Renko Chart

Biểu đồ Renko Chart là gì? Cách sử dụng trong giao dịch

Renko Chart được biết đến là loại biểu đồ được xây dựng thông qua các viên gạch thay vì thanh nến như các biểu đồ nến khác. Biểu đồ Renko sẽ được xây dựng dựa vào giá cả và không sử dụng gì đến yếu tố thời gian. Để hiểu hơn về biểu đồ renko là gì cũng như cách sử dụng biểu đồ nến Renko trong giao dịch như thế nào, Exness sẽ giới thiệu đến trader chi tiết qua bài viết sau. 

Đôi nét về biểu đồ Renko 

Biểu đồ Renko là gì?

Biểu đồ Renko hay còn được gọi là Renko Chart. Tương tự các loại biểu đồ nến khác, loại nến này cũng được phát minh bởi người Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, từ “Renko” được bắt nguồn từ từ “Renga”, nó có nghĩa là “gạch”.Khi nhìn thoáng qua, biểu đồ Renko có hình dạng rất giống với biểu đồ P&F (Point and Figure Chart). Biểu đồ này có hình dạng như những viên gạch xếp lên nhau, đây cũng chính là lý do nó thường được gọi là “gạch Renko”. Ngoài ra, để dễ hiểu, nhiều người còn gọi nến Renko là hộp hoặc khối, trong đó mỗi viên gạch sẽ mang mỗi ý nghĩa khác nhau tượng trưng cho sự chuyển động của giá.

Biểu đồ Renko là gì?
Biểu đồ Renko là gì?

So với các biểu đồ nến Nhật khác, biểu đồ Renko sẽ không đề cập đến yếu tố thời gian trong suốt quá trình thực hiện tính toán. Khi giá đạt tới một khoảng nào đó nhất định thì sẽ xuất hiện sự hình thành của một viên gạch mới. Điều này không phụ thuộc vào thời gian do đó nó cũng không quan trọng sẽ mất thời gian là bao lâu.

Chẳng hạn, trader chọn kích thước của một viên gạch là 20 pips. Khi đó, để hình thành được một viên gạch thì giá cần phải tăng hoặc giảm được 20 pips. Quá trình hình thành này có thể tốn đến vài phút hoặc vài giờ là chuyện hết sức bình thường.

Một biểu đồ Renko sẽ không tồn tại các râu nến và thời gian. Biểu đồ sẽ chỉ còn lại các thanh nến với những biên độ cố định. Vì điều này mà biểu đồ Renko sẽ không bao giờ có tín hiệu nhiễu cũng như giúp người sử dụng dễ dàng quan sát, phân tích. Thông thường, Renko Chart sẽ được dùng nhằm mục đích xác định các đáy, đỉnh quan trọng hoặc các điểm đảo chiều.

So với những biểu đồ khác thì biểu đồ Renko có được một ưu điểm rất được lòng nhiều trader. Đó chính là lọc nhiễu khá tốt. Chính vì vậy mà các nhà giao dịch ngắn hạn (scalp) được khuyên nên sử dụng loại biểu đồ này. Theo như các chuyên gia nhận xét, tín hiệu trên biểu đồ hàng ngày của Renko không được hiệu quả bằng tín hiệu trên các khung thời gian thấp ví dụ như khung theo giờ.

Công thức để xây dựng nên cây nến Renko

Bên cạnh việc tìm hiểu biểu đồ Renko là gì thì tiếp đến hãy cùng Exness tìm hiểu về công thức để hình thành nên một cây nến Renko nhé. Khi đã nắm được quy tắc một viên gạch Renko được hình thành như thế nào thì việc áp dụng biểu đồ này vào giao dịch là điều khá đơn giản.

Renko Chart có cách thức hình thành giống như đang xếp gạch. Đầu tiên, các trader cần phải xác định được kích thước cho viên gạch sẽ được sử dụng. Sau đó, thông qua sự chuyển động của giá mà trader có thể điều chỉnh kích thước viên gạch tùy ý. Chẳng hạn như kích thước của một viên gạch có thể là 50 pip, 30 pip,…

Khi kích thước của một viên gạch bị giá vượt qua khi di chuyển thì sẽ có một viên gạch được hình thành tiếp sau đó và được xếp vào cột tiếp theo. Nhưng trader cũng nên lưu ý rằng, các khung thời gian có thể được lựa chọn khác nhau. Đồng thời, sự hình thành của một viên gạch mới sẽ được dựa trên cơ sở giá đóng cửa của một phiên giao dịch có khung thời gian nhất định đã được trader lựa chọn.

Ví dụ như, trader chọn ngày là khung thời gian chính thức và mỗi cây nến sẽ có kích thước là 10 pips. Như vậy, để cây nến tiếp theo được hình thành trong một xu hướng tăng thì giá đóng cửa của một phiên giao dịch vừa kết thúc phải cơ hơn 10 pips so với kích thước của cây nếu đã được hình thành trước đó. Tuy nhiên, có một vài trường hợp cây nến tiếp theo phải đợi sang ngày hôm sau mới hình thành được thay vì trong ngày. Chẳng hạn như việc phiên giao dịch có giá tăng đến mức 20 pip nhưng sau đó nó lại rút râu với mức giá đóng cửa thấp dưới mức 10 pip.

Biểu đồ Renko hình thành các cây nến
Biểu đồ Renko hình thành các cây nến

Trader có thể tham khảo ví dụ bên trên về  sự hình thành của cây nến đỏ và nến xanh. Ở đây, Exness có một ví dụ về giá Vàng, mỗi viên gạch trong trường hợp này sẽ có giá trị (kích thước) là 10$.

  • Nhìn vào Renko Chart, trader hãy quan sát giá vàng của viên gạch đã được khoanh màu đỏ với vùng giá cũng được khoảnh màu đỏ ở biểu nếu thường. Lúc này, viên gạch màu xanh có mức giá hiện tài là 1410$ đến 1420$.
  • Để một viên gạch màu xanh bên trên được vẽ thêm, trader cần phải có được một mức giá đóng cửa cao hơn giá trị của một viên gạch trước đó, tức là phải nằm cao hơn 1430$. Tuy nhiên, trong bốn ngày sau đó, giá vàng đã không làm được và đó chính là lý do khiến cho không một viên gạch nào được hình thành thêm nữa.
  • Tương tự như vậy, trader cần phải có giá đóng cửa thấp hơn giá trị của một viên gạch trước đó, tức là nằm dưới mức 1400$ thì một viên gạch đỏ mới có thể được vẽ ở phía dưới. Và có thể thấy, sau khi qua 4 ngày thì vào ngày thứ 5, giá vàng đã hình thành được Gap và có giá đóng cửa nằm dưới mức 1390$. Nhờ vậy mà viên gạch tiếp sau đó mới được hình thành. Qua trường hợp này, các trader cũng có thể thấy được trên biểu đồ Renko cũng đã thể hiện khoảng Gap.

Để giúp các trader dễ dàng nắm bắt được các đặc điểm chính của Renko Chart này, chúng ta hãy cùng điểm lại một vài điều sau đây nhé:

  • Trên biểu đồ Renko sẽ không thể hiện yếu tố thời gian dù cho chúng được vẽ theo trục thời gian. Yếu tố giúp cho các viên gạch Renko được hình thành chính là giá cả. Vì thế, thời gian cũng sẽ không có bất kỳ sự liên quan nào đến khoảng cách giữa các viên gạch với nhau. Để hình thành nên một viên gạch Renko có thể mất chỉ mất 1 giờ, một ngày nhưng cũng có thể mất cả tháng.
  • Dựa vào khung thời gian mà biểu đồ đã chọn, chỉ có giá đóng cửa là được biểu đồ Renko sử dụng. Chẳng hạn trader chọn khung thời gian tuần, thì lúc này các viên gạch sẽ được xây dựng dựa vào giá đóng cửa của hàng tuần.
  • Độ “mịn” của Renko Chart sẽ bị ảnh hưởng từ việc các viên gạch tăng hoặc giảm kích thước. Biến động sẽ xuất hiện nhiều nếu như giảm kích thước của viên gạch xuống. Tuy nhiên, sự đảo chiều của giá có thể sẽ xảy ra sớm nhờ vào điều này. Lưu ý, số lần dao động bị nhiễu và giảm bắt nguồn từ việc viên gạch có kích thước ngày càng lớn. Và điều này cũng sẽ làm cho sự đảo chiều của giá được báo hiệu chậm trễ.
  • Trường hợp xu hướng không đảo chiều, viên gạch hiện tại có giá đóng cửa bao nhiêu thì đó cũng chính là giá mở cửa của viên gạch được hình thành sau đó. Trên biểu đồ Renko, điểm kết thúc của một viên gạch vừa được vẽ sẽ chính là điểm bắt đầu của viên gạch tiếp sau đó trong trường hợp giá vẫn đi theo cùng một hướng.
  • Khi giá di chuyển một khoảng gấp hai làn kích thước viên gạch trước đó với hướng ngược lại thì sẽ xuất hiện việc xu hướng đảo chiều. Lưu ý, trong biểu đồ nến Renko sẽ không bao giờ có chuyện một vị trí nhưng tồn tại đến hai viên gạch. Ví dụ như biểu đồ trên, khi giá vàng đang ở mức 1420$. Khi giá tăng lên 10$, tức là bằng kích thước của một viên gạch thì viên gạch mới cũng sẽ được tạo nên. Đồng thời, viên gạch mới sẽ không được tạo thành khi giá giảm đi 10%. Chỉ khi nào giá giảm 20%, tức là gấp hai lần kích thước một viên gạch thì mới hình thành nên được một viên gạch giảm. Và điều này báo hiệu cho việc sẽ có một sự đảo chiều xuất hiện theo hướng từ tăng sang giảm.
  • Thông tin bổ sung sẽ không được cung cấp bởi góc của đường xu hướng: Ở các nền tảng khác nhau, khi vẽ biểu đồ Renko thì trader sẽ các đường xu hướng tạo nên góc cũng sẽ khác nhau. Sự khác nhau này không thể hiện được điều gì. Đơn giản là do kích thước của viên gạch không bằng nhau cho nên mới tạo ra sự khác nhau đó và điều này cũng chẳng có gì liên quan đến giá.
  • Biểu đồ sẽ không ghi lại các mức giá thấp/cao: Các thông tin như kích thước của một viên gạch đã bị giá vượt qua hay việc kích thước của một viên gạch không bị giá vượt qua khi đóng cửa cũng đều sẽ không được ghi lại. Đối với các nến thông thường, những thông tin này sẽ được râu nến thể hiện. Tuy nhiên, bởi vì Renko Chart không có râu nến cho nên những thông tin sẽ bị mất.
  • Thời điểm vẽ viên gạch đó chính là dấu thời gian (timestamp): Nếu như một cây nến được mở cửa vào 8h30’ sáng trên biểu đồ nến thông thường trong vòng 5 phút. Nghĩa là từ 8:30’ sáng đến 8:34’59’’, toàn bộ các biến động giá trong khoảng thời gian này đều được biểu đồ thể hiện. Nhưng đối với biểu đồ Renko, ví dụ vào lúc 9:30’ sáng có một viên gạch được vẽ thì có nghĩa rằng giá đã đi được một khoảng lớn hơn kích thước của một viên gạch vào lúc 9:30’ sáng chứ nó không hề mang một ý nghĩa gì về mặt thời gian.
  • Dấu hiệu thời gian giống nhau của một vài viên gạch: Giả sử viên gạch có kích thước là 10 và trong một phiên giao dịch nó đã tăng lên 100. Lúc này, trên biểu đồ Renko sẽ có liên tiếp đến 10 viên gạch được vẽ nên. Trong khi đó, nếu là biểu đồ nếu thường thì nó sẽ chỉ có duy nhất một cây nến được vẽ mà thôi. Chính vì điều này mà đôi khi trong biểu đồ Renko sẽ có nhiều đường xu hướng dài chưa có xu hướng rõ ràng. Vì vậy, trader không nên quá vui mừng khi thấy những đường xu hướng dài vì có thể nó cũng chẳng mang lại cơ hội giao dịch gì cho trader trong biểu đồ Renko.
  • Renko Chart sẽ có chiều rộng khác nhau theo ngày: Nguyên nhân của việc này có thể là do yếu tố mang lại tầm ảnh hưởng đến các biến động trong Renko Chart không phải là thời gian. Chẳng hạn, trader chọn xét tại khung thời gian H1, như vậy mỗi ngày trên biểu đồ thường sẽ có sự xuất hiện của 24 cây nến. Nhưng đối với biểu đồ Renko thì lại khác, số cây nếu sẽ có sự khác nhau qua mỗi ngày. Chính vì vậy mà đôi khi việc này sẽ khiến trader khó chịu và không quen khi theo dõi.

Nến Renko và nến Nhật có điểm gì khác nhau?

Điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đó chính là nến Renko không sử dụng đến yếu tố thời gian còn nến Nhật thông thường thì lại có. Dù cho các khung giờ khác nhau và trục thời gian vẫn tồn tại. Nhưng trong Renko Chart, cây nến chỉ thể hiện mỗi giá mà không hề để tâm đến việc một cây nến sẽ mất thời gian bao lâu để hình thành.

Ngoài ra, có thể thấy cây nến Renko không hề có râu và kích thước giữa mỗi cây nến đều như nhau. Đó là lý do giúp Renko Chart gọn gàng và trực quan hơn. Ưu điểm này của Renko Chart giúp cho những trader mới không bị rối rắm và ngỡ ngàng như khi đứng trước các cây nến trong biểu đồ Nhật truyền thống.

Những ưu điểm và nhược điểm của biểu đồ Renko là gì?

Ưu điểm của Renko Chart là gì?

Bởi vì biểu đồ Renko ít bị nhiễu cho nên nó mang lại hiệu quả rất lớn trong việc xác định mức kháng cự và hỗ trợ. Một khi xu hướng mạnh được hình thành thì đây cũng chính là xu hướng mà các trader sử dụng Renko Chart có thể chọn để đi theo trong một quãng thời gian dài trước khi mà hướng ngược lại xuất hiện một viên gạch mới.

Các xu hướng được biểu đồ này thể hiện rất dễ hiểu và rõ ràng. Do đó, nó khá thích hợp với các trader mới chơi chưa có kinh nghiệm trong giao dịch.

Ngoài ra, các trader sẽ có được tính kiên nhẫn khi sử dụng biểu đồ Renko. Bởi vì trong quãng thời gian chờ nến Renko đổi màu, trader sẽ bắt gặp được nhiều cơ hội giao dịch hơn. Điều này khác hẳn với biểu đồ thông thường. Với các khung thời gian thấp, biểu đồ thường sẽ khiến cho trader dễ dàng thực hiện giao dịch nhiều lần trong khi chưa chắc chắn.

Với cách thức hoạt động không kết hợp với yếu tố thời gian, biểu đồ Renko sẽ giúp trader ít bị cám dỗ và hạn chế được việc vội vàng đưa ra quyết định.

Không những thế, đến với biểu đồ Renko, việc quản lý rủi ro là điều mà các trader không cần phải lo lắng. Để quản lý rủi ro có nguyên tắc, trader có thể chỉ tham gia giao dịch khi các gạch Renko có sự đổi màu và khi chúng trở lại màu như cũ thì trader sẽ thoát ra. Hoặc trader cũng có thể lấy điểm cắt lỗ là giá mở cửa của viên gạch gần đây nhất cũng như khi thị trường di chuyển thì cũng sẽ di chuyển mức cắt lỗ theo.

Nhược điểm của Renko Chart là gì?

Ngoài các ưu điểm nổi bật thì nhược điểm của biểu đồ renko là gì? Việc không sử dụng yếu tố thời gian cũng trở thành điểm yếu của biểu đồ Renko này. Khi thiếu đi yếu tố thời gian thì các chi tiết trên biểu đồ Renko cũng sẽ không được hiển thị nhiều như biểu đồ thanh hay nến. Chẳng hạn một việc một cổ phiếu đã tồn tại không một quãng thời gian vô cùng lâu nhưng nó chỉ được biểu đồ Renko thể hiện duy nhất bằng một viên gạch. Điều này sẽ không truyền tải hết đến trader quá trình cổ phiếu đó tồn tại diễn ra như thế nào, có biến động gì hay không?. Do đó, nó cũng sẽ gây ra cho trader rất nhiều bất lợi.

Có thể thấy, bởi vì chỉ dùng đến giá đóng cửa cho nên Renko Chart cũng đã bỏ qua giá thấp nhất và giá cao nhất. Mặc dù lương nhiễu sẽ được giảm đi nhờ vào việc sử dụng giá đóng cửa. Tuy nhiên, điều này cũng có thể được hiểu rằng trước khi các viên gạch mới được hình thành thì có khả năng giá đã tạo ra sự phá vỡ. Và như vậy, cảnh báo này sẽ không được các trader nắm bắt được.

Ngoài ra, biểu đồ Renko được thiết lập với mục tiêu tuân thủ theo xu hướng giá chung của tài sản. Do đó, khi có sự thay đổi quá sớm của các khối hình thì các tín hiệu có khả năng sẽ bị sai màu. Điều này sẽ hình thành nên hiệu ứng whipsaw effect (hiệu ứng hình máy cưa). Cho nên, trader không thể nào bỏ qua việc kết hợp biểu đồ Renko và các dạng phân tích kỹ thuật với nhau.

Hướng dẫn cách sử dụng nến Renko để giao dịch

Với các giới thiệu vừa rồi, có thể thấy biểu đồ nến Renko có hai chiến lược chính như sau:

  • Biểu đồ Renko sẽ phát ra tín hiệu chính nằm ở việc màu của viên gạch thay đổi: Một xu hướng sẽ có khả năng thay đổi cao nếu như viên gạch đổi màu từ đỏ sang xanh và ngược lại. Có đôi khi các tín hiệu mà biểu đồ Renko đưa ra sẽ là vào cuối một xu hướng ngắn hạn. Tuy nhiên có thể thấy dựa vào Renko mà các trader vẫn có khả năng hiểu và nắm bắt kịp theo các xu hướng lớn hơn nữa.
  • Những chiến lược liên quan đến Breakout: Như đã chia sẻ, các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đều sẽ được Renko Chart cung cấp đến các trader. Vì vậy, trader có thể hy vọng một sự biến động mạnh sẽ diễn ra theo hướng đó nếu như ngưỡng này bị phá vỡ. Bên cạnh đó, những phân kỳ nhỏ giữa các chỉ báo dao động và giá đều sẽ được cho phép phát hiện bởi biểu đồ Renko chẳng hạn như RSI.

Biểu đồ Renko với đảo chiều xu hướng

Nhắc đến biểu đồ Renko, ưu điểm lớn nhất mà các trader luôn nhớ đến đó chính là việc đơn giản hóa yếu tố về giá để giúp trader nắm bắt đảo chiều và xu hướng một cách dễ dàng hơn.

Có thể thấy như biểu đồ Renko của BTC/USD ở khung thời gian D1 trong hình minh họa bên dưới. Biểu đồ này đã sử dụng tín hiệu chính là khi có sự hình thành của một cây nến có màu đối ngược với xu hướng hiện tại.

Sử dụng biểu đồ Renko để giao dịch đảo chiều
Sử dụng biểu đồ Renko để giao dịch đảo chiều

Chẳng hạn, sau rất nhiều viên gạch có màu đỏ trong tháng hai thì đã có sự hình thành của một viên Renko màu xanh. Tại mức $7.583,84, tức là lúc Renko này đóng cửa thì có thể tiến hành mở một vị thế mua. Đến khi nào trên biểu đồ vẫn còn sự hình thành của viên Renko màu xanh này thì đến lúc đó trader vẫn có thể giữ vững vị thế mua này.

Khi một viên gạch Renko có màu đỏ đầu tiên được hình thành thì đây chính là tín hiệu thông báo đến trader nhằm thoát khỏi một vị thế mua. Nhìn vào biểu đồ trên, dễ dàng thấy được ở thời điểm cuối tháng 2 đã xuất hiện một viên gạch Renko đầu tiên có màu đỏ với mức giá đóng cửa khi đó là $10.341,60. Khi đó, cứ mỗi BTC giao dịch thì sẽ nhận về khoản tiền lời tương đương 2.800$.

Đồng thời, khi một viên gạch màu đỏ xuất hiện sau sau hàng loạt viên gạch màu xanh thì trader có thể bán khống. Tương tự, trader cũng có quyền giữ vững lệnh bán này cho đến khi có sự xuất hiện trở lại của viên gạch màu xanh.

Trên biểu đồ Renko của BTC/USD, một tín hiệu để bán đã được thông báo với giá vào lệnh ở mức $10.686,32 vào hồi đầu tháng 3. Thị trường vẫn cứ mãi đi xuống cho đến một cây nến xanh được hình thành và có giá đóng cửa ở mức $8.618,00. Nếu như trader lựa chọn thực hiện giao dịch theo tín hiệu này thì cứ mỗi đồng bitcoin sẽ có thể đạt được lợi nhuận là 2000$.

Tuy nhiên lưu ý rằng, để hạn chế tình trạng gặp phải tín hiệu giả thì trader nên chờ đợi sự xác nhận trước hoặc backtest trước khi giao dịch nhé.

Các tín hiệu giả đôi khi sẽ được Renko Chart trả về. Do đó, để có thể tối ưu hóa hiệu suất giao dịch một cách chính xác nhất trên Renko Chart thì các trader có thể Backtest bằng cách điều chỉnh kích thước của thanh nến với các thiết lập khác nhau.

Để đáng tin cậy hơn nữa, trader có thể thực hiện giao dịch đảo chiều tại vị trí của các mức kháng cự, hỗ trợ quan trọng. Hoặc ngoài ra, trước khi vào hoặc đóng một vị thế nào, trader có thể chờ đợi sự hình thành hai viên Reko với chiều ngược lại chiều của xu hướng hiện tại.

Giao dịch đảo chiều trên Renko Chart
Giao dịch đảo chiều trên Renko Chart

Như biểu đồ trên, đây là một ví dụ về việc trong một xu hướng tăng mạnh có xảy ra false breakout. Trong đó, xu hướng tăng vẫn được tiếp tục diễn ra mặc dù đã có sự xuất hiện của một viên gạch Renko màu đỏ.

Để hiểu được tại sao trước khi giao dịch chúng ta cần nên đợi thêm xác nhận khi có sự hình thành của một viên Renko theo hướng ngược lại với xu hướng, các trader có thể theo dõi sự phân tích các tín hiệu tại biểu đồ minh họa bên trên. Hiểu một cách đơn giản, thời điểm xác nhận chính là khi có sự xuất hiện của cả hai viên gạch Renko theo hướng ngược lại chơi không phải chỉ là sự xuất hiện của duy nhất một viên gạch.

Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ Renko

Có thể thấy các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ được xác định khá rõ ràng nhờ vào biểu đồ Renko. Sau đây Exness sẽ chia sẻ đến trader cách lập ngưỡng kháng cự và hỗ trợ bằng cách sử dụng Renko thông qua ví dụ minh họa của biểu đồ ETH/USD dưới đây.

Xác định kháng cự và hỗ trợ nhờ vào Renko Chart
Xác định kháng cự và hỗ trợ nhờ vào Renko Chart

Ở biểu đồ minh họa này, đỉnh đang ở mức $276,00. Mặc dù ngưỡng kháng cự này đã bị thị trường vượt qua một chút tuy nhiên nó lại không thể tồn tại lâu trên mức này. Nhưng điều này vẫn được công nhận là một tín hiệu của việc chuẩn bị có sự phá vỡ giá. Sau đó, ngưỡng kháng cự này đã thật sự bị giá vượt qua và phá vỡ, tại mức $276,00 lúc này sẽ được chuyển đổi thành ngưỡng hỗ trợ.

Vào đầu tháng 7, có thể thấy ngưỡng hỗ trợ này đã được giá tôn trọng khi mà ETU/USD có sự giảm xuống từ đỉnh đến mức này và sau đó nó lại tăng lên trở lại.

Nhưng ngưỡng hỗ trợ lại bị giá phá vỡ và quay trở về thành ngưỡng kháng cự một lần nữa vào đầu tháng 7. Khi mà ngay sau đó giá test quay lại mức này thì đây chính là cơ hội cực tốt để trader bán ETH/USD.

Bên cạnh giao dịch đảo chiều, biểu đồ Renko còn cho phép trader giao dịch theo Breakout như các biểu đồ nến thường. Trong trường hợp cùng một chuỗi nến giống màu nhau có sự xuất hiện của việc giá phá vỡ khỏi các đáy hay đỉnh cũ. Thì khi nhận thấy xảy ra sự phá vỡ, trader nên tiến hành vào lệnh với hướng tương tự với hướng của sự phá vỡ đó.

Renko Chart và giao dịch Breakout
Renko Chart và giao dịch Breakout

Có thể thấy trong biểu đồ Renko vẫn có sự xuất hiện của các mô hình giá giống với biểu đồ nến thông thường như mô hình đáy đôi và đỉnh đôi, Vai và Đầu. Dựa vào các mô hình này, trader có thể nhận được vô cùng cơ hội tuyệt vời khi giao dịch.

Cách cài đặt nến Renko trên nền tảng MT4

Theo như tìm hiểu của Exness, trên nền tảng MT4 không có sẵn biểu đồ Renko. Mặc dù là vậy, nhưng biểu đồ Renko cũng giống như các chỉ báo thông thường khác mà thôi. Do đó, trader vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm và tải về mẫu biểu đồ này để sử dụng.

Sau khi đã tải về thành công, trader cần phải cài đặt biểu đồ này thì mới có thể sử dụng được. Biểu đồ Renko sẽ được sử dụng như là một chỉ báo độc lập chớ nó không thể hoàn toàn thay thế được biểu đồ nến truyền thống.

Về phần thiết lập Renko Chart, trader có thể tùy ý điều chỉnh theo như sự mong muốn của mình chẳng hạn như điều chỉnh thời gian, điều chỉnh kích thước của viên gạch.

Để có thể thu thập được các thông tin bổ ích từ loại biểu đồ này, trader nên luyện tập với nhiều thông số khác nhau để tìm ra thông số thích hợp nhất với chiến lược giao dịch của mình.

Tổng kết

Renko Chart là một loại biểu đồ thể hiện cụ thể các mức kháng cự, hỗ trợ cũng như giúp cho các trader dễ dàng xác định được xu hướng giá một cách chính xác. Qua bài viết hướng dẫn giao dịch về biểu đồ Renko vừa rồi, Exness mong rằng các trader sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có được những giao dịch hiệu quả hơn trong tương lai sau này.

Xem thêm:

Ví dụ minh họa về hoạt động của mô hình Capm – Capital Asset Pricing Model

Tuần lễ khủng hoảng và động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu

Nguyên tắc nào tạo ra Algorithmic Trading – Giao dịch thuật toán?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *