mô hình cánh bướm

Mô hình cánh bướm là gì? Đặc điểm và cách giao dịch 

Đối với các traders, một trong những mô hình Harmonic quen thuộc nhất chắc chắn không thể thiếu là mô hình cánh bướm (hay còn gọi Butterfly Pattern). Nó được đánh giá là một trợ thủ đắc lực bởi kết quả dự báo đưa ra có khả năng chính xác rất cao. Dù bạn mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường giao dịch hay đã kinh nghiệm nhiều năm thì bài viết này cũng sẽ rất bổ ích. Sàn Exness sẽ cung cấp chi tiết kiến thức về mô hình cánh bướm. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Mô hình cánh bướm là gì?

Mô hình cánh bướm là một dạng phổ biến của mô hình Harmonic. Mô hình thường xuất hiện ở cuối hành động mà mức giá mở rộng. Nó cũng được đánh giá là mô hình có tầm quan trọng cũng như sự hài hoà nhất trong nhiều dạng mô hình Harmonic. 

Bryce Gilmore là người đầu tiên phát minh ra mô hình cánh bướm, sau đó nó được hoàn thiện bởi Scott Carney. Nguyên thuỷ của mô hình cánh bướm là mô hình Gartley, do đó bạn dễ thấy hình dạng của hai mô hình khá tương đồng. Thậm chí đôi lúc mô hình cánh bướm còn được gọi là Gartley Butterfly.

Hình dạng mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern)
Hình dạng mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern)

Tuy vậy, mô hình cánh bướm vẫn có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với mô hình gốc Gartley. Cụ thể là mô hình cánh bướm sẽ có những điểm entry ấn tượng hơn, các nhà giao dịch mua được ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn. 

Butterfly Pattern được tạo từ 5 điểm, ký hiệu lần lượt là: X, A, B, C và D. Quan sát hình trên ta sẽ thấy, điểm bắt đầu là X và sẽ trải qua tổng 4 đợt sóng bao gồm: XA, AB, BC và CD. 

Thoạt nhìn ta dễ thấy mô hình này có dạng giống chữ M (mô hình bướm tăng) hoặc dạng chữ W (mô hình bướm giảm). Đôi lúc có nhiều nhà đầu tư cũng bị nhầm lẫn chúng với mô hình hai đáy (Doube Bottom) và mô hình hai đỉnh (Double Top).  

Ý nghĩa của mô hình Butterfly Pattern

Để giúp bạn hiểu rõ mô hình Butterfly Pattern, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về hình thức cấu tạo và cơ chế hoạt động của nó. Cụ thể bạn cần hiểu được các ý nghĩa của mô hình như sau:

  • Lúc mô hình được hoàn thiện ngay tại vị trí điểm D, xu hướng thị trường sẽ bắt di chuyển theo đợt sóng đầu tiên là XA. Nghĩa là nếu XA đang là đợt sóng giảm thì thị trường sẽ quay đầu giảm; hoặc ngược lại, XA là đợt sóng tăng thì thị trường cũng sẽ quay đầu tăng. Và ý nghĩa quan trọng đầu tiên của Butterfly Pattern đó là báo hiệu cho sự đảo chiều của xu hướng.
  • Theo cha đẻ của mô hình cánh bướm, ông Carney cho biết mô hình này sẽ giúp ta thấy được những vùng giá thấp, cao quan trọng trong xu hướng. Nhờ vậy trader cũng sẽ dễ nhận biết được cơ hội mua ở mức giá thấp và bán ra với giá cao. Đây chính là ý nghĩa thứ hai của mô hình cánh bướm mà bạn nên lưu tâm. 

Đặc điểm nhận dạng mô hình Butterfly Pattern

Như đã trình bày ở mục trên, trong nhóm mô hình Harmonic có mô hình cánh bướm và vài mô hình nến khác có nhiều điểm tương đồng nhau. Để tránh sự nhầm lẫn khi quan sát thị trường, các nhà đầu tư nên lưu ý các đặc điểm nổi bật để nhận dạng Butterfly Pattern: 

  • Trước tiên, để xác nhận được đâu là mô hình nến bướm thực, nhà đầu tư phải xác định được mức giá dao động mà phù hợp với tỷ lệ Fibonacci:
    • XA: cho đến nay chưa có quy tắc nào cho đợt sóng đầu tiên này
    • AB: đây là đoạn điều chỉnh thoái lui về 0,786 ở điểm B so với đoạn đầu XA. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng giúp phân biệt được mô hình con bướm và những mô hình tương tự còn lại.
    • BC: đoạn điều chỉnh thoái lui về 0,382 hoặc về 0,886 của đoạn AB
    • CD: Ở đây chia làm hai trường hợp: nếu đoạn BC thoái lui về 0,382 của AB thì CD sẽ là mở rộng 1,618 của đoạn BC. Còn nếu CD điều chỉnh về 0,886 thì CD là mở rộng 2,618 của đoạn BC.
    • XD: đây là xu hướng chung mà bao gồm cả AB, BC, CD. Đoạn này mở rộng 1,27 hoặc 1,618 của xu hướng đoạn XA. 
Các mức dao động giá của mô hình con bướm
Các mức dao động giá của mô hình con bướm
  • Bạn cần lưu ý rằng các tỷ lệ Fibonacci của hai xu hướng CD và BC được biểu thị trên hình với hai màu khác nhau. Các mức màu xanh lam sẽ có sự liên quan đến nhau, tương tự vậy mức màu xanh lá cũng sẽ có mối liên quan với nhau.
  • Lý thuyết sóng Elliott cho biết, mô hình cánh bướm được phát hiện ở vị trí sóng cuối của sóng chủ (tức sóng 5).

Các loại mô hình cánh bướm 

Mô hình cánh bướm được chia làm hai dạng chính bao gồm: 

Mô hình Bullish Butterfly

Mô hình Bullish Butterfly sẽ bắt đầu với nhịp tăng giá đoạn XA, đến nhịp giảm giá AB, nhip tăng BC và sau cùng là CD nhịp giảm – nhịp này sẽ vượt quá đáy X. 

Với cách di chuyển như trên, kết hợp với những tỷ lệ phù hợp với Fibonacci như đã trình bày, thị trường giao dịch kỳ vọng một nhịp tăng giá tại vị trí điểm D. 

Mô hình Bullish Butterfly, hay còn gọi là mô hình tăng có hình dạng như chữ M:

Mô hình Bullish Butterfly dạng chữ M
Mô hình Bullish Butterfly dạng chữ M

Mô hình Bearish Butterfly

Mô hình Bearish Butterfly là hình dạng đảo ngược của mô hình Bullish Butterfly ở trên. 

Với mô hình Bearish Butterfly, sẽ bắt đầu với nhịp XA giảm giá, tiếp đến nhịp tăng giá AB, nhịp MC giảm và cuối cùng là CD một nhịp tăng trở lại. 

Sự di chuyển như vậy kết hợp cùng tỷ lệ Fibonacci phù hợp, thị trường giao dịch kỳ vọng có một nhịp giảm giá ngay tại vị trí điểm D trên mô hình. 

Mô hình Bearish Butterfly, hay còn gọi là mô hình giảm có hình dạng như chữ W:

Mô hình Bearish Butterfly dạng chữ W
Mô hình Bearish Butterfly dạng chữ W

Cách giao dịch với mô hình cánh bướm

Phần cuối này chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn những cách giao dịch hiệu quả nhất với mô hình cánh bướm.

Điểm vào lệnh (hoặc entry point)

Như chúng ta đã biết với những mô hình Harmonic thì thời điểm thích hợp nhất để vào lệnh đó là khi mô hình thực sự đã hoàn chỉnh. Vậy nên mô hình cánh bướm cũng không phải là ngoại lệ.

Điểm vào lệnh sẽ luôn đặt tại vị trí D, cụ thể là:

  • Với lệnh Mua (Buy): sẽ là điểm D ở mô hình Bullish Butterfly (chữ M)
  • Với lệnh Bán (Sell): là điểm D ở mô hình Bearish Butterfly (chữ W)
Entry point của mô hình con bướm
Entry point của mô hình con bướm

Điểm chốt lời (Take profit)

Bạn có thể chốt lời ở hai điểm đó là: điểm A cao nhất của mô hình Bullish Butterfly (chữ M) hoặc tại điểm A thấp nhất của Bearish Butterfly (chữ W). Nhưng đánh giá chung điểm chốt lời tại A vẫn chưa thực sự mang lợi lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư. Khi giao dịch, mục tiêu giá đặt ra với mô hình con bướm đó là vị trí E, tương ứng với mức thoái lui 1,618 của đoạn CD. 

Mặt khác, không phải trong mọi trường hợp giá mục tiêu đều giống nhau, vì nó phụ thuộc vào điều kiện thực tế của thị trường giao dịch. Nên traders cần xác định cụ thể lợi nhuận mục tiêu mà đặt điểm chốt lời phù hợp nhất. Ví dụ như sau:

  • Nếu bạn quan sát thấy thị trường đang dần di chuyển theo hướng chính một cách mạnh mẽ, thì bạn dùng trailing stop hoặc dịch TP để có thể thu được mức lợi cao hơn.
  • Nếy bạn quan sát thấy thị trương đang đi theo xu hướng chính nhưng lại di chuyển trong khu vực kháng cự và khung hỗ trợ thì hãy chốt lời sớm nhất có thể. Đây là thời điểm an toàn để hạn chế tối đa sự thua lỗ. 

Điểm dừng lỗ (Stop loss)

  • Đối với mô hình Bullish Butterfly (chữ M): bạn đặt điểm dừng lỗ ngay bên dưới vị trí điểm D, cách chỉ một vài pips. 
  • Đối với mô hình Bearish Butterfly (chữ W): đặt điểm dừng lỗ phía trên điểm D, cách một vài pips.

Trên đây là tất tần tật những kiến thức cơ bản và cần thiết liên quan đến mô hình cánh bướm mà mọi nhà đầu tư đều nên biết. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế mô hình này khá phức tạp, do đó đòi hỏi các bạn phải thật sự hiểu bản chất và thường xuyên nghiên cứu, phân tích nó để làm quen. Hy vọng rằng bài viết này của hướng dẫn Forex là một nền tảng vững chắc để bạn dễ dàng thực hiện những bước tiếp theo cho các giao dịch quan trọng của mình nhé!

Xem thêm: Một số mô hình Forex hiệu quả khi giao dịch như: dark cloud cover, mô hình nến morning star, mô hình nến shooting star,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *