Order book là gì

Order book là gì? Công cụ xác định tâm lý thị trường

Bạn đã bao giờ thắc mắc về khái niệm Order Book là gì (hay còn gọi là sổ lệnh) trên thị trường giao dịch ngoại hối hay chưa? Nếu đã từng một lần thắc mắc về công cụ này thì hãy đọc bài viết này của sàn Exness. Qua đây, bài viết sẽ làm rõ về Order Book cũng như cách sử dụng nó để nắm bắt tâm lý thị trường, hỗ trợ trong quá trình thực hiện lệnh đặt.

Định nghĩa chính xác đối với công cụ Order book là gì?

Order book là gì? Định nghĩa khái quát, Order Book hay thường gọi là sổ lệnh, chính là danh sách các lệnh giao dịch được hiển thị đối với một loại tài sản hoặc công cụ tài chính trên thị trường. Các số liệu này được ghi lại bởi các sàn giao dịch và những thông tin này sẽ dựa trên hoạt động đầu tư của những các khách hàng trên sàn giao dịch đó. Được biết, danh sách liệt kê này có thể dưới dạng thủ công hoặc là một danh sách điện tử. 

Một ví dụ cụ thể về thị trường chứng khoán, Order book chính là danh sách bao gồm số lượng giao dịch mua/ bán của Traders ở mỗi mức giá cụ thể. Ngoài ra, sổ lệnh còn cho biết khối lượng ( Volume) mà Traders thực hiện mua vào đối với lệnh đó. Không chỉ vậy, nó có thể cho thấy những thông tin cơ bản về các nhà đầu tư tham gia giao dịch mua/ bán. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sổ lệnh sẽ không có thấy thông tin về các nhà đầu tư. Vì những người này có thể tham gia thị trường dưới chế độ ẩn danh.

Giải thích ý nghĩa Orderbook là gì
Giải thích ý nghĩa Orderbook là gì

Đối với những loại tài sản khác nhau, ví dụ như: trái phiếu, cổ phiếu, tiền điện tử, đồng tiền ngoại tệ,.. Order Book cũng được tạo bởi các sàn giao dịch để hiển thị toàn bộ danh sách lệnh do Traders trong sàn thực hiện. Hầu như, các thông tin cơ bản được hiển thị trong sổ lệnh đều không quá khác biệt. Đôi khi, sẽ có một vài điểm khác nhau, chủ yếu là do sự thay đổi của nguồn cung cấp. 

Những yếu tố cần thiết để tạo nên một sổ lệnh (Order Book):

  • Lệnh mua: Bao gồm thông tin chi tiết về người mua, giá đặt mua, Volume mà các nhà giao dịch muốn mua. Ngoài ra, nó cũng có thể hiển thị mức giá chào bán kỳ vọng của Traders trong tương lai.
  • Lệnh bán: Liệt kê những thông tin tương tự lệnh mua.
  • Lịch sử lệnh thị trường: Hiển thị danh sách đã được Traders thực hiện trong quá khứ.

Các anh em Traders có thể tìm thấy mức giá cao nhất cũng như thấp nhất đối với lệnh giao dịch tại thời điểm ghi chép. Không chỉ vậy, những thông tin quan trọng sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ. Hỗ trợ các nhà giao dịch trong quá trình phân tích thị trường giao dịch.

Dữ liệu liệt kê trong các sổ lệnh là dữ liệu cập nhật, nghĩa là nó cần phải được cập nhật trong suốt phiên giao dịch. Đối với những lệnh được thực hiện ngoài giờ không giao dịch, được gọi là những lệnh đặt đặc biệt. Lúc này, các lệnh đặc biệt sẽ không được liệt kê chung với những lệnh giao dịch trong phiên hành chính. Trong trường hợp này, những lệnh này sẽ được tách biệt riêng khỏi sổ lệnh.

Mặc dù thông tin chứa trong sổ lệnh gần như là toàn diện, nhưng nó vẫn không phản ánh được khái quát thị trường. Điều này được giải thích là do có nhiều nhà đầu tư thực hiện trong “vùng tối” ( hay còn gọi là hoạt động dưới chế độ ẩn danh). Khiến cho việc xác định tâm lý thị trường trở nên khó khăn hơn. Bởi vì trong một vài trường hợp hy hữu, Traders thực hiện giao dịch dưới chế độ ẩn danh đại diện cho một công ty/ một tổ chức tài chính lớn.

Những lệnh đặc biệt sẽ không được ghi nhận vào trong order book. Điển hình như là các lệnh giao dịch ngoài giờ hay là những lệnh giao dịch off – book. Được biết, off – book chính là sự thỏa thuận trực tiếp của người mua và người bán mà không thông sự hậu thuẫn của sàn giao dịch. Nhìn chung thì những lệnh đặc biệt không tác động quá nhiều đến xu hướng giá của thị trường. Mức độ ảnh hưởng của nó là tương đối thấp, không phức tạp như bộ phận “ẩn danh” mà Exness vừa mới đề cập phía trên.

Vai trò cụ thể của Order Book trong giao dịch thị trường

Ý nghĩa, ứng dụng của Order Book ( sổ lệnh) trong thị trường giao dịch
Ý nghĩa, ứng dụng của Order Book (sổ lệnh) trong thị trường giao dịch

Order Book được xem là một sổ ghi chép chi tiết lệnh giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường. Nó hỗ trợ một cách tuyệt đối để Traders đưa ra quyết định thị trường chính xác nhất. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích tâm lý thị trường trong phiên giao dịch.

Thông qua danh sách đầy đủ của các lệnh mua, lệnh bán trong Order Book, các nhà giao dịch có thể nắm được rằng thị trường đang có sự quan tâm đối với mức giá nào. Ngoài ra, Traders cũng có thể xác định được rằng tâm lý thị trường đang theo xu hướng tăng giá hay là giảm giá.

Ví dụ, nếu như anh em Traders nhận thấy số lượng bán đang áp đảo đối với số lệnh mua thì cho biết thị trường giá đang đi theo chiều hướng giảm. Lúc này, gần như có thể chắc chắn được rằng áp lực bán đang có sự suy giảm. Trong trường hợp ngược lại, khi thấy lấy số lệnh bán trừ đi số lệnh mua mà cho ra kết quả âm thì mức giá thị trường sẽ đi theo chiều hướng tăng.

Ngoài ra, các anh em Traders cần phải chú ý đến khối lượng vào lệnh để chắc chắn hơn về phán đoán thị trường của bản thân. Giả sử như Traders sở hữu 10 lệnh bán và 5 lệnh mua, mỗi lệnh bán có khối lượng mặc định là 1 lot. Bên cạnh đó, mỗi lệnh mua lại được cài đặt khối lượng 10 lot. Lúc này, lệnh bán đang lớn hơn lệnh mua, nhưng vì yếu tố khối lượng nên phe bán mới là phía chiếm được ưu thế ở thời điểm hiện tại.

Một điều nữa cũng quan trọng không kém những thông tin trên chính là thông tin liên quan đến người mua & người bán. Các Traders cần phải hiểu rằng, những người thúc đẩy thị trường tài chính là các đơn vị tư nhân hay là những tổ chức tài chính lớn. Điều này có mối liên hệ khá chặt chẽ đối với ví dụ khối lượng mà bài viết vừa đề cập phía trên. Giả sử rằng, số lệnh mua đang lớn hơn số lệnh bán nhưng điều này lại đến từ những nhà giao dịch cá nhân. Trong khi đó, phe bán lại là những tổ chức lớn, sở hữu khối lượng giao dịch “khổng lồ”. Lúc này, rõ ràng phe bán đang vượt trội hơn hẳn phe mua. Trong khi đó, lý thuyết “lệnh mua > lệnh bán” lại cho thấy một nhận định ngược lại.

Ngoài ra, một ứng dụng đặc biệt của Order Book mà các anh em Traders có thể chưa biết. Là nó được sử dụng để tìm kiếm những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quan trọng.

Nếu như trên thị trường xuất hiện một nhóm những lệnh mua lớn, hay là những lệnh mua được đặt tại một mức giá nào đó với số lượng lớn. Thì có Traders có thể xác định được rằng đây chính là mức hỗ trợ tiềm năng. Điều này xảy ra bởi vì khi giá chạm tới một mức nhất định thì sẽ được nâng lên bởi hàng loạt lệnh mua. Gây ra phản ứng đảo chiều mạnh nhất và sau đó sẽ dẫn đến việc tạo đáy. Dưới góc nhìn của các Trader thì đây chính là một mức hỗ trợ tuyệt vời.

Ngược lại, nếu các lệnh bán chiếm ưu thế tại một thời điểm nhất định thì mức giá sẽ phản ứng bằng cách giảm mạnh. Hành động này đã tạo nên một vùng kháng cự tiềm năng.

Tìm hiểu về Oanda Order Book trong thị trường ngoại hối

Thực tế cho thấy, sổ lệnh ( Order Book) sẽ chính xác hơn trong thị trường tiền điện tử hay là thị trường chứng khoán. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì chúng là những thị trường tập trung và có cơ quan quản lý thống kê. Trong khi đó, thị trường ngoại hối Forex lại không phải là một thị trường tập trung như hai loại thị trường phía trên. Bởi vì là thị trường phi tập trung nên không thể tránh khỏi việc chia tách dữ liệu. Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu cũng khó khăn hơn, không thể thống kế một cách khái quát và toàn diện được. Chính vì vậy mà các nhà môi giới ( Broker) thường không đề cập đến Order Book quá nhiều trong thị trường Forex. Và Oanda là một trong những số ít Broker thực hiện điều này.

Tuy nhiên, thông tin dữ liệu trong Order Book của Oanda chỉ cho biết những lệnh giao dịch tại Broker này chứ không phổ rộng trên toàn bộ thị trường Forex. Mặc dù vậy, Oanda là một trong những broker khá lớn, nên thông tin dữ liệu trong Oanda Order Book vẫn cho thấy được phần nào tâm lý thị trường.

Để có thể sử dụng sổ lệnh của Oanda, hãy chắc chắn rằng bản thân đã có một tài khoản giao dịch cá nhân tại Broker này. Do đó, nếu chưa có tài khoản, bạn cần phải thực hiện đăng ký ngay lập tức.

Nếu như bạn đã có tài khoản đăng nhập, các nhà giao dịch truy cập nhanh chóng vào Order Book của họ từ trang chủ. Bên cạnh đó, Broker này cũng cung cấp sổ lệnh dưới hình thức chỉ báo cho nền tảng giao dịch Meta Traders 4 với hai phiên bản: có phí và không phí. Trong đó, bản có phí đã được tích hợp sẵn biểu đồ giá, cho phép các anh em Trader vừa đọc Order Book và thực hiện phân tích biểu đồ cùng lúc.

Ở trong nội dung tới, Exness sẽ thực hiện phân tích phiên bản miễn phí và không được tích hợp biểu đồ. Đồng thời, các anh em cũng cần lưu ý những điểm sau:

Dữ liệu được làm mới 20 phút một lần. Bao hàm những dữ liệu về giá. Điều này có nghĩa là trong vòng 20 phút đó, giá sẽ được giữ nguyên và chỉ phục vụ mục đích phân chia không gian đặt lệnh. Đối với bản trả phí, dữ liệu về giá dựa trên thời gian thực và có sự hỗ trợ bởi nền tảng Meta Traders 4. 

Dữ liệu trong Order Book là những dữ liệu trong ngày. Do đó, các Traders chỉ có thể áp dụng dữ liệu Order Book khi tham gia thị trường với những lệnh đặt trong ngày chứ không phải là những giao dịch dài hạn.

Giao diện của Oanda Order Book như sau:

Hình ảnh thực tế của giao diện Oanda Order Book
Hình ảnh thực tế của giao diện Oanda Order Book
  • Trục dọc hiển thị giá trị của khoản đầu tư (Traders có thể chọn cặp tiền tệ/tài sản ở phần trên)
  • Trục ngang đại diện cho khối lượng giao dịch.

Thông tin trong giao diện trên được phân thành hai phần:

  • Order Sell (Màu đen bên trái): Biểu thị các lệnh bán ở mỗi mức giá. Gồm có chốt lời ( Take Profit) và Chốt Lỗ ( Stop Loss) cho những lệnh bán đã được thực hiện.
  • Order Buy (Màu xanh bên phải): Biểu thị các lệnh mua ở mỗi mức giá. Gồm có chốt lời ( Take Profit) và Chốt Lỗ ( Stop Loss) cho những lệnh mua đã được thực hiện.

Đường giá chia biểu đồ thành hai phần: dưới và trên. Khi kết hợp 2 phần này với đường dọc thì giao diện sẽ hiển thị 4 phần như sau:

  • Phía trên bên trái là khu vực chốt lời của các lệnh mua đã được thực hiện cũng như các lệnh giới hạn bán ( Sell Limit).
  • Phía dưới bên trái là vùng cắt lỗ ( Stop Loss) của các lệnh mua đã thực hiện thành công trong quá khứ cùng cách lệnh dừng bán.
  • Phía trên bên phải là vùng cắt lỗ của những lệnh Bán đã được thực hiện. Bên cạnh đó còn có thêm các lệnh dừng mua. 
  • Phía dưới bên phải là khu vực chốt lời của những lệnh Bán đã được thực hiện cùng với những lệnh giới hạn mua ( Sell Limit).

Trong biểu đồ bên dưới, cùng với vai trò của Order book mà bài viết vừa nghiên cứu, có thể thấy những điều sau:

  • Lượng lệnh bán chiếm ưu thế, chứng tỏ mức giá đã vào hoặc chuẩn bị vào xu hướng giảm.
  • Lượng lệnh bán trong khoảng từ 1.21281 đến 1.22180 tương đối lớn, có thể tạo thành vùng kháng cự khiến xu hướng giá đảo chiều.

Dữ liệu Order Book lúc này ở trong khoảng thời gian tháng 2/2021. Bạn có thể xem biểu đồ bên dưới để biết kết quả mới nhất trên biểu đồ:

Biểu đồ cặp tiền tệ EUR/USD với dữ liệu Order Book tháng 2/2021
Biểu đồ cặp tiền tệ EUR/USD với dữ liệu Order Book tháng 2/2021

Như Traders có thể quan sát, mức giá của cặp tiền tệ EUR/USD đã có sự phản ứng tại mức 1,22180. Nó cũng tạo ra một vùng kháng cự trong vùng lân cận từ 1,21281 đến 1,22180 và sau đó có sự đảo ngược đi theo chiều hướng giảm. Hơn nữa, rõ ràng là vẫn còn rất nhiều nhiều lệnh mua trong khu vực. Điều này có thể chứng tỏ được rằng giá đã di chuyển lên một mức cao hơn trước khi thật sự giảm xuống.

Trong trường hợp này, sức mạnh của Order book đối với việc dự đoán tâm lý thị trường là rất rõ ràng. Từ đât, các Traders có thể xác định được xu hướng và các mức quan trọng. Tuy nhiên, tất cả dữ liệu này chỉ có thể giúp bạn hiểu được trạng thái tổng quát nhất của giá. Nếu như Traders tìm kiếm thời điểm tối ưu nhất để vào lệnh thì nên có sự phối hợp của nhiều công cụ khác.

Exness Hướng Dẫn hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ Order book là gì cũng như cách sử dụng công cụ này để phân tích tâm lý thị trường. Ngoài ra, bạn cũng có thêm nhiều sự hỗ trợ hơn khi tham gia giao dịch, giúp quá trình đặt lệnh chính xác và nhận được mức lợi nhuận lớn từ đây.

Xem thêm:

CFD là gì? Tìm hiểu cách giao dịch CFD thủ công và giao dịch CFD tự động

Lý do nên sử dụng biểu đồ Logarit trong đầu tư là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *