Leading indicator là gì

Leading indicator là gì? Dùng leading và lagging indicators hiệu quả

Bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm dày dặn trong giao dịch forex thì khái niệm Leading indicator là gì, hay Lagging Indicator là gì đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, đối với những trader mới bước chân vào nghề thì hai dạng chỉ báo này dường như có vẻ khá nhọc nhằn. Trong bài viết này, sàn Exness xin gửi đến bạn đọc những chỉ báo kỹ thuật quan trọng cũng như cách sử dụng chúng một cách hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua khi khi tham gia thị trường forex.

Leading indicator là gì? Hướng dẫn cách sử dụng leading and lagging indicators hiệu quả nhất
Leading indicator là gì? Hướng dẫn cách sử dụng leading and lagging indicators hiệu quả nhất

Phân loại các dạng chỉ báo quan trọng và phổ biến trong giao dịch forex

Hiện nay trên thị trường giao dịch forex có hai dạng chỉ báo chính cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất đó là:

  • Leading indicator (Chỉ báo nhanh hay còn được gọi là chỉ báo dẫn dắt): Chúng thuộc loại chỉ báo dao động, cung cấp cho các trader những tín hiệu mới, đi trước một bước khi xu hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều xảy ra.
  • Lagging indicator (Chỉ báo chậm): Thuộc loại chỉ báo động lượng hay còn được biết đến với cái tên khác là chỉ báo đi theo xu hướng. Cung cấp cho các nhà đầu tư những tín hiệu giao dịch mới sau khi xu hướng đã hình thành.

Đa phần các trader khi chỉ sử dụng duy nhất chỉ báo nhanh thì kết quả mà bạn nhận được sẽ hơi thất vọng, vì có rất nhiều tín hiệu sai được đưa ra. Các chỉ báo độ trễ chỉ cung cấp tín hiệu chỉ khi và khi giá đã biến đổi hẳn để hình thành xu hướng mới. Do đó, chúng ta phải chấp nhận tham gia giao dịch sau một bước so với thị trường. Đồng thời mức tăng lớn nhất của một xu hướng thường được diễn ra trong một vài cây nến đầu. Và đây là lý do bạn sẽ bỏ lỡ một phần lợi nhuận khá ổn nếu chỉ sử dụng chỉ báo chậm mà thôi.

Do đó, cả hai tín chỉ leading and lagging indicators đều hỗ trợ nhau. Thế nhưng trong một số trường hợp chúng lại xảy ra mâu thuẫn, khiến các nhà đầu tư phải đau đầu. Không một ai có thể chắc chắn rằng nên dùng loại chỉ báo nào là tốt nhất, hoặc kết hợp cả hai khi phân tích xu hướng thị trường. Vấn đề này phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận cũng như chiếc lược của bạn. Cách tốt nhất là chúng ta nên nắm bắt cũng như tìm hiểu kỹ bản chất của hai chỉ báo, đồng thời biết được ưu nhược điểm của từng loại để từ đó lựa chọn phương án tốt nhất cho bản thân.

Tổng quan về Leading Indicator là gì

Khái niệm Leading Indicator là gì?

Leading Indicator có nghĩa là chỉ số nhanh hay còn có tên khác nữa là chỉ số trước. Chỉ số này báo hiệu trước những yếu tố kinh tế nào có thể thay đổi khi phần còn lại của nền kinh tế bắt đầu chuyển biến theo một xu hướng cụ thể, rõ ràng. Từ đó giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn cũng như đánh giá đúng thị trường để hoạch định chính sách dự đoán cho các chiến lược giao dịch của mình. 

Tuy nhiên các chỉ báo nhanh này không phải lúc nào cũng đưa ra các tín hiệu dự đoán chính xác. Vì vậy, người dùng nên biết cách áp dụng chúng một cách linh hoạt, kết hợp thêm nhiều dữ liệu khác để nắm bắt về tình hình sức khỏe nền kinh tế trong tương lai chuẩn hơn.

Leading indicator luôn đi trước một bước so với biến động giá, diễn tả mô hình xung lượng giá ở một thời điểm nào đó quay lại cố định, khoảng thời gian này sẽ được dùng để tính toán chỉ báo.

Ví dụ minh họa chi tiết về các chỉ báo nhanh cho kết quả tốt nhất

Bộ dao động là công cụ hỗ trợ các trader trong việc phân tích sự di chuyển biến đổi lên xuống giữa hai thái cực. Thông thường hai vùng này được gọi là“Quá mua” – hoặc “Bán quá mức” (vùng quá bán), từ đó hình thành nên các dự đoán để mua hoặc bán cho các nhà đầu tư. Các bộ chỉ dao được dùng phổ biến nhất hiện nay là psar, stochastic và rsi. Sự xuất hiện của chúng như một nhà tiên đoán cho sự đảo chiều có thể xảy ra trong tương lai.

Để hiểu rõ và chi tiết hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số ví dụ cụ thể như sau:

Hãy kết hợp 3 chỉ báo được chỉ điểm ở trên lên cùng một biểu đồ GBPUSD vào các khung thời gian hàng ngày và chờ đợi kết quả. Lưu ý, hãy luôn ghi nhớ cách thức thực hiện giao dịch cho các chỉ báo nhanh này đối với chính bản thân.

Nhìn vào bản đồ bên dưới, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cả 3 chỉ báo đều cho kết quả là tín hiệu mua sẽ rơi vào cuối tháng 12. Trong trường hợp bạn đầu tư vào tín hiệu này, lợi nhuận thu về sẽ lên đến con số 400 pips.

Ví dụ minh hoạ về chỉ báo nhanh
Ví dụ minh hoạ về chỉ báo nhanh

Tiếp theo thời gian sau đó là tuần thứ 3 của tháng 1, cả 3 bộ chỉ dao động stch, psar và rsi đều đưa ra kết quả là tín hiệu bán. Và, 3 tháng sau đó giá có chiều hướng giảm liên tục. Tiếp đến giữa tháng 4, chỉ báo nhanh cũng cho dự đoán bán ra một lần nữa và sau đó giá lại ở mức thấp báo động.

Nhìn chung những tín hiệu báo trên đều ổn và đẹp, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cho kết quả thành công. Hãy cùng điểm danh các ví dụ không được lý tưởng qua minh học dưới đây.

Nhìn vào biểu đồ bên dưới, ta sẽ thấy các chỉ báo này cho ra kết quả trái ngược nhau. Khi PSAR cho ra tín hiệu bán vào khoảng giữa tháng 2, nhưng thực tế thì cổ phiếu này lại đưa ra tín hiệu mua. Vì vậy, biết lựa chọn cái nào cho chuẩn xác? Trong khi đó, RSI vẫn chưa có một dấu hiệu mua hay bán nào rõ ràng và cụ thể.

Ví dụ minh hoạ chỉ báo nhanh cho tín hiệu sai
Ví dụ minh hoạ chỉ báo nhanh cho tín hiệu sai

Nhìn kỹ vào biểu đồ trên, rõ ràng các chỉ báo đã cho ra các tín hiệu sai lệch. Cụ thể như ở tuần thứ 2 của tháng 4, cả hai chỉ báo Stoch và RSI đều cho tín hiệu bán trong khi đó thì PSAR lại không. Và cái kết, giá cứ tiếp tục tăng, một khi chúng ta vào lệnh bán thì xin chia buồn vì ta đã thua thảm bại. Nếu tin theo kết quả mua Stoch và RSI, bỏ qua các tín hiệu bán PSAR thì sẽ có thêm một khoản lỗ nữa vào giữa tháng 5 này.

Nguyên nhân dẫn đến các chỉ số báo hiệu cho kết quả khác nhau?

Nguyên nhân chính cho sự khác biệt này là công thức giữa chúng không giống nhau:

  • Stochastic được tính dựa trên phương diện giá từ cao đến thấp trong một khoảng thời điểm cố định nào đó. Những biến động giữa các thời kỳ diễn ra dường như không hề được Stochastic quan tâm.
  • Phương thức mà RSI dựa theo chính là sự thay đổi của giá đóng cửa của kỳ tiếp đến.
  • Còn đối với PSAR thì lại có công thức tính toán riêng biệt.

Chính vì vậy giữa các tín hiệu có sự va chạm là hoàn toàn có khả thi và chúng diễn ra rất tự nhiên. Những tín hiệu trái chiều và sai lệch này là điều khó mà lường trước và tránh khỏi, chúng ta cần hết sức cẩn thận và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Cách tốt nhất là bạn nên đứng ngoài thị trường nếu các chỉ báo yêu thích của mình không đi cùng một xu hướng.

Ý nghĩa của chỉ số Leading là gì?

Các chỉ số nhanh được đo lường nhằm mục đích dự đoán sức khỏe của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.

  • Các trader sử dụng những chỉ báo trước này nhằm dẫn dắt chiến lược đầu tư của họ đi theo đúng hướng khi họ đoán trước được các điều kiện thị trường sắp diễn ra trong tương lai.
  • Các nhà hoạch định chính sách áp dụng những chỉ báo trước này để thiết lập chính sách tiền tệ cho mình.
  • Đa phần các doanh nghiệp sẽ sử dụng Leading indicator để đưa quyết định đầu tư hiệu quả, vì họ có thể dự đoán được các điều kiện kinh tế sắp diễn ra tác động như thế nào đến thị trường kinh tế và doanh thu của họ trong tương lai.

Chỉ số nhanh dành cho nhà đầu tư

Nhiều nhà đầu tư cũng như nhà kinh tế, điều họ quan tâm hàng đầu là các chỉ số có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới.

Ví dụ, các nhà đầu tư thường hay quan tâm và chú trọng đến số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Bộ Lao động Hoa Kỳ sẽ cung cấp một danh sách về tổng số lượng các trường hợp thất nghiệp với mục đích cảnh báo về tình hình sức khỏe của nền kinh tế trong tương lai.

Tình hình đơn xin thất nghiệp ngày một tăng cao chứng tỏ nền kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng. Điều này ảnh hưởng rất tệ đến thị trường chứng khoán. Trong trường hợp tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ là một dấu hiệu tích cực, lạc quan cho thị trường chứng khoán vì các công ty đang có bước phát triển đi lên.

Chỉ số nhanh rất được lòng các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, họ xem sự hài lòng của khách hàng cũng như phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng là một chỉ báo khá chính xác, phản ánh tốt hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Ví dụ: Những phản hồi từ phía khách hàng mang xu hướng tiêu cực thường liên quan đến các vấn đề như: Chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, dịch vụ hoặc một số ngành nào đó. Điều này tác động mạnh đến doanh số bán hàng cũng như thu nhập của họ trong tương lai.

Ưu và nhược điểm của Leading Indicator là gì?

  • Ưu điểm: Đưa ra các dự đoán về tình hình kinh tế sớm hơn so với xu hướng thị trường. Từ đó các nhà đầu tư sẽ bắt kịp xu hướng và nắm bắt nhiều cơ hội thành công hơn.
  • Nhược điểm: Việc tác động quá nhanh của chỉ báo rất dễ làm cho các nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro, nhất là rơi vào tình trạng bán phá giá.

Chỉ báo chậm – Lagging Indicator là gì?

Định nghĩa Lagging Indicator

Các chỉ báo chậm thường cho tín hiệu sau khi biến động giá được hình thành cụ thể. Chúng thường đường đi kèm với các chỉ báo đi chậm sau xu hướng một bước. Rất hiếm có trường hợp các chỉ báo này sẽ đưa ra dự đoán trước khi giá biến động. Và chỉ khi thị trường đang có xu hướng hoạt động mạnh mẽ thì những chỉ báo theo xu hướng mới cho kết quả tốt nhất.

Sự xuất hiện của chúng nhằm mục đích lôi kéo và thu hút các nhà đầu tư ở lại miễn là xu hướng chưa bị phá huỷ. Vì vậy những chỉ báo này thường cho tín hiệu kém đối với thị trường đi ngang. Hiện nay các chỉ báo trễ được nhiều nhà giao dịch sử dụng nhất là MACD và đường trung bình động.

Ví dụ minh họa về chỉ báo chậm – Lagging indicator

MACD và đường trung bình động (MA) là 2 loại thuộc chỉ báo chậm. Chúng đưa ra các tín hiệu xu hướng khi xu hướng thị trường đã hình thành và cho tín hiệu giao dịch chậm sau một bước.

Biểu đồ sau đây là một minh chứng cho tín hiệu chậm ít sai sót.

Ví dụ minh hoạ về chỉ báo chậm cho kết quả đúng
Ví dụ minh hoạ về chỉ báo chậm cho kết quả đúng

Nhìn vào biểu đồ GBPUSD ở trên, hai đường trung bình động sẽ được sử dụng trong trường hợp này là ema 10 (xanh lam) và ema 20 (đỏ) và MACD. Ta thấy vào khoảng giữa tháng 10, đường 10 EMA giao nhau với đường 20 EMA đưa ra tín hiệu tăng giá. Đồng thời, MACD cũng trùng với kết quả hai đường trên và cho tín hiệu mua. Nếu chúng ta vào lệnh mua thì sẽ thu về cho mình lợi nhuận khá lớn. Một thời gian sau đó, cả hai đường EMA và MACD cũng đều cho ra cùng một tín hiệu là bán trở lại. Và giá cũng giảm sau tín hiệu.

Dưới đây là trường hợp một biểu đồ khác thể hiện các tín hiệu bị sai lệch.

Ví dụ minh hoạ về chỉ báo chậm cho kết quả sai lệch
Ví dụ minh hoạ về chỉ báo chậm cho kết quả sai lệch

Vào giữa tháng 3, MACD đưa ra dự đoán mua, nhưng ngược lại các đường EMA thì có sự khác biệt và xung đột nhau. Trong trường hợp này nếu như bạn tin theo MACD, thì xin chia buồn vì bạn đã thua. Cũng tương tự, vào cuối tháng 5 khi nhận tín hiệu mua từ MACD thì bạn sẽ nhận kết quả đắng là thua lỗ do giá tiếp tục giảm thấp. Nhưng ngược tại tin theo tín hiệu bán từ EMA thì thành công.

Ưu và nhược điểm của Lagging Indicator là gì?

  • Ưu điểm: So với chỉ báo nhanh thì tín hiệu của Lagging Indicator có phần đáng tin cậy hơn. Vì phản ứng một cách chậm rãi, cẩn thận và kỹ càng hơn với các chuyển động của thị trường.
  • Nhược điểm: Tín hiệu sẽ đưa ra sau một bước so với xu hướng của thị trường. Chính vì vậy mà nhà đầu tư có thể bỏ mất cơ hội thu về lợi nhuận tốt nhất.

Sử dụng chỉ báo nhanh hay chỉ báo chậm thì tốt?

Nói chung, nếu chúng ta chỉ áp dụng duy nhất chỉ báo nhanh thì việc nhận các tín hiệu sai là chuyện rất bình thường. Còn các chỉ báo chậm chỉ đưa ra tín hiệu sau khi thị trường đã hình thành xu hướng giá. Điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư vì đã bỏ lỡ cơ hội tốt trong vài cây nến đầu tiên. 

Dù vậy cả hai chỉ báo này sẽ hỗ trợ qua lại lẫn nhau, nhưng đôi khi chúng cũng xảy ra xung đột với nhau. Không ai có thể dám khẳng định việc sử dụng loại chỉ báo nào là tốt nhất, vì chúng phụ thuộc khá nhiều vào nhà giao dịch. Nhưng một khi bạn nắm rõ bản chất của từng loại chỉ báo cũng như ưu và nhược điểm của chúng thì kết quả chắc chắn sẽ tốt.

3 Lưu ý quan trọng cần biết trước khi bắt đầu giao dịch với Leading Indicator và Lagging Indicator

Đừng quá lạm dụng vào kết quả của các chỉ báo dạng mũi tên

Đa phần các trader mới bước chân vào nghề thường có sở thích dùng chỉ báo mũi tên lên hoặc xuống. Tức là khi mũi tên hướng lên ám hiệu đặt lệnh mua, còn mũi tên có chiều hướng xuống nghĩa là đặt một lệnh bán.

Ưu điểm lớn nhất của loại chỉ báo này là các nhà đầu tư không phải tốn công sức đến vấn đề diễn biến của thị trường ra sao. Chỉ cần nhìn vào chiều mũi tên là nói lên tất cả. Thế nhưng bạn lại mất đi khả năng nhạy bén trong cách phân tính và phán đoán chính xác.

Trong trường hợp gặp phải chỉ báo lừa đảo, kỹ năng cũng như tài khoản các nhà giao dịch sẽ bị đóng băng vì đa phần các tín hiệu được đưa ra chỉ mang tính chất cơ học, không chứng thực. Vì vậy, chỉ báo mũi tên chỉ thích hợp đối với thị trường Quyền chọn nhị phân.

Cần hiểu rõ bản chất chỉ báo đang sử dụng

Dường như tất cả các chỉ báo dù là sớm hay trễ thì cũng đều có những công thức tính toán cụ thể nhất, chúng được dựa trên chính nền tảng của chỉ báo. Thế nhưng có rất nhiều doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư lại không quá bận tâm đến điều này. Vì họ đều có chung suy nghĩ là công việc tính toán đã có phần mềm MT4 gánh phần.

Đúng là phần mềm MT4 có nhiệm vụ đảm nhận trách nhiệm tính toán, thế nhưng bạn nên nhớ rằng mỗi công tính sẽ được xây dựng trên chính bản chất riêng của từng chỉ số. Nếu bản thân không nắm rõ công thức thì sẽ không thể nào nắm bắt được các đặc điểm của chất chỉ thị.

Đó là lý do chúng ta nên tìm hiểu kỹ các thuộc tính cũng như đặc điểm của các chỉ số trước khi áp dụng chúng. Đối với từng thành phần trong công thức tính, đừng quá cứng nhắc, hãy linh hoạt cũng như hiểu rõ để so sánh khi phân tích.

Tín hiệu chỉ báo vẫn có sự mâu thuẫn

Nhiều nhà đầu tư phải sầu não khi gặp phải tình huống oái oăm vì các tín hiệu từ chỉ báo lại cho kết quả xung đột với nhau. Mà nguồn gốc bắt nguồn cho mâu thuẫn này đến từ công thức tính của chúng.

Do đó, nếu nhiều chỉ báo cho cùng một kết quả thì đó là tín hiệu đúng và tỷ lệ thắng cao. Ngược lại, chỉ báo cho ra tín hiệu xung đột thì chúng ta nên cẩn thận và xem xét kỹ trước khi đặt lệnh giao dịch.

Trên đây là những thông tin hướng dẫn hữu ích xoay quanh vấn đề Leading Indicator là gì? Cách sử dụng Leading Indicator và Lagging Indicator hiệu quả, mang kết quả tốt nhất 2022. Hy vọng với các kiến thức này, anh có thể áp dụng thành thạo để con đường chinh phục forex dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Chỉ báo Alligator là gì? Cách sử dụng chỉ báo William Alligator

Money Flow Index (MFI) là gì? Cách sử dụng chỉ số MFI hiệu quả

Một số sai lầm phổ biến khi sử dụng Stochastic Oscillator là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *