Nến Shooting Star

Nến Shooting Star là gì? Giao dịch với mô hình nến Shooting Star

Nến Shooting Star là một mẫu nến bắn sao có nhiều khác biệt so với các mẫu nến thường được giao dịch khác. Đây là một trong 4 mô hình nến nhật đảo chiều cơ bản mà anh em đều từng nghe đến bởi thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giá. Tuy nhiên để hiểu rõ và giao dịch hiệu quả với nến này thì không phải dễ dàng. Cùng sàn Exness tìm hiểu những thông tin hữu ích về nến Shooting Star là gì trong bài viết sau đây.

Nến Shooting Star là gì?

Mô hình nến Shooting Star rất dễ nhận ra với đặc điểm là một nến với phần râu nến dài. Chiều dài ít nhất là gấp đôi phần thân nến nhưng đôi khi Shooting Star còn có thêm một râu nến tương đối ngắn hoặc không có gì cả.

Với nến này thì màu sắc không quan trọng, thân nến là Bearish hay Bullish (Trắng hoặc đen) đều được. Dưới đây là mình họa hai kiểu nến Shooting Star cơ bản để anh em dễ hình dung hơn.

Nến Shooting Star thân Bearish và Bullish
Nến Shooting Star thân Bearish và Bullish

Tương tự với tất cả các tín hiệu nến đảo chiều thông thường, Shooting Star có một “chế độ” riêng. Tức là anh em phải phát hiện và giao dịch nó trên cơ sở một xu hướng thị trường riêng. Hay nói cách khác, chỉ nên áp dụng tín hiệu nến Shooting Star sau một xu hướng tăng giá.  Các anh em thường coi Shooting Star là tín hiệu đầu tiên cho thấy khả năng đảo chiều. Shooting Star xuất hiện đồng nghĩa với xu hướng tăng giá sắp chuyển sang giảm giá. Khi giao dịch nến này là tuyệt đối được áp dụng trong một xu hướng giá đang đi trong Sideway hoặc Choppy Price.

Shooting Star chuẩn được xem là dấu hiệu quan trọng, là một tín hiệu nến đảo chiều cực mạnh. Shooting Star không cần có nến xác nhận nhưng nếu có thể hỗ trợ thêm sẽ càng chính xác. Không chỉ hạ thấp nguy cơ đáng kể mà mà giúp có được điểm vào lệnh chính xác hơn. Vậy nên anh em nên đợi thêm tín hiệu hỗ trợ thay vì vội giao dịch ngay khi xuất hiện Shooting Star.

Thế nào là một mô hình nến Shooting Star chuẩn chỉnh?

Sau khi hiểu Shooting Star là gì thì anh còn phải để ý một số tín hiệu để xác nhận loại nến chuẩn. Mô hình nến Shooting Star cũng tương tự, có một tiêu chuẩn nến đẹp giúp tăng tỷ lệ thành công. Các phương pháp nhận diện tiêu chuẩn mô hình vẫn hữu hiệu nhưng sẽ tốt hơn với những xác nhận. Sau đây là những tín hiệu cho thấy một nến Shooting Star (Pinbar) đẹp. Nếu nhận diện ra chúng đừng ngại ngần mà vào lệnh ngay nhé!

Nến xác nhận cho mô hình nến bắn sao Shooting Star

Một cây nến xác nhận đóng sẽ là tín hiệu cơ bản đầu tiên mà anh em cần lưu ý. Đây cũng chính là tín hiệu quan trọng nhất ảnh hưởng đến cách vào lệnh của anh em. Nến xác nhận hỗ trợ rất nhiều cho việc quyết định khi có nến Shooting Star  xuất hiện.

Shooting Star hoàn toàn có khả năng là có nến báo hiệu sớm cho giai đoạn kết thúc xu hướng tăng giá. Sau Shooting Star, nếu có một cây nến xác nhận anh em sẽ có thêm cơ sở, với điều kiện:

  • Với Shooting Star là nến Bullish thì mức giá mở cửa của nến Shooting Star phải cao hơn mức giá đóng cửa của nến xác nhận Bearish
  • Tương tự với Shooting Star là nến Bearish thì mức giá mở cửa của Shooting Star trước đó phải phải cao hơn giá đóng cửa của nến xác nhận Bearish.

Mô hình nến bắn sao sẽ có tỷ lệ thắng cao hơn rõ rệt nếu hội tụ những điều kiện trên.

Nến xác nhận thành công và thất bại
Nến xác nhận thành công và thất bại

Lưu ý: Tín hiệu xác nhận đóng vai trò rất lớn bởi rất nhiều chiều của xu hướng tăng giá chưa rõ. Nó sẽ không thực sự bắt đầu nếu chưa xuất hiện một cây nến mới mà giá đóng cửa thấp hơn thân nến của cây nến trước đó.

Đương nhiên chỉ như vậy là chưa đủ và cần kết hợp với tín hiệu đảo chiều giảm mạnh. Khi đó tỷ lệ đảo chiều sẽ cao hơn, việc dự đoán đúng mang đến cơ hội sinh lời lớn. Đừng quên mô hình chúng tôi vừa giới thiệu không phải là Mô hình nến nhấn chìm Bearish Engulfing. Có thể thấy rõ nến Xác nhận chưa đủ khả năng bao trùm lên toàn bộ cây nến trước đó.

Shooting Star tự xác nhận

Mô hình nến Shooting Star có thể tự xác nhận
Mô hình nến Shooting Star có thể tự xác nhận

Một số trường hợp nến xác nhận chưa hoặc không xuất hiện thì Shooting Star cũng có khả năng tự xác nhận. 2 trường hợp Shooting Star tự xác nhận anh em sẽ nhận biết được gồm:

  • Trường hợp 1: Nến tăng giá Bullish nhỏ xuất hiện trước khi có nến Shooting Star. Nến Shooting Star này phải lớn hơn Nến Bullish và giá đóng cửa ở dưới giá mở cửa của nến Bullish. Hay nói cách khác là dưới thân nến Bullish trước như hình bên trái.
  • Trường hợp 2: Một số thời điểm có thể có nến giảm giá Bearish xuất hiện trước Shooting Star. Lúc này cần xem giá đóng cửa của nến Bearish trước đó, nếu giá mở cửa của Shooting Star nằm sau như hình bên phải là xác nhận. Lưu ý trong trường hợp này có thể Shooting Star xuất hiện sau một cây nến giảm giá khác. Anh em cần xem xét nến bắn sao có độ dài tổng thể (tính cả phần thân nến và râu nến) cao hơn rõ rệt so với cụm nến trước đó nhé!

Giá đóng nến xác nhận

Dấu hiệu tiếp theo anh em cần xác định xem là giá đóng cửa của nến xác nhận đang ở đâu. Nếu nằm ở 1/3 thân nến tính từ dưới lên thì có thể yên tâm rồi đấy.

Giá đóng cửa của nến xác nhận nằm ở vị trí 1/3 thân nến
Giá đóng cửa của nến xác nhận nằm ở vị trí 1/3 thân nến

Mẫu Shooting Star tự xác nhận chúng tôi đã nhắc đến phía trên vẫn đạt yêu cầu này. Bởi bản thân giá đóng cửa của nó đã đủ điều kiện vì nằm ở 1/3 thân nến tính từ dưới lên.

Tín hiệu này rất cần thiết bởi có khả năng xuất hiện tình huống từ chối giá. Đó là khi râu nến nằm dưới thân nến quá dài thì thị trường sẽ từ chối một mức đóng cửa thấp hơn. Do đó xu hướng sẽ không đảo chiều như dự đoán mà vẫn tiếp tục tăng giá là hoàn toàn có thể. Nói dễ hiểu thì nếu giá thấp hơn bị thị trường bác bỏ thì tỷ lệ đảo chiều sẽ giảm rất lớn. Do đó việc xem xét và tính toán dựa trên giá đóng nến xác nhận là vô cùng cần thiết đấy nhé. Nếu bỏ qua anh em phải đối diện với nguy cơ dự đoán sai và lựa chọn sai lầm.

Dựa trên kích cỡ tương đối Shooting Star với các nến trước đó

Nếu anh em chơi theo trường phái Price Action thì có lẽ tín hiệu này không quá quan trọng. Nhưng so sánh kích cỡ của nến Shooting Star với các nến trước là cách để giảm rủi ro hơn nữa.

Nên ưu tiên tín hiệu Shooting Star có kích thước lớn
Nên ưu tiên tín hiệu Shooting Star có kích thước lớn

Anh em có thể biết được tình hình thị trường hiện tại nhờ xem mẫu nến Shooting Star. Nếu nó kích thước của nó lớn hơn đáng kể so với các nến hay gần giống với các nến trước đó. Có thể thấy Shooting Star có kích thước lớn đang báo hiệu cho khả năng đảo chiều mạnh. Một nến Shooting Star nhỏ cũng là dấu hiệu của đảo chiều nhưng không mạnh mẽ

Lời khuyên cho anh em là nên chờ đợi và lựa chọn các nến phù hợp thay vì quyết định vội. Xem nến có hợp với tiêu chuẩn không sẽ tăng khả năng quyết định đúng khi tiến hành vào lệnh. Không nhất thiết phải sử dụng tất cả tín hiệu, và tín hiệu về kích cỡ nến không phải bắt buộc. Vậy nên trong các chiến thuật giao dịch của mình anh em cứ linh động tùy tình huống nhé. Nhưng chung quy thì Nến Shooting Star quá nhỏ cũng có rủi ro khá lớn. Muốn tránh tín hiệu đảo chiều quá yếu thì đừng nên bỏ lỡ việc xem mẫu nến Shooting Star.

Hướng dẫn cài đặt nến Shooting Star trên Tradingview

Nếu đã theo dõi những phần trên và biết Shooting Star là gì thì hãy tiến hành cài đặt ngay thôi. Để cài đặt mô hình nến Shooting Star thì bước tạo tài khoản cá nhân và đăng nhập là đầu tiên. Với bất cứ nền tảng nào thì bước đầu đều là đăng nhập và nếu chưa có tài khoản thì cần đăng ký. Các bước mở tài khoản mới đều rất đơn giản, chỉ việc đọc và làm theo yêu cầu là đủ.

Ở đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách cài đặt trên Tradingview, tương tự với nền tảng khác nhé! Sau khi đăng nhập xong hãy click vào ô “Biểu đồ” như hình để vào chart phân tích.

Cài đặt mô hình nến Shooting Star trên Tradingview
Cài đặt mô hình nến Shooting Star trên Tradingview

Giao diện chart hiện lên thì anh em cần thực hiện 3 bước sau:

  • Trên thanh công cụ trên cùng nhấn chọn biểu tượng fx như bước 1 trong hình
  • Khi giao diện “Các chỉ báo & chiến lược” xuất hiện thì click ô tìm kiếm, điền vào đây chứ “Shooting”.
  • Đợi kết quả hiện ra và click vào dòng đầu tiên như bước 3 trong hình
3 bước cài đặt thành công nến Shooting Star
3 bước cài đặt thành công nến Shooting Star

Chỉ với những thao tác cơ bản là anh em đã cài đặt thành công mô hình nến Shooting Star. Giờ chỉ cần tắt khung này là sẽ thấy ngay chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá rồi đấy.

Chart sử dụng chỉ báo Shooting Star-Bear
Chart sử dụng chỉ báo Shooting Star-Bear

Anh em dù chỉ trade với riêng Shooting Star thì tỷ lệ win vốn đã khá cao rồi. Tuy nhiên chỉ báo này vẫn tồn tại nhược điểm là tín hiệu xuất hiện khá thưa thớt. Đôi khi không thể nhận diện được chỉ báo trong khi biểu đồ xuất hiện. Cách hữu hiệu nhất chỉ có thể là nhìn chart nhiều hơn mà thôi. Việc làm này sẽ giúp anh em rèn luyện độ nhanh nhạy trong việc tự nhìn ra các tín hiệu dù có chỉ báo hay không.

Hướng dẫn giao dịch theo mô hình nến Shooting Star

Sau những bước xem xét mô hình nến thì quá trình giao dịch mới quyết định thành công. Chúng tôi sẽ hướng dẫn những bước giao dịch theo mô hình nến Shooting Star hiệu quả. Chỉ hiểu rõ thông tin lý thuyết và dự đoán được xu hướng từ hình nến là chưa đủ. Trong khi giao dịch còn có nhiều lưu ý đặc biệt với nến Shooting Star anh em cần biết và thực hiện. Mỗi hành động đều ảnh hưởng đến kết quả vậy nên anh em hãy xem kỹ trước khi đặt lệnh. 

Điểm vào lệnh

Nến Shooting Star không giống với mô hình nến Bearish Engulfing vậy nên tín hiệu sẽ khác nhau. Cần áp dụng đúng tín hiệu cần có với từng loại nến khác nhau với nến Shooting Star chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Về cơ bản cách vào lệnh cho nến bắn sao so với phương pháp tiêu chuẩn có đôi chút khác biệt. Chọn điểm vào lệnh đóng vai trò rất lớn nếu muốn giao dịch sinh lời thành công. Cần nắm được những phương pháp vào lệnh chuẩn để chọn đúng, chính xác thời điểm giao dịch.

Khi mô hình nến bắn sao – Shooting Star xuất hiện hãy luôn ưu tiên chọn điểm vào lệnh nhé! Sau khi hiểu rõ được tầm quan trọng của nó anh em mới có thể đưa ra lựa chọn chuẩn xác hơn. Phương pháp vào lệnh cụ thể sẽ được nêu chi tiết hơn trong phần sau đây. 

Phương pháp vào lệnh chuẩn

Bắt đầu với điểm vào lệnh tiêu chuẩn và đơn giản nhất là đặt một lệnh Bán (Put – Sell). Lệnh này cần được đặt ra ngay sau khi anh em nhận thấy nến Shooting Star xuất hiện. Có nghĩ là ở đầu cây nến sau nến Shooting Star, việc vào sớm một lệnh bán là cần thiết.

Vào lệnh đúng thời điểm làm tăng tỷ lệ win
Vào lệnh đúng thời điểm làm tăng tỷ lệ win

Tiếp đến sẽ là điểm vào lệnh tiêu chuẩn thứ hai đặt lệnh ngay khi có nến Confirm Break. Trong mô hình nến Shooting Star lúc này anh em cần tiếp tục đặt một lệnh Bán (Put – Sell). Lúc này anh em phải theo dõi thường xuyên đến khi nến Confirm kết thúc mới thôi. Bởi lẽ việc vào lệnh khi nến đang chạy luôn tồn tại rủi ro, nếu theo dõi sát sao có thể tránh được. Khả năng giật lên và không đáp ứng tín hiệu của nến là hoàn toàn có cơ sở. Nếu theo dõi mà không thấy tín hiệu xuất hiện hay không rõ ràng thì xem xét lại. Để có thể kịp thời bán tháo lệnh hoặc sẵn sàng chấp nhận rủi ro thì cũng đã chuẩn bị tâm lý.

Cách vào lệnh cho nến Shooting Star kèm theo tín hiệu xác nhận

Chiến thuật vào lệnh cho mô hình nến Shooting Star sẽ hiệu quả hơn nếu có kèm theo tín hiệu xác nhận đấy nhé. Vì nó đi theo sau một cây nến xác nhận mô hình nên sẽ tăng tỷ lệ thắng, là báo hiệu đáng tin cậy cho một sự đảo chiều mạnh. Nhiều anh em chọn chờ thêm nến xác nhận trước khi vào lệnh dù không bắt buộc.

Trường hợp một vùng kháng cự mới khi nến Shooting Star đi cùng nến xác nhận thường xảy ra. Ngay sau khi nến xác nhận kết thúc thị trường sẽ có sự kiểm tra lại đường kháng cự. Thường là sự sự xuất hiện của một vài nến Pullback sẽ giúp kiểm tra hiệu quả.

Điểm vào lệnh cho nến Shooting Star khi có nến xác nhận kèm theo
Điểm vào lệnh cho nến Shooting Star khi có nến xác nhận kèm theo

Riêng trường hợp nến Shooting Star từ xác nhận thì việc chờ nến xác nhận không cần thiết.  Vào lúc mở nến tiếp theo chỉ việc vào lệnh tiêu chuẩn như thông thường là được.

Tất nhiên, trong các trường hợp khác thì việc đợi và sử dụng các tín hiệu vẫn còn rủi ro. Nhất là anh em phải chấp nhận rằng nguy cơ bỏ lỡ một số cơ hội không lường trước. Không ít tình huống thị trường đảo chiều cực nhanh mà không hề có Pullback. Tuy nhiên nếu xét chung về  mặt rủi ro giao dịch thì hãy cứ tập trung vào chất lượng. Không cần đặt nhiều lệnh nhưng chắc chắn, chuẩn xác thì tỷ lệ Win sẽ cao xứng đáng.

Tốt hơn hết hãy chắc rằng nền pullback xảy ra trong vòng khoảng 5 nến mới đặt lệnh nhé! Trong khoảng 5 nến vẫn chưa thấy sự đảo chiều xuất hiện khả năng cao là rơi vào trường hợp tiếp theo. Quy tắc này dành cho anh em áp dụng với điểm vào lệnh ở mức 50% độ dài của nến Shooting Star. Thông tin chi tiết hơn sẽ được đề cập trong phần dưới nên hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Điểm vào lệnh tại mức 50% nến Shooting Star

Nếu sanh em đã biết phương pháp vào lệnh cho nến nhấn chìm Bearish Engulfing sẽ rất dễ hình dung. Bởi nguyên tắc vào lệnh tại mức 50% độ dài nến Shooting Star chúng tôi muốn giới thiệu cũng tương tự. Vậy bạn có thắc mắc vì sao lại là 50% độ dài cây nến chứ không phải con số khác? Đây là công thức được đúc rút từ thực tế nhiều lần giao dịch để giảm rủi ro nhất. 

Nên vào lệnh khi Pullback chạm 50% độ dài nến
Nên vào lệnh khi Pullback chạm 50% độ dài nến

Mô hình nến Shooting Star đồng nghĩa với một tín hiệu đảo chiều mạnh vì thế nó gắn với rủi ro rất lớn. Tình huống thị trường bị Pullback quá mạnh là cơ hội lớn nhưng cũng cực kỳ mạo hiểm. Những lúc rủi ro này thì giải pháp để anh em khắc phục chỉ có thể là kiên nhẫn chờ đợi. Chờ đến thời điểm giá đã giảm xuống thấp hơn mức 50% của nến Shooting Star mới tiến hành vào lệnh.

Anh em cần hiểu là việc diễn ra Pullback hoàn toàn tự nhiên từ phía thị trường. Cần có bước hướng kiểm tra lại mức giá đã bị từ chối và mức giá này không thể vượt quá 50% khi hình thành mô hình nến Shooting Star. Vượt quá con số trên nghĩa là thị trường chính thức từ chối xu hướng tăng giá. Khi thị trường không chấp nhận thì quá trình đảo chiều tạo xu hướng giảm giá bắt đầu.

Stop Loss và Take Profit với mô hình nến Shooting Star

Anh em tham gia Forex và cả Binary Option đều được tự do lựa chọn để Stop Loss. Với bất cứ dấu hiệu nguy hiểm hay nguy cơ thất bại nào có thể áp dụng Stop Loss ngay. Cắt lỗ kịp lúc cũng quan trọng không kém bước vào lệnh chuẩn đâu nhé! Đừng bao giờ cố đánh nhau trên thị trường khi biết chắc chắn sẽ tay trắng. Dưới đây là những cách sử dụng Stop Loss và Take Profit cho nến Shooting Star mà ai cũng nên biết.

Stop Loss với mô hình nến Shooting Star

Khi giao dịch với mô hình nến Shooting Star anh em đừng bao giờ bỏ qua khâu tìm điểm Stop Loss. Trong những giao dịch khác chúng tôi luôn khuyến khích sử dụng Stop Loss nếu có thể. Với Shooting Star lần này cũng tương tự, hãy cứ chuẩn bị sẵn sàng khi chưa rõ xu hướng tiếp theo sau Shooting Star là gì. Vì không có gì bất ngờ nếu thị trường có diễn biến sai khác hay ngược với dự đoán. Dù tính toán kỹ càng, dựa trên bao nhiêu tín hiệu đi nữa thì anh em vẫn luôn hiểu là còn có rủi ro đúng không nào? 

Không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để đặt Stop Loss tại khu vực hợp lý nhất. Đây là việc không dễ dàng cần nhiều trải nghiệm và dựa trên nguyên tắc để chọn ra. Hãy đặt Stop Loss ở một nơi mà nếu giá đến khu vực đó sẽ cho anh em lời nhắc nhở. Rằng anh em đã đặt lệnh và các tín hiệu hỗ trợ sai, cần nhanh chóng rút khỏi thất bại. Tín hiệu lựa chọn sai trong trường hợp của Shooting Star là khi giá đạt đến một mức cao mới. Thậm chí còn có khi vượt qua luôn nến bắn sao gây ra bất ngờ lớn.

Nguyên tắc nhỏ được anh em trader lâu năm truyền tai nhau là đặt stop loss bạn lên 5 pips trên cao của tín hiệu Shooting Star. Hình dưới đây đã minh họa khá cụ thể cho anh em dễ hiểu nguyên tắc này hơn.

Chọn điểm đặt Stop Loss rất quan trọng
Chọn điểm đặt Stop Loss rất quan trọng

Lưu ý để sử dụng hiệu quả Stop Loss

Shooting Star khi áp dụng với Binary Option sẽ có một số điểm khác với Forex anh em cần biết. Nhanh chóng tháo lệnh ngay nếu thấy nến Shooting Star bị cây nến Pullback vượt mặt nhé! Sau đó có thể lại đưa Stop Loss xuống đúng với điểm vào lệnh với điều kiện giá đã di chuyển trở lại. Giá về trong vùng Take Profit là tương đối an toàn cho anh em yên tâm. Vốn của anh em sẽ được giữ an toàn dù cho giá thay đổi phi mã dựng 1 cây thẳng đứng. 

Dù không kịp thay đổi chiến thuật thì dời vùng Stop Loss sẽ giúp anh em giảm thương tổn. Cùng lắm là chỉ mất 1-2% vốn, lại có thể bình tĩnh chờ đợi những cơ hội tiếp. Chúng tôi khuyên hằng hãy chuyển điểm Stop Loss nếu nhận ra giá đã đạt 50%-60% vùng Take Profit.

Take Profit – Chốt lời cho nến bắn sao Shooting Star

Anh em thường được khuyên là nên giao dịch với tỷ lệ Risk:Reward là 2:1 đúng không? Khi giao dịch với mô hình nến Shooting Star cách tốt nhất là vẫn nên áp dụng tỷ lệ này. Dành cho những anh em chưa hiểu rõ thì nếu bạn đang đặt Stop Loss là 50 pips. Thì mức Take Profit được đặt gấp đôi là 100 pips bên dưới điểm vào lệnh.

Khuyến khích chọn tỷ lệ Risk:Reward là 2:1
Khuyến khích chọn tỷ lệ Risk:Reward là 2:1

Tỷ lệ này có thể điều chỉnh nếu anh em không sử dụng các tín hiệu đủ điều kiện như chúng tôi đã nói. Không ít người lựa chọn thử nghiệm Risk:Reward là 3:1. Bạn hoàn toàn chủ động và tự do trong việc chọn Take Profit. Hãy làm theo lời khuyên nếu muốn nhưng cũng có thể linh động tùy vào tình huống.

Một mô hình nến bắn sao xuất hiện không phải lúc nào cũng đạt Take Profit, có khi rất thấp. Nếu nến đảo chiều và tạo xu hướng giảm giá mới nhưng chạm phải vùng kháng cự thì hãy giữ Take Profit ở điểm đó mà thôi. Khi chạm phải vùng hỗ trợ cũng tương tự, nếu dừng ở 50% Take Profit thì hãy cứ chấp nhận.

Kết hợp nến Shooting Star và những tín hiệu hỗ trợ xác nhận khác

Trong mọi chiến thuật giao dịch thì việc nhìn nhận thị trường trên góc nhìn tổng quan đều rất quan trọng. Đối với nến bắn sao Shooting Star thì chỉ nhìn ra mô hình là vẫn chưa đủ. Còn phải kết hợp với các tín hiệu khác có chức năng hỗ trợ xác nhận nữa nhé! Nếu muốn có được quyết định chính xác hơn thì đừng quên theo dõi các kháng cự, hỗ trợ, hoặc các tín hiệu phân kỳ từ MACD hay RSI. 

Nến Shooting Star và vùng kháng cự

Đường kháng cự được xem là một điểm bắt đầu tuyệt vời khi tham gia giao dịch các mẫu hình nến giảm giá. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư mới quan tâm quá nhiều đến đường hỗ trợ và kháng cự. Nghi ngờ mọi thứ không phải lúc nào cũng tốt, thậm chí còn làm bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội. Bất kỳ mức hỗ trợ hoặc kháng cự cũng cần hội đủ yếu tố để dựa vào đó ra quyết định. Vùng kháng cự có nhiều ý nghĩa hay một mức kháng cự tốt cũng có tiêu chí riêng.

Các tiêu chí của mức kháng cự tốt

  • Kháng cự xuất hiện tại một chu kỳ tăng giá đáng kể, có thể nhận ra rõ rệt
  • Mức kháng cự này là đỉnh cao nhất tính đến hiện tại chưa có đỉnh nào vượt qua nó
  • Ngay khi đạt tới đỉnh đó, xu hướng giảm giá lập tực được kích hoạt do giá đảo chiều mạnh và quay đầu đi xuống nhanh chóng

Ngoài ra còn có một số tiêu chí khác cũng thường được xem xét cho mức kháng cự tốt:

  • Vùng kháng cự là giao điểm của 3 đường EMA là 3, 9, 18
  • Nằm ngay tại vùng giá chẵn (Round Number) có khả năng tạo thành cản mạnh
Nến Shooting Star và vùng kháng cự
Nến Shooting Star và vùng kháng cự

Mức kháng cự nên được đặt ở điểm trên cùng của thân nến, các đường hỗ trợ thì ngược lại. Hãy đặt nó ở điểm cuối cùng của thân nến, nên nhớ là dựa trên thân chứ không phải râu nến. Sự kết hợp giữa nến bắn sao Shooting Star và các đường kháng cự tạo ra kết quả khá thú vị. Mẫu Shooting Star thường thấy sẽ được tạo ra là do chạm phải đường kháng cự và bật trở lại.

Nến Shooting Star và tín hiệu phân kỳ

Anh em cần tìm điểm và xác định xu hướng thị trường khi xuất hiện mô hình nến Shooting Star? Tín hiệu phân kỳ từ MACD sẽ là cơ sở rất tốt để xác định sắp tới giá sẽ đảo chiều và giảm mạnh.

Nến Shooting Star và tín hiệu phân kỳ
Nến Shooting Star và tín hiệu phân kỳ

Ở  đây mức cao thấp của chỉ số MACD rất có thể là dấu hiệu sớm của xu hướng đảo chiều. Giá đã không tăng mạnh mà sắp đảo chiều mạnh mẽ sang giảm giá, thậm chí là giảm sâu. Khi giao dịch đừng bao giờ chỉ dựa vào tín hiệu phân kỳ riêng biệt mà hãy kết hợp với Shooting Star. Chúng sẽ bổ trợ cho nhau và là một lời dự đoán chắc chắn hơn về nguy cơ đảo chiều.

4 lưu ý cần biết trong giao dịch với nến Shooting Star

Trong quá trình sử dụng nến Shooting Star có một số lưu ý bạn cần nắm rõ. Như đã nói ở trên thì hiểu Shooting Star là gì vẫn chưa đủ để giao dịch thành công. Biết thêm những lời khuyên này sẽ giúp bạn sử dụng nó hiệu quả hơn đấy nhé!

  • So với Shooting Star tăng, nến Shooting Star giảm có tỷ lệ chính xác cao hơn: Hầu hết các nến Shooting Star cho thấy sự đấu tranh giữ những người mua và người bán. Do đó một nến Shooting Star giảm góp phần củng cố niềm tin rằng phe bán đã chiến thắng. Trong thực tế tình huống Shooting Star là nến tăng và giá vẫn đảo chiều tăng thành giảm không hiếm gắp.
  • Khối lượng giao dịch (Volume) càng cao càng tốt: Volume cao cũng đồng nghĩa với việc lượng Trader tham gia mua bán lớn. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy tỷ lệ chính xác cho mô hình là khá cao.
  • Anh em sẽ có xác suất thắng cao hơn nếu chọn Shooting Star ở những vùng giá hỗ trợ: Mô hình nến Shooting Star được xem là đáng tin cậy nếu nó xảy ra ở những vùng giá kháng cự. Ví dụ như vùng hỗ trợ tĩnh, Band trên Bollinger Band hay Trendline,… cho thấy mục tiêu giá giảm rất mạnh.
  • Nến Shooting Star nên đi kèm các chỉ báo khác: Anh em cần có cơ sở để tin tưởng và tự tin vào lệnh hơn khi Shooting Star xuất hiện nơi có tín hiệu phân kỳ đảo chiều.

Tổng kết 

Vừa rồi là những thông tin thú vị xoay quanh nến Shooting Star cũng như hướng dẫn sử dụng. Xu hướng của giá trong thị trường luôn là yếu tố quan trọng mà mọi trader chú ý. Nhất là khi có khả năng đảo chiều với sự xuất hiện của mô hình nến Shooting Star. Mô hình nến bắn sao này sẽ thực sự xuất hiện sau xu hướng tăng.

Việc áp dụng nó khi giá đang đi vào vùng Sideway, Choppy Price hoặc trong Channel xu hướng giảm là không cần thiết và không nên làm. Mong rằng những nội dung được chia sẻ trong bài viết hướng dẫn này sẽ đem đến nhiều tips hữu ích. Khi anh em tham gia giao dịch có thể ứng dụng đúng lúc và hiệu quả để thu lời nhé!

Xem thêm:

Những đặc điểm của mô hình nến Evening Star cần tham khảo ngay

Hướng dẫn giao dịch theo mô hình nến Morning Star

Những lưu ý khi sử dụng mô hình Dark Cloud Cover

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *