kết hợp MA và RSI

Chiến lược kết hợp MA và RSI trong giao dịch Forex

Giao dịch theo xu hướng sẽ hiệu quả hơn khi trader sử dụng kết hợp MA và RSI. Hai chỉ báo này khi kết hợp sẽ bổ sung các ưu điểm cũng như khuyết điểm cho nhau. Nhờ vào đó, các tín hiệu giao dịch mà trader nhận được cũng sẽ có độ chính xác cao và ít bị nhiễu hơn. Như vậy, làm thế nào thể bắt được “con sóng lớn” khi giao dịch? Chiến lược kết hợp MA và RSI sắp được Exness giới thiệu qua bài viết sau sẽ giải đáp cho các trader thắc mắc này.

Chiến lược kết hợp MA và RSI được tạo nên từ các thành phần nào?

Đường MA

Đường trung bình động MA có tên tiếng anh là Moving Average. Để ngắn gọn, các trader thường gọi vắn tắt là đường MA. Đường này thể hiện những biến động đang hiện có của giá trung bình. Đồng thời, trong một chu kỳ xác định và trong một khung thời gian nhất định, đường MA cũng sẽ là một chỉ báo xu hướng trong tương lai.

Đường trung bình động MA thể hiện biến động giá trung bình của thị trường
Đường trung bình động MA thể hiện biến động giá trung bình của thị trường

Đường MA tồn tại nhằm mục đích theo dõi sự vận động của nến giá hiện đang đi theo xu hướng giảm hay tăng hay không theo xu hướng nào cả. Dựa vào điều này, các trader cũng có thể nhận biết được thị trường hiện tại đang có xu hướng dài hạn, ngắn hạn hay là trung hạn. Trên thị trường giao dịch hiện nay, đường MA có 3 loại đường chính như sau:

  • Simple Moving Average (SMA).
  • Exponential Moving Average (EMA).
  • Weighted Moving Average (WMA).

Đối với các loại đường MA này, mỗi đường sẽ có những đặc biệt khác nhau cũng như có các ưu điểm, nhược điểm nhất định. Trong chiến lược kết hợp MA và RSI, các trader nên sử dụng đường EMA. Lý do là vì đường này thể hiện cho trader biết các dấu hiệu bất thường đang tồn tại trong những biến động ngắn hạn. Và khi đứng trước những biến động sắp xảy ra của giá, trader có thể nhanh chóng phản ứng và xử lý kịp thời.

Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI là tên gọi viết tắt của cụm từ Relative Strength Index. Chỉ báo này được ra đời và phát triển nhằm các mục đích sau:

  • Đánh giá cụ thể sự suy yếu cũng như sức mạnh hiện tại của xu hướng  thị trường.
  • Đo lường tốc độ thay đổi của giá nhờ vào cách phân tích và so sánh tính tiêu cực cũng như tích cực dựa trên những nền tảng giá khi đóng phiên các đợt giao dịch.

Chỉ báo RSI thuộc nhóm Oscillators (chỉ báo dao động) và cũng được xem là một chỉ báo đi trước giá (tức là không bao giờ có khả năng bị trễ). Với tác dụng như vậy, RSI sẽ đem đến cho trader những tín hiệu sớm của thị trường tại các mức quá bán, quá mua. Đồng thời, nó cũng giúp ích rất nhiều cho việc xác nhận xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại.

Cơ sở để chiến lược kết hợp MA và RSI hình thành

Chiến lược kết hợp MA và RSI được hình thành dựa trên cơ sở chính là sự bổ sung cho nhau bởi hai chỉ báo.

Có thể thấy đường EMA của chỉ báo MA sẽ thể hiện những xu hướng đang diễn ra hiện tại trên thị trường. Điều này giúp hạn chế được việc thị trường xuất hiện giao dịch ngược xu hướng. Tuy nhiên, chỉ báo MA vẫn được xem là một chỉ báo chậm. Trong khi đó, chỉ báo RSI lại được biết đến là chỉ báo sớm. Từ đây, nó sẽ cung cấp cho trader những tín hiệu sớm và đi trước các sự dịch chuyển của giá.

Đối với chỉ báo RSI, mặc dù nó mang lại các tín hiệu có độ nhạy cao và đi trước giá. Thế nhưng, các tín hiệu này vẫn sẽ ít nhiều có độ nhiễu bởi vì bản chất của RSI là một chỉ báo dao động. Và lúc này, chỉ báo EMA sẽ chính là một công cụ hiệu quả giúp trader lọc được các tín hiệu nhiễu.

Như vậy, khi tất cả những yếu tố trên khi bổ sung qua lại và dung hòa cho nhau. Thì khi đó, nó sẽ hình thành nên một chiến lược kết hợp hoàn hảo giữa MA và RSI.

Hướng dẫn giao dịch dựa trên chiến lược kết hợp RSI và EMA

Cách thức setup chiến lược kết hợp EMA và RSI

Đối với chiến lược này, để đánh giá chính xác được các xu hướng lớn cũng như các điểm vào lệnh thì trader cần sử dụng chỉ báo RSI và đường EMA. Cụ thể như sau:

  • Khi xác định điểm vào: Sẽ nhờ vào đường EMA 13 và EMA 26.
  • Khi xác định xem thị trường hiện tại có xu hướng như thế nào: Trader nên dựa vào đường EMA 89 và EMA 200.
  • Xác nhận lại cũng như để kiểm tra tín hiệu: Trader cần sử dụng chỉ báo RSI 21 chu kỳ giá.
Chiến lược kết hợp RSI và MA được setup trên biểu đồ EUR/USD tại khung H4
Chiến lược kết hợp RSI và MA được setup trên biểu đồ EUR/USD tại khung H4

Những nền tảng cần biết của chiến lược kết hợp MA và RSI

  • Đường EMA 200 và EMA 80 được sử dụng với mục đích xác định các xu hướng chính tồn tại trên thị trường. Nếu như giá và EMA 200 nằm dưới EMA 80 thì khi đó trader có thể chắc chắn rằng thị trường đang tăng giá. Và tương tự khi đường EMA 200 giá nằm bên trên EMA 80 thì tức là xu hướng thị trường đang giảm giá.
  • Các giao điểm được tạo ra bởi đường EMA 13 và EMA 26 chính là các điểm vào lệnh tiềm năng theo xu hướng chính đã được xác định ở bước trên.
  • Nhờ có giá trị thích hợp của chỉ báo RSI hỗ trợ cùng với điểm giao cắt nhau của đường EMA 26 và EMA 13. Trader khi đó có thể mở lệnh bán hoặc lệnh mua phù hợp với khả năng của mình.
  • Trader cần nên chú ý và bỏ qua những tín hiệu liên quan đến việc vào lệnh với xu hướng ngược lại với xu hướng chính. Nghĩa là khi xu hướng chính có dấu hiệu tăng giá thì trader chỉ nên mở lệnh buy. Và ngược lại chỉ nên mở lệnh sell khi thị trường có xu hướng giảm giá.

Lý thuyết và cách thức giao dịch thực tế

Sau khi đã biết được cách thức setup cũng như các nền tảng cần thiết khi giao dịch với chiến lược kết hợp RSI và MA. Thì đến với phần tiếp theo sau đây, trader hãy theo chân sàn Exness để tìm ra cách giao dịch thực tế hiệu quả nhất nhé.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi phân tích biểu đồ của EUR/USD tại khung H4 nhé. Đặc biệt với chiến lược kết hợp MA và RSI, biểu đồ về cặp giá này đang cân nhắc đến một vị thế bán trong một xu hướng giảm giá.

Bước 1

Bởi vì chiến lược này được dựa trên xu hướng thị trường, vì vậy điều đầu tiên mà trader cần làm chính là xác định xem thị trường đang có xu hướng chính như thế nào. Như đã chia sẻ thì việc xác định này sẽ nhờ vào vị trí của đường EMA 200 và EMA 80. Một xu hướng giảm giá sẽ càng chắc chắn hơn thế nếu như tính từ cao xuống thấp 4 đường EMA được xếp theo thứ tự là 200 – 80 – 26 và 13.

Xác nhận xu hướng thị trường khi giao dịch chiến lược kết hợp MA và RSI
Xác nhận xu hướng thị trường khi giao dịch chiến lược kết hợp MA và RSI

Bước 2

Sau khi xu hướng thị trường đã được xác định thành công. Trader lúc này cần kiên nhẫn chờ đợi giá thoái lui để có thể gia nhập vào thị trường cũng như đi theo xu hướng hiện có trên thị trường.

Ở bước 2 này, trader cần lưu ý rằng nên chờ đợi cho đến khi nào đường EMA 80 hoặc trong một range hẹp có giá giao dịch đi theo chiều ngang.

Sự di chuyển ngang của EMA 80 và giá sideway cho thấy một đợt giá thoái lui
Sự di chuyển ngang của EMA 80 và giá sideway cho thấy một đợt giá thoái lui

Bước 3

Như vậy, ở bước 1 và bước 2, trader sẽ cần tiến hành xác nhận xu hướng chính của thị trường và chờ đợi một đợt thoái lui về giá.

Đến với bước 3 này, khi nhận thấy đường EMA 26 bị đường EMA 13 cắt xuống. Đồng thời, đường EMA 13 cũng đi phía dưới đường EMA 80 thì trader cần chuẩn bị vào một lệnh bán. Lưu ý, tại thời điểm này chỉ báo RSI phải có tín hiệu không được cao hơn 50.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện này thì khi đó trader có thể thoải mái thực hiện lệnh bán với rủi ro vô cùng thấp. Nếu như trader mong muốn một kết quả vượt trội và an toàn hơn nữa thì ở bước này, trader có thể kết hợp thêm với các mô hình nến khác.

Tóm lại, khi thực hiện giao dịch bán với chiến lược kết hợp MA và RSI. Các trader dù đã dày dặn kinh nghiệm hay còn non trẻ thì cũng nên thực hiện theo đúng các quy tắc sau đây:

  • Một tín hiệu vào lệnh được cho là tiềm năng khi đường EMA 26 bị đường EMA 13 cắt xuống. Và đồng thời, đường EMA 13 cũng đi bên dưới đường EMA 80.
  • Tín hiệu xác nhận cho việc xu hướng bắt đầu giảm giá trở lại khi chỉ báo RSI (với điểm đầu tiên) trả về các tín hiệu nhỏ hơn 50.
  • Ngay tại vị trí đỉnh gần nhất, trader nên thiết lập Stop loss. Tương tự, ngay tại vị trí kết thúc của cây nến hiện tại thì trader nên đặt điểm Entry.
  • Khi đường EMA 13 và đường EMA 26 cắt lên nhau thì trader nên chốt một phần lợi nhuận tại vị trí của take profit 1.
  • Đặc biệt, khi RSI (điểm số 2) vẫn đạt tín hiệu thấp hơn 50. Thì sau khi đã có được take profit 1, giá kỳ vọng sẽ vẫn không thể tăng.
  • Khi đường EMA 13 cắt lên đường EMA 26 một lần nữa (điểm số 3) thì sẽ đạt được take profit 2.
Một lệnh bán cần được chuẩn bị sao cho ít mang lại rủi ro nhất có thể
Một lệnh bán cần được chuẩn bị sao cho ít mang lại rủi ro nhất có thể

Như vậy, đối với giao dịch mua, cách thức giao dịch cũng sẽ được thực hiện tương tự các quy tắc trên. Tuy nhiên, khi đó, các yếu tố sẽ thay đổi ngược lại.

Kết luận

Trong giao dịch, việc kết hợp hai hoặc nhiều chỉ báo lại với nhau sẽ mang đến cho trader các tín hiệu, thông tin hữu hiệu hơn. Và dĩ nhiên, việc kết hợp MA và RSI mà Exness vừa chia sẻ cũng không ngoại lệ. Các trader khi sử dụng chiến lược kết hợp MA và RSI này sẽ có được một bộ đôi công cụ phân tích xu hướng thị trường mạnh mẽ giúp ích cho việc giao dịch. Như vậy, hy vọng rằng với thông tin hướng dẫn này, các trader sẽ có thêm cho mình một chiến lược giao dịch hiệu quả hơn nữa khi giao dịch theo xu hướng chính của thị trường nhé.

Xem thêm:

Sự hình thành nên phương pháp kết hợp ADX và RSI

Kết hợp RSI và MACD trong giao dịch Forex có chính xác không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *