phải chốt một số lượng lớn các lệnh để có thể nhận được khoản lợi nhuận lớn.

Ví dụ như tại sàn Exness bạn dùng tài khoản Raw Spread để giao dịch vàng. Vàng sẽ có phí commission là 7$/lot và phí là spread 1.1 pip.

Khi bạn chốt 1 lệnh vàng 1 lot, lãi là 10 pip thì bạn sẽ có khoản lợi nhuận là 100$. Nhưng bạn sẽ phải trả mức phí giao dịch là 7$ (commission) + 11$ (spread) = 18$. Điều này có nghĩa là nó bằng 18% lợi nhuận.

Nếu người dùng giao dịch với lượng lớn hơn là 100 pip. Thì với 1 lot giao dịch bạn sẽ nhận được mức lợi nhuận là 1000$. Mức phí giao dịch lúc này vẫn là 18$ tương ứng với 1.8% lợi nhuận.

Biết được mức phí phải trả khi giao dịch Scalping sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn đấy.

Dễ dàng thua khi không có Stop loss

Vì các Scalper thường chốt lệnh với số lượng lot rất lớn. Do vậy, nếu không có Stop loss thì sẽ rất dễ gặp phải tình huống thua lỗ nặng.

Các Scalper dễ mắc phải một sai lầm lớn đó chính là khi giao dịch Scalping mà không đặt Stop loss. Đây cũng là một sai lầm dễ mắc phải. Vì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng giao dịch một cách nhanh chóng thì việc đặt stop loss là điều không cần thiết.

Bạn nên chú ý một điều rằng, đặt Stop loss là điều không thể quên khi giao dịch tại thị trường Scalping Forex. Nếu bạn muốn Stop loss cả tài khoản của mình thì bạn không cần đặt Stop loss. Vậy làm cách nào để có thể đặt Stop loss một cách hiệu quả, thì bạn hãy đọc bài viết tại đây.

Scalping có các phương pháp cơ bản nào?

Sử dụng Moving Average hay MA (các đường trung bình đơn giản)

Một trader khi lựa chọn chiến lược Scalping thì để có thể tìm điểm vào hoặc thoát các lệnh thì chủ yếu họ sẽ dựa vào cách phân tích kỹ thuật. Một trong những chỉ báo hiệu quả, giúp hỗ trợ chiến lược Scalping này là EMA (đường trung bình cộng hàm mũ). Nhờ vào EMA mà các Scalper có thể tìm hiểu hay xác định xu hướng vào lệnh. Sau đây là những ví dụ về cặp tiền tệ USD và AUD của các đường EMA 200 màu xanh.

Các đường trung bình đơn giản
Các đường trung bình đơn giản

Ichimoku

Ichimoku Kinko Hyo là chỉ báo cho người chơi biết diễn biến giá trên biểu đồ. Nhờ vậy mà các nhà giao dịch sẽ có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn vào diễn biến giá. Điều này giúp họ có thể xác định được những xu thế trong thời gian sắp tới và lựa chọn được những thời điểm để giao dịch tại thị trường. Lưu ý với mọi người rằng, đây là một chỉ báo độc lập. Chính vì vậy mà nó không sử dụng các kỹ thuật phân tích và được cấu tạo từ năm đường khác nhau.

Đường màu xanh lam cho các trader biết trong 26 phiên qua thì trung bình của mức thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu. Đối với đường màu đỏ thì thể hiện trong 9 phiên qua thì trung bình của mức thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu. 26 phiên sau này sẽ có mức giá đóng cửa là bao nhiêu sẽ được thể hiện thông qua đường có màu xanh lá cây.

Chỉ báo Ichimoku
Chỉ báo Ichimoku giúp trader có cái nhìn sâu vào diễn biến giá

Chỉ báo RSI

Đối với chỉ báo RSI thì sẽ được dùng để đo lường các mức giá được thay đổi gần đây tại điều kiện quá bán hay quá mua. Nếu RSI dưới 30 thì nó thể hiện cặp tiền tệ đang quá bán. Cặp tiền tệ ở mức quá mua khi chỉ số RSI trên 70. Đường màu tím chính là đại diện cho chỉ số RSI mà các bạn có thể quan sát thấy ở hình sau.

Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI thể hiện rõ ràng sự quá bán và quá mua

Chỉ báo Stochastic

Chỉ báo Stochastic sẽ giúp các trader xác định được những xu thế đảo chiều có tiềm năng tại thị trường. Vùng được sử dụng sẽ ở quanh mức vị trí từ 20 đến 80. Nó cũng thể hiện sự quá mua hay qua bán giống như RSI. Giúp cho các nhà giao dịch biết được khi nào nên bán hay mua các cặp tiền tệ. Nếu stoc ở mức dưới 20 thì tín hiệu mua sẽ được thông báo. Ngược lại, nếu stoc ở mức trên 80 thì tín hiệu bán sẽ được thể hiện.

Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic giúp thể hiện xu thế đảo chiều tiềm năng

Chiến lược Scalping dùng cách nào để đạt được hiệu quả nhất?

Để có thể sử dụng chiến lược Scalping một cách tối ưu thì các trader cần phải lưu ý tới những vấn đề như sau:

Chiến lược sử dụng Scalping hiệu quả
Chiến lược sử dụng Scalping hiệu quả

Quản lý rủi ro

Các trader chỉ nên dùng những biến động giá nhỏ ở hàng trăm giao dịch khi lựa chọn chiến lược Scalping. Cần phải chuẩn bị sẵn cho bản thân mức quản lý rủi ro. Điều này giúp ngăn ngừa những thua lỗ nhỏ nhất. Vì thế mà người chơi nên phải thiết tập mức này cũng như tìm những điểm vào lệnh phù hợp nhất. Điều này giúp tránh được những tổn thất có thể xảy ra. 

Xác định tỷ lệ R:R (Risk: Rewards – rủi ro/ lợi nhuận) phù hợp

Đây cũng là một trong những phần gây rủi ro. Người chơi nên đưa ra những tỷ lệ tính toán một cách cẩn thận. Ví dụ như khi bạn tính toán tỷ lệ R:R là 1:2 thì mức rủi ro bạn có thể gặp là 50$. Vậy bạn cần phải cố gắng để đạt được mức lợi nhuận là 100$. 

Kết hợp các phương pháp giao dịch

Ngoài những chỉ báo được dùng ở trên thì một phương pháp khá đơn giản mà các trader cũng nên biết đó chính là:

Bước 1: Tìm những vùng hỗ trợ mạnh bằng cách kênh giá hoặc kẻ trendline.

Bước 2: Tìm tín hiệu xác nhận, kết hợp trendline với các chỉ báo được cung cấp bằng cách dùng mô hình Nến Nhật. Điều này giúp các trader có thể xác định các entry vào lệnh phù hợp nhất.

Bước 3: Nếu đã xác định được xu hướng thì bây giờ người chơi chỉ cần chốt lệnh. Một lưu ý là bạn đừng quên đặt Take Profit hay Stop Loss. Nó giúp bạn rất nhiều đấy.

Kết hợp các phương pháp giao dịch
Kết hợp các phương pháp giao dịch

Sự khác biệt của Market Making và Scalping là gì?

Scalping nó giống như cách mà các nhà tạo lập thị trường (Market Maker) thực hiện khi giao dịch quanh spread. Tại thị trường, Market Maker sẽ thu được lợi nhuận từ Spread khi họ thực hiện giao dịch. Ngược lại, người trả Spread chính là các Scalper.

Phân biệt giữa Market Maket với Scalper là một việc vô cùng quan trọng. Các Scalper sẽ bán giá bid và mua giá ask. Họ phải đề ra các hướng đi sao cho khi thị trường khớp với hướng đi được đưa ra. Họ có thể thu được lợi nhuận vượt qua phí spread. Điều này giúp cho họ có thể trả phí cho các Market Maker. Ngược lại, khi các Scalper chốt lệnh thì các Market Maket có thể nhận được lợi nhuận ngay tức khắc.

Chính vì thế mà thông thường các Scalper sẽ nhận được những rủi ro cao hơn. Tuy rằng cả Scalper lẫn Market Maker đề đang cố gắng để vào hoặc cắt lệnh cực nhanh. Những Scalper rất được các Market Maker thích vì đơn giản họ là những người sẽ mang lại lợi nhuận cho các Market Maker. Điều này đồng nghĩa là càng nhiều Scalper sẽ giúp Market Maker thu được càng nhiều tiền từ Spread.

Xem thêm các thông tin Exness hướng dẫn khác để giúp bạn trở thành 1 trader thực thụ

Kết luận

Trên đây là một số thông tin chi tiết về Scalping là gì mà sàn Exness đã chia sẻ. Mong rằng mọi thông tin trên đã giúp mọi người hiểu được Scalping là gì cũng như Scalper là gì. Chúc mọi người có thể đưa ra chiến lược phù hợp nhất cho bản thân.

Xem thêm:

Intraday là gì? Ưu nhược điểm và cách giao dịch intraday

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *