Panic Sell là gì

Panic Sell là gì? Cần làm gì khi thị trường xảy ra bán tháo?

Hiện tượng Panic Sell là gì mô tả việc các nhà đầu tư thi nhau bán tháo tài sản một cách vô căn cứ. Chắc hẳn thuật ngữ này không còn quá xa lạ với các trader lâu năm trên thương trường. Để có thể hạn chế tình trạng này, trader cần xây dựng một hệ thống quản lý giao dịch hợp lý với những chiến lược đầu tư trong dài hạn. Vậy bản chất của Panic Sell là gì? Hiện tượng bán tháo diễn ra như thế nào? Cần phải làm gì khi mọi người đổ xô bán tháo? Xem ngay bài viết chi tiết dưới đây của Forexno1.

Panic Sell là gì?

Khái niệm Panic Sell là gì?
Khái niệm Panic Sell là gì?

Trong tiếng Việt, Panic Sell được dùng để chỉ tình huống các nhà đầu tư cá nhân, hay một nhóm trader ồ ạt bán tháo tài sản trong hoảng loạn. Việc này xảy ra khi các trader đó muốn chuyển tài sản của mình sang tiền mặt, dù cho tài sản đó có tiềm năng tăng trưởng.

Hiểu đơn giản, Panic Sell xảy ra khi các nhà đầu tư bán tài sản một cách bất chấp vì sợ hãi, dẫn đến giá tài sản giảm mạnh và không thể kiểm soát. Nguyên nhân có thể đến từ ngoại tác như là những thông tin bất lợi gây hoang mang, bạo loạn hoặc chiến tranh… Ngoài ra, tác động từ bên trong như động thái xả hàng của cá mập cũng có thể khiến Panic Sell xảy ra. Thế nhưng dù vì nguyên nhân gì đi nữa, hậu quả mà Panic Sell mang lại cũng rất nặng nề cho các nhà đầu tư. 

Hiện tượng Panic Sell có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có thể kể đến như tài chính, bất động sản, hay kinh doanh sản xuất. Đơn cử là vào thời điểm xảy ra đại dịch Covid, nhiều người đã ồ ạt bán tháo để căn lỗ căn hộ Condotel. Hay việc giá dầu tới xuống mức âm trong năm 2019 do trader bất chấp bán tháo hợp đồng tương lai giá dầu. Gần đây là việc nhiều nhà đầu tư bán tháo trên thị trường chứng khoán và tiền mã hóa. 

Từ đó, có thể thấy hiện tượng Panic Sell luôn xuất hiện dù ở lĩnh vực nào. Điểm mấu chốt là trader thích nghi ra sao và ứng phó như thế nào trước Panic Sell.

Quá trình diễn ra hiện tượng Panic Sell

Mô hình ESM

Sau khi khám phá Panic Sell là gì, bài viết sẽ giới thiệu quá trình diễn ra hiện tượng Panic Sell trên thực tế. Cụ thể, Panic Sell sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Hình minh họa dưới đây mô tả kịch bản bán tháo điển hình có thể diễn ra. Đây là mô hình ESM, được viết tắt từ cụm “The Exhausted Selling Model”, nghĩa là mô hình bán tháo cạn kiệt. Từ mô hình này, chúng ta có thể xác định được điểm dừng của quá trình Panic Sell. 

Kịch bản bán tháo tài sản điển hình trên thực tế
Kịch bản bán tháo tài sản điển hình trên thực tế

Biểu đồ phía trên thể hiện quá trình bán tháo về công ty Doral Financial. Trước khi phá sản vào năm 2015, công ty này chủ yếu cho vay thế chấp. Cụ thể, quá trình bán tháo sẽ trải qua các giai đoạn sau:

  • Trước tiên, giá của một khối lượng lớn cổ phiếu sẽ nhanh chóng giảm. 
  • Kế đến là giai đoạn khối lượng tăng đột ngột để xác định tín hiệu đảo chiều của xu hướng. Khi đó, mô hình nến sẽ phản ánh quá trình giằng co giữa người mua và ngời bán. Cụ là những mô hình nến giao nhau và mô hình nến nhận chìm. 
  • Sau đó là đợt sóng với độ cao thấp hơn xuất hiện. 
  • Tiếp đến là hiện tượng phá vỡ đường xu hướng giảm. 
  • Tiếp tục là việc các đường trung bình động 40 và đường trung bình động 50 ngày bị giá phá vỡ. 
  • Cuối cùng, đường trung bình động 40 ngày và đường trung bình động 50 ngày phải được giữ lại và kiểm tra. Đồng thời giúp tìm ra điểm kết thúc của quá trình bán tháo và bắt đầu xu hướng mới. 

Ví dụ minh họa

Để giúp trader hiểu rõ hơn về cách Panic Sell xảy ra, chúng ta hãy xem xét một ví dụ về Chicago Bridge & Iron (NYSE: CBI). Cụ thể là việc họ thông báo rằng các đơn hàng sẽ bị trì hoãn và lợi nhuận giảm mạnh mẽ. Điều này đã khiến cổ phiếu giảm đến 16% chỉ trong vỏn vẹn vài giờ. 

Diễn biến giá cổ phiếu của Chicago Bridge & Iron trong vài giờ
Diễn biến giá cổ phiếu của Chicago Bridge & Iron trong vài giờ

Trước tiên, trader có thể quan sát thấy trước mốc thời gian 11 giờ 26 phút sáng thì giá đã tạo được mức thấp nhất với một khối lượng lớn. Sau đó, giá đã tiến lên một chút nhưng cuối cùng vẫn hình thành một tam giác giảm dần nên chúng ta có thể vẽ được một đường xu hướng, cụ thể là đường màu đỏ. 

Kế đến, đường xu hướng và các đường trung bình động là các chấm màu xanh lá bên trái biểu đồ lần lượt bị giá phá vỡ. Sau đó, giá đã quay về các đường trung bình động là những chấm màu xanh lá bên phải biểu đồ trước khi tiến lên phía trên. 

Cuối cùng, kết quả là giá cổ phiếu CBI quay trở về mức tăng như bình thường. Có thể thấy mô hình ESM đã giúp các nhà đầu tư tìm ra được vị trí cuối cùng của đợt bán tháo, cũng như điểm trở về đà tăng của một tài sản bất kỳ. 

Cần làm gì để tránh hiện tượng Panic Sell?

Thời điểm diễn ra Panic Sell là gì với những biến động mạnh mẽ kèm với hiện tượng trader ồ ạt bán tài sản rất đáng sợ. Vậy nên các nhà đầu tư cần có cách phòng tránh Panic Sell hiệu quả để hạn chế tình huống này. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 cách phòng tránh Panic Sell cơ bản và phản ứng trước tình huống tiêu cực này. 

Không nên Panic Selling
Không nên Panic Selling

Đầu tư trong dài hạn

Với tư duy đầu tư trong dài hạn, trader cần phải xác định tầm nhìn trong thời gian dài hơn như mục tiêu trong 1 năm, 3 năm hay thậm chí 5 năm. Khi đó, trader mới có thể trở thành nhà đầu tư giàu có mà không cần bận tâm đến biến động của thị trường. Tuy nhiên, trader buộc phải có được muốn chiến lược đầu tư phù hợp. 

Thực tế cho thấy Panic Sell diễn ra ngắn hạn chỉ mang đến những hậu quả tiêu cực. Đơn cử là việc thị trường chứng khoán suy thoái luôn đi cùng với với các đợt phục hồi mạnh mẽ và kéo dài. Tiêu biểu đợt suy thoái vào năm 2008 khi chỉ số S&P 500 giảm đến 37,22%. Nhưng sau 2008, chỉ số S&P 500 lần lượt trải qua 9 năm với nhiều thăng trầm:

  • 2009: + 27,11%
  • 2010: + 14,87%
  • 2011: + 2,07%
  • 2012: + 15,88%
  • 2013: + 32,43%
  • 2014: + 13,81%
  • 2015: + 1,31%
  • 2016: + 11,93%
  • 2017: + 21,94%

Nếu trader không hoảng loạn và sợ hãi bán tháo thì đã có thể hạn chế được khoản lỗ và tích lũy được một phần lợi nhuận đáng kể nhờ đầu tư dài hạn. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian duy trì thị trường gấu thường ngắn hơn giai đoạn thị trường bò diễn ra. Khi đà giảm giá kéo dài trung bình trong 1,3 năm với 38% mức lỗ trung bình, thì thị trường tăng giá thường duy trì trong 6,6 năm với lợi nhuận trung bình là 339%. Trader thường chỉ tập trung vào đà giảm giá trong vài tuần mà bỏ qua bức tranh toàn cảnh về lịch sử lâu dài của thị trường để kiếm lời.

Lên kế hoạch đầu tư hợp lý

“If you fail to plan, you are planning to fail!”. Bước lập kế hoạch là điều kiện quan trọng trước tiên mà bất kỳ trader nào cũng phải thực hiện nếu muốn giao dịch thành công. Kế hoạch được thiết kế càng chi tiết và cụ thể thì càng tốt vì nó sẽ giúp bạn đầu tư thông minh. Bản kế hoạch được xem như một công cụ chỉ dẫn hỗ trợ trader giao dịch với tâm thế tự tin và giảm thiểu tối đa các rủi ro. Không một nhà đầu tư nào giao dịch thành công mà bỏ qua bước lập chiến lược đầu tư cả. Vì vậy, các bạn cần trả lời được các nội dung sau khi lập kế hoạch giao dịch cho mình:

  • Quản lý vốn giao dịch được tiến hành ra sao?
  • Quá trình mài dũa, trau dồi các kiến thức về đầu tư được thực hiện như thế nào?
  • Khối lượng giao dịch bao nhiêu thì hợp lý?
  • Chiến lược vào lệnh, chốt lời, và dừng lỗ ra sao?
  • Phương pháp giao dịch chính là gì?
Kế hoạch đầu tư hợp lý được tạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau
Kế hoạch đầu tư hợp lý được tạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau

Với những trader có kinh nghiệm thì các câu hỏi trên không cần thiết nhưng nếu bạn là newbie thì nên chuẩn bị một kế hoạch giao dịch trả lời được các câu hỏi vừa rồi. Nhờ đó, bạn sẽ quản lý tài sản của mình đúng cách và không rơi vào trạng thái hoảng loạn để rồi bán tháo như những người khác. 

Chính vì thế, hãy dành thời gian để lên kế hoạch đầu tư càng chi tiết càng tốt để tránh những cạm bẫy trên thị trường đầy nhộn nhịp này. 

Không giao dịch theo hình thức “làm giàu nhanh, sợ mất tiền”

Khi tìm hiểu cách phòng tránh Panic Sell là gì, trader cần chú ý đến những hình thức đầu tư “làm giàu nhanh, sợ mất tiền. Chính vì tâm lý nóng vội và muốn làm giàu nhanh chóng đã khiến thị trường biến động mạnh mẽ. Đặc biệt là khi thị trường đang ở giai đoạn giảm giá thì tâm lý sợ mất tiền, muốn bảo vệ tài sản càng đẩy giá giảm sâu và nhanh hơn. 

Tâm lý này còn được biết đến với tên gọi “ác cảm mất mát” hay “lỗ còn lớn hơn lãi”. Hiểu đơn giản là việc các trader giao dịch với tâm thế muốn nhanh có tiền nhưng không chấp nhận được các khoản lỗ nhỏ. Thay vào đó, họ bán bất chấp vì thà lỗ ít, còn hơn chờ đến khi thị trường đi vào giai đoạn phục hồi. Cách đầu tư này làm họ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn nên họ thường tìm cách để bán tài sản dù cho giá giảm khiến thị trường xảy ra hiện tượng Panic Sell.

Tận dụng Panic Sell như một chiến lược đầu tư

Nếu thay đổi góc nhìn một chút thì Panic Sell sẽ là cơ hội đầu tư tuyệt vời  các trader để thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ. Hãy tận dụng từng cơ hội thị trường mang đến cho bạn, thay vì hoảng loạn và lo lắng để biến nó thành một chiến lược giao dịch lý tưởng. Thế nhưng, trader cần phải nắm rõ bản chất của một cơn hoảng loạn bán, cùng với kỳ vọng về điểm đáy là gì. Vậy nên Exness sẽ tổng hợp các chiến lược đầu tư khi hiện tượng Panic Sell xuất hiện. 

Short Selling

Chiến lược bán khống, hay còn gọi là Short Selling là một trong những chiến lược lý tưởng để đối phí với giai đoạn giá giảm, chủ yếu nhờ vào việc bán khống. 

Hiểu đơn giản như thế này, nếu bạn đang giao dịch với cặp tiền EUR/ USD với kỳ vọng giá sẽ giảm. Lúc này, bán muốn tạo ra lợi nhuận từ lệnh Sell vay từ sàn Forex 500 EUR, tỷ giá hiện tại là 1.3140. Sau đó, tỷ giá hối đoái của cặp EUR/ USD giảm còn 1.2480. Với số tiền vay là 500 EUR ban đầu thì bạn đã có thể thu về được 526 EUR khi bán ra và lời 26 EUR.

Short Selling là chiến lược lý tưởng để đối phó với hiện tượng bán tháo
Short Selling là chiến lược lý tưởng để đối phó với hiện tượng bán tháo

Có thể nói, bán khống là phương pháp tận dụng hiện tượng Panic Sell để kiếm lợi đơn giản và nhanh nhất. 

Quản lý vốn theo phương pháp Martingale

Trong trường hợp trader gánh chịu khoản lỗ do bán tháo thì cách tốt nhất là quản lý vốn theo phương pháp Martingale để gỡ lại phần nào số tiền đã mất. Theo đó, bạn sẽ phải giao dịch với khối lượng gấp đôi so với khi giao dịch thua. Nếu trong Forex, bạn đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời lần lượt là 20 pips. Khi lệnh đầu của bạn thua 200 USD sau khi đặt 1 lot thì hãy đặt lệnh thứ 2 với 2 lot, nếu tiếp tục thua thì hãy tiếp tục với lệnh thứ 3 và thứ 4 tương ứng với 9 lot. Quy trình cứ tiếp diễn như thế đến khi 1 lệnh đạt được vị trí chốt lời là 20 pip thì đã đạt được tổng cộng 1600 USD để bù cho gốc và lãi. 

Phương pháp Martingale sẽ giúp trader bù lại khoản lỗ đã mất và kiếm lời
Phương pháp Martingale sẽ giúp trader bù lại khoản lỗ đã mất và kiếm lời

Tìm ra các điểm đảo chiều và mô hình tăng giá trở lại

Khi thị trường diễn ra giai đoạn hoảng loạn với giá giảm thì sẽ có 2 loại sóng xuất hiện. Cụ thể là đợt sóng xung động và sóng hiệu chỉnh. Theo đó, nếu những tín hiệu tiêu cực có thể dừng lại thì xu hướng giảm sẽ đảo chiều. 

Có vài trường hợp đường xu hướng bị phá vỡ cung cấp tín hiệu giá có thể đảo chiều. Nhưng cũng có khi giá tiếp tục bị các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cản nhiều lần. Ngoài ra, các mô hình như nến Pin bar đảo chiều, mô hình vai đầu vai hoặc mẫu hình vòng cung… sẽ giúp trader xác định được điểm đảo chiều xu hướng.

Các mô hình nến sẽ giúp trader giao dịch hiệu quả với hiện tượng Panic Sell
Các mô hình nến sẽ giúp trader giao dịch hiệu quả với hiện tượng Panic Sell

Panic Sell là gì và cách giao dịch hiệu quả khi thị trường bán tháo đã được Exness Hướng Dẫn trình bày cụ thể. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân khiến Panic Sell xuất hiện trên thị trường. Vậy nên, các bạn cần lên kế hoạch đầu trong dài hạn với những kịch bản có thể xảy ra để hạn chế tình trạng này. Cuối cùng, hãy nhìn nhận Panic Sell theo góc nhìn khác và biến nó thành cơ hội đầu tư.

Xem thêm:

Chiến lược giao dịch với nút thắt cổ chai Bollinger Band – Bollinger Band Squeeze

Ví dụ minh họa giúp Traders hiểu rõ hơn với mô hình VSA tạo đáy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *