Pullback là gì

Pullback là gì? Cách sử dụng giao dịch pullback hiệu quả

Pullback là gì? Đây là một thuật ngữ trong giao dịch, được dùng để ám chỉ một giai đoạn đặc biệt của giá trên thị trường chung. Nếu bạn chưa nắm được những thông tin xoay quanh khái niệm này thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thông tin liên quan đến Pullback cho bạn. Hãy cùng Exness khám phá thời điểm xuất hiện, ưu điểm, nhược điểm, các chỉ báo và cách thức giao dịch Pullback là như thế nào nhé.

Pullback là gì?

Khi trên thị trường xuất hiện một giai đoạn giá biến động đi ngược với xu hướng chính mà trước đó đã được thiết lập thì đó gọi là Pullback. Giai đoạn này xuất hiện nhằm mục đích điều chỉnh lại giá trước khi giá quay trở về tiếp tục phát triển theo xu hướng cũ.

Vì thế, trong tiếng Việt, Pullback được gọi là giá thoái lui hoặc giá điều chỉnh. Độ dài của trend sẽ chi phối thời gian dài hay ngắn của một giai đoạn Pullback. Do đó, Pullback sẽ gồm có 2 loại chính, đó là: Pullback trong một xu hướng giảm và Pullback trong một xu hướng tăng.

2 loại Pullback trong xu hướng tăng và trong xu hướng giảm
2 loại Pullback phổ biến – Pullback trong xu hướng tăng và trong xu hướng giảm

Khi thị trường đang trong một xu hướng tăng, sẽ có những lúc giá buộc phải giảm theo chiều đi xuống rồi mới tăng trở lại và vượt qua đỉnh trước đó của nó. Trong khi nhìn tổng thể giá sẽ tăng liên tiếp.

Tương tự như thế, khi thị trường trong một xu hướng giảm, cũng sẽ có lúc giá tăng lên rồi lại đi xuống trở lại và tạo đáy thấp hơn so với đáy trước của nó. Nhìn tổng thể, giá vẫn sẽ đi xuống nhưng sẽ có những giai đoạn tăng lên như vậy. Do đó, các đoạn màu đỏ như hình chính là Pullback trong cả hai giai đoạn thị trường uptrend hay downtrend.

Pullback trong thị trường uptrend
Pullback trong thị trường uptrend
Pullback trong thị trường downtrend
Pullback trong thị trường downtrend

Khi nào Pullback xuất hiện?

Vậy Pullback xuất hiện khi nào? Đúng như tên gọi của nó, Pullback xuất hiện khi giá ở mức quá mua hoặc quá bán. Các chỉ báo như MACD, RSI hay các đường trendline sẽ báo hiệu cho các bạn sự điều chỉnh giá đó. Sau khi Pullback kết thúc, giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng chính của thị trường. Do đó, có thể coi giai đoạn nghỉ của một xu hướng để lấy đà tiếp tục vận hành theo trend chính là giai đoạn Pullback.

Chú ý: Bạn cần lưu ý rằng tính chất của Pullback chỉ là tạm thời, nghĩa là nó chỉ tạm dịch chuyển giá ngược hướng với xu hướng chính rồi sau đó lại đảo chiều trở lại đúng theo xu hướng của thị trường. Trong khi đó, giá đảo chiều lại là sự đảo chiều giá theo hướng ngược lại nhưng trong một khoảng thời gian lâu dài. Khi đó xu hướng chính sẽ thay đổi theo giá, ví như từ giảm thành tăng và ngược lại, từ tăng thành giảm. Đương nhiên, giai đoạn này sẽ kéo dài lâu hơn một giai đoạn Pullback.

Các ưu điểm và nhược điểm trong giao dịch pullback nên biết

Các ưu điểm và nhược điểm trong pullback trading
Các ưu điểm và nhược điểm trong pullback trading

Ưu điểm của Pullback là gì?

Trên thực tế, khá nhiều trader tin tưởng lựa chọn giao dịch Pullback bởi nó sở hữu những ưu điểm tuyệt vời, cụ thể như sau:

Mang lại xác suất cao khi đi theo xu hướng: Hãy nhớ rằng xu hướng chính là một người bạn tốt, bạn sẽ được thị trường ưu ái nếu đi theo xu hướng. Pullback có nhiệm vụ tận dụng thời điểm xu hướng đang “nghỉ ngơi” để mang về khoản lợi nhuận khi giá chuẩn bị đảo chiều để tiếp tục trở lại đi theo xu hướng.

Điểm cắt lỗ dế nhận biết: Một Pullback sẽ trở thành đảo chiều nếu nó được điều chỉnh quá sâu. Lúc đó bạn sẽ cần lệnh cắt lỗ, khi rủi ro đảo chiều tăng cao, trader sẽ tiến hành đóng lệnh dựa vào đặc điểm này.

Risk Reward tốt giúp tối ưu hóa lợi nhuận: Pullback sẽ có tỷ lệ Risk Reward khác nhau tùy vào các “level” giao dịch cũng như những điều kiện thị trường khác nhau. Tuy nhiên đối với giao dịch Pullback thì tỷ lệ Risk Reward 1:2, 1:3 là “khá đơn giản”.

Nhược điểm của Pullback là gì?

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Pullback cũng tồn tại những nhược điểm mà bạn cần phải lưu ý:

Dễ nhầm lẫn với đảo chiều: Khi giao dịch thực tế, diễn biến của thị trường là khó có thể lường trước được, nhiều khi sẽ không đi theo những gì mà trader dự đoán. Vì thế mặc dù giữa đảo chiều và Pullback có những điểm khác biệt khá rõ ràng nhưng sẽ có vô vàn trường hợp từ Pullback phát triển thành đảo chiều. Điều này sẽ gây nhầm lẫn cho các trader vì thế bạn cần hết sức lưu ý.

Dễ phụ thuộc vào xu hướng của thị trường: Việc tìm được xu hướng tốt sẽ là yếu tố quan trọng nhất mang lại lợi nhuận cho một giao dịch Pullback chứ không phải việc tìm ra Pullback. Nói đơn giản là nếu muốn giao dịch thành công thì bạn phải phân tích và tìm ra được đâu là một xu hướng tốt.

Dễ bỏ lỡ cơ hội: Nhược điểm lớn nhất của Pullback chính là khiến cho bạn dễ bỏ lỡ cơ hội. Khi thị trường có xu hướng mạnh, bạn sẽ rất dễ để lỡ cơ hội nếu nhịp Pullback điều chỉnh quá ít so với những gì bạn mong đợi. Bạn phải đánh đổi cơ hội đó nếu muốn chờ nhịp điều chỉnh của thị trường để vào lệnh với tỷ lệ Risk Reward tốt.

Những chỉ báo được sử dụng hỗ trợ giao dịch Pullback

Trong mỗi trường hợp cụ thể, bạn sẽ cần nhận diện và giao dịch Pullback nhờ một số thông số kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo những thông số dưới đây để giao dịch hiệu quả.

Fibonacci Retracement – Fibonacci hồi quy

Fibonacci Retracement là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến
Fibonacci Retracement là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến

Đây là một công cụ phân tích kỹ thuật khá phổ biến với 3 mức mà bạn cần lưu ý, gồm có: 38.2%, 50% và 61.8%.

Bạn tiến hành vẽ Fibonacci Retracement khi giá bắt đầu điều chỉnh Pullback. Sau đó bạn sẽ tìm kiếm cơ hội giao dịch bằng cách chờ đợi giá tương tác với 3 mức giá trị % của Fibonacci Retracement nêu trên.

Đường Trendline

Trendline là công cụ xác định xu hướng khá hiệu quả
Trendline là công cụ xác định xu hướng khá hiệu quả

Đường xu hướng trendline là một công cụ xác định xu hướng khá hiệu quả mà lại vô cùng đơn giản, trong giao dịch Pullback, trendline cũng được sử dụng như một công cụ hỗ trợ khá có ích.

Khi các đáy và đỉnh nằm trên một đường thẳng trong trường hợp giá đi theo xu hướng thì đó chính là đường trendline. Các đáy và đỉnh bật nảy trên trendline sẽ chính là cơ hội để các trader tiến hành giao dịch.

Nói cách khác cơ hội giao dịch sẽ xuất hiện theo chiều tăng hoặc giảm của xu hướng chính khi giá kết thúc điều chỉnh chạm vào đường trendline.

Moving Averages

Đường trung bình Moving Averages được khá nhiều trader sử dụng
Đường trung bình Moving Averages được khá nhiều trader sử dụng

Moving Averages là chỉ báo được sử dụng khá phổ biến, nhất là trong phân tích xu hướng, nó còn được biết đến với tên gọi là đường trung bình.

Đường trung bình thường tự di chuyển theo xu hướng thị trường, vì vậy nó thường đóng vai trò giống như một “trendlines động”.

Cũng chính vì thế mà khả năng tìm kiếm cơ hội giao dịch Pullback cũng được trang bị cho đường trung bình, khá giống với trendline.

Cụ thể, khi giá điều chỉnh kết thúc tại điểm giao thoa với đường trung bình thì bạn có thể cân nhắc giao dịch mua hoặc bán.

Kháng cự và hỗ trợ

Kháng cự và hỗ trợ giúp giao dịch đạt hiệu quả cao
Kháng cự và hỗ trợ giúp giao dịch đạt hiệu quả cao

Trong hầu hết các chiến lược giao dịch, các trader thường sử dụng kháng cự và hỗ trợ bởi đây là một công cụ phân tích kỹ thuật khá cơ bản.

Bạn có thể vẽ ra các vùng giá quan trọng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhờ sử dụng công cụ này.

Những vùng giá trong quá khứ nến đã test – nghĩa là chạm vào và bật nảy nhiều lần chính là những vùng quan trọng.

Tương tự như những công cụ phân tích trê, khi sử dụng công cụ này trong giao dịch Pullback, bạn sẽ cần chờ đợi giá điều chỉnh về vùng quan trọng. Vùng này đã được kháng cự và hỗ trợ highlight lại. Nhờ đó bạn có thể tìm kiếm cơ hội giao dịch cho mình.

Hướng dẫn cách giao dịch Pullback đạt hiệu quả cao

Cách sử dụng pullback trading trong forex hiệu quả
Cách sử dụng pullback trading trong forex hiệu quả

Nếu bạn đã hiểu Pullback là gì thì chắc chắn bạn sẽ muốn biết làm thế nào để giao dịch pullback mang lại hiệu quả cao. Khi giao dịch Pullback, rủi ro sẽ được giảm thiểu và lợi nhuận cũng sẽ được tối đa hóa. Do đó bạn cần phải xác định đúng xu hướng để xác suất rủi ro thấp nhất có thể và mang lại lợi nhuận cao nhất. Hãy xác định xu hướng dựa vào những nguyên tắc dưới đây.

Xu hướng tăng bullish được thể hiện bằng những đáy cao hơn (high low) và đỉnh cao hơn (higher high)

Các đáy và đỉnh cao hơn trong xu hướng bullish
Các đáy và đỉnh cao hơn trong xu hướng bullish

Đây là cách xác định xu hướng tăng đơn giản nhất. Bạn xác định điều đó dựa vào các đáy mới và những đỉnh mới được tạo ra liên tiếp. Lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng những biểu đồ có khung thời gian lớn hơn như D1 hoặc H1 để tránh tình trạng bị fake hoặc nhiễu.

Xem và chờ đợi pullback diễn ra tại khung H1 sau khi xác định được xu hướng

Sau khi xác định được xu hướng, tiến hành chờ Pullback diễn ra
Sau khi xác định được xu hướng, tiến hành chờ Pullback diễn ra

Bạn có thể chuyển sang những khung thời gian nhỏ hơn, ví như H1 hoặc m13 hay m15 sau khi xác định xu hướng thành công. Tuy nhiên, khung H1 là khung phù hợp nhất bởi nó mang lại khả năng chính xác cao.

Tìm khu vực giá điều chỉnh (Pullback) bằng Fibonacci

Bạn có thể xác định Fibonacci thoái lui để có thể tìm Pullback một cách nhanh chóng.

Sử dụng Fibonacci để tìm khu vực pullback
Sử dụng Fibonacci để tìm khu vực pullback

Tiến hành mua tại vùng giá Fibonacci thoái lui – từ 50% đến 61.8%

Tại vùng 50% và 61.8%, bạn sẽ tiến hành đo thoái lui Fibonacci và đó chính là vùng giá đẹp để bạn có thể thực hiện mua vào.

Mua tại vùng giá Fibonacci thoái lui
Mua tại vùng giá Fibonacci thoái lui

Đặt dừng lỗ tại vị trí phía dưới của đáy (Swing low)

Một vị trí hấp dẫn nhất để bạn có thể chọn làm điểm đặt dừng lỗ là điểm thấp nhất được sử dụng để tiến hành vẽ Fibonacci thoái lui.

Đặt dừng lỗ tại vị tri thấp nhất để vẽ Fibonacci thoái lui
Đặt dừng lỗ tại vị tri thấp nhất để vẽ Fibonacci thoái lui

Khi giá vượt qua các swing high thì tiến hành chốt lời

Giá sẽ re-test nhiều lần tại chính điểm swing high khi bắt đầu phá vỡ vượt lên trên để xác định xem có thể vượt qua hay không. Do đó, bạn nên chốt lời tại thời điểm này để đảm bảo nguồn vốn. Hoặc bạn cũng có thể chốt lời một nửa, sau đó dời điểm cắt lỗ về entry. Cuối cùng, nếu giá phá vỡ và tiếp tục tạo thêm những đỉnh cao hơn thì bạn sẽ tiếp tục gồng lời

Thực hiện chốt lời khi giá vượt qua swing high
Thực hiện chốt lời khi giá vượt qua swing high

Xem thêm nhiều kiến thức trading khác qua bản tin Hướng Dẫn của Exness Việt Nam nhé!

Sự khác biệt giữa xu hướng đảo chiều và Pullback là gì?

Xu hướng đảo chiều (Reversal)

Xu hướng điều chỉnh giá (Pullback)

Thường xuất hiện sau sideway hoặc các giai đoạn tích lũy

Thường xuất hiện trong giai đoạn xu hướng chính của thị trường xảy ra biến động mạnh

Biến động giá diễn ra trong thời gian dài hạn

Biến động giá diễn ra trong thời gian ngắn hạn

Có nhiều mẫu biểu đồ đặc trưng như mô hình 2 đáy, mô hình 2 đỉnh, các mô hình nến hoặc mô hình vai đầu vai

Các mẫu biểu đồ đặc trưng không nhiều, chủ yếu xác định xu hướng dựa vào các chỉ báo như MACD, RSI

Giá sẽ đảo chiều và giảm dần do trong một xu hướng tăng, phe tăng không đủ sức mua để đẩy giá đi lên cao hơn.

Tình trạng quá mua xuất hiện để điều chỉnh lại giá trong một xu hướng tăng.

Tình trạng quá bán xuất hiện để điều chỉnh lại giá trong một xu hướng giảm.

Vì thế, bạn cần xác định chính xác xem khi giá đảo chiều xu hướng thì đó là sự đảo chiều hay là Pullback. Các trader mới vào nghề thường gặp phải tình trạng nhầm lẫn khi phân biệt 2 hình thái này, dẫn đến việc sập bẫy của “cá mập” do đánh ngược trend.

Bởi tại đây, cá mập thường “tung hỏa mù” khiến cho các trader thiếu kinh nghiệm nhầm lẫn bởi giá đã đảo chiều nhưng vẫn tưởng giá đang đi theo xu hướng cũ. Hoặc đôi khi các trader lầm tưởng giá đã đảo chiều trong khi sự thật là chúng chỉ đang tạm thời điều chỉnh tăng hoặc giảm, dẫn đến vào lệnh sai lầm.

Kết luận

Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã hiểu Pullback là gì và biết được những cách thức giao dịch Pullback hiệu quả rồi phải không nào? Bạn hãy chú ý quan sát thị trường thật kỹ lưỡng cũng như xây dựng những chiến thuật giao dịch phù hợp để có thể mang về nhiều lợi nhuận và giảm thiểu được những rủi ro không mong muốn. Chúc bạn sẽ luôn thành công trong mọi giao dịch của mình.

Xem thêm:

Cách thức kiểm soát tỷ lệ drawdown hiệu quả

Làm việc với Divergence cần phải chú ý những vấn đề gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *