Kết hợp Bollinger Band và MACD

Kết hợp Bollinger Band và MACD trong giao dịch ngoại hối

Sự kết hợp Bollinger Band và MACD là một sự lựa chọn vô cùng đúng đắn giúp các trade có được những thông tin bổ ích cũng như những tín hiệu giao dịch hiệu quả. Việc kết hợp này sẽ mang đến một cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn cho trader trước sự biến động của giá cũng như động lực trong thị trường. Để hiểu hơn về sự kết hợp Bollinger Bands và MACD cũng như các chiến lược, phương pháp giao dịch hữu ích, trader hãy theo chân Exness tìm hiểu bài viết sau nhé.

Kết hợp Bollinger Band và MACD

Có thể đã rất nhiều người biết rằng Bollinger Bands là chỉ báo mang lại rất nhiều hữu ích cho trader trong các chiến lược giao dịch. Tuy nhiên, Bollinger Bands lại không thể tự mình cung cấp cho trader các tín hiệu hiệu quả đối với việc vào lệnh. Cho nên, trader cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ khác.

Chỉ báo Bollinger Bands sẽ phát huy tác dụng hiệu quả nhất trong việc đánh giá điều kiện của thị trường để xem xét thị trường đang tĩnh lặng hay sôi động. Đồng thời, nó cũng nhận xét và đánh giá sự biến động của giá cả. Như vậy, khi dải Bollinger Bands đưa các các điều kiện thị trường có ích cho việc tìm kiếm các tín hiệu cũng như các quyết định hợp lý. Thì sau đó, trader cần sử dụng thêm một chỉ báo khác. Đó chính là kết hợp Bollinger và MACD lại với nhau để tạo nên bộ đôi hoàn hảo trong giao dịch.

Kết hợp giữa Bollinger Bands và MACD
Kết hợp giữa Bollinger Bands và MACD

MACD chính là đường trung bình hội tụ phân kỳ và cũng là một chỉ báo vô cùng đa năng. Chỉ báo này vừa thể hiện xu hướng thị trường và cũng vừa giúp trader hiểu được động lượng của thị trường.

Khi kết hợp Bollinger Bands và MACD lại với nhau, trader sẽ nhận thấy thay vì xuất hiện xung đột thì hai chỉ báo này lại vô cùng hòa hợp. Hai chỉ báo sẽ cung cấp đến trader những thông tin hiệu quả và chính xác hơn về thị trường giao dịch. Không những thế, việc kết hợp Bollinger Bands và MACD sẽ giúp trader có được các phương án giao dịch mạnh mẽ hơn nữa trong thị trường có xu hướng, thị trường sideway hay cả trong các giai đoạn ít và nhiều biến động.

Chiến lược kết hợp giữa MACD và Bollinger Bands

Bollinger Bands và MACD với giao dịch đảo chiều

Thông qua sự kết hợp hoàn hảo giữa Bollinger Bands và MACD, trader sẽ có đầy đủ các kiến thức cho việc đưa ra các phán đoán về nơi kết thúc của một con sóng. Như vậy, khi con sóng vừa được hình thành thì trader sẽ nhanh chóng nắm bắt được cơ hội hơn.

Giao dịch đảo chiều với hai chỉ báo MACD và Bollinger Bands có quy trình thực hiện giao dịch như sau:

  • Xác định xem xu hướng của thị trường trước đó có hay không?
  • Tìm kiếm về sự phân kỳ của giá và chỉ báo MACD. Cụ thể ở đây là xu hướng đang diễn ra sẽ đi ngược lại với phân kỳ.
  • Khi xuất hiện phân kỳ, trader cần chờ đợi và theo dõi sát sao việc giá quay trở về để phá vỡ đường MA ở trung tâm của dải Bollinger. Đây là một tín hiệu vô cùng tiềm năng mà trader khi đó nên vào lệnh.
  • Trước khi vào lệnh cần thông qua biểu đồ histogram để xác nhận sự đảo chiều và các đường tín hiệu MACD.

Về mặt lý thuyết, chiến lược này có quy trình nghe có vẻ phức tạp. Để trader hiểu rõ hơn về sự kết hợp này với giao dịch đảo chiều, hãy cùng Exness tìm hiểu qua ví dụ sau đây nhé.

Tại nơi giá đảo chiều có xu hướng tăng nên thực hiện lệnh mua

Không cần quan tâm đến việc trước đó có sóng tăng mạnh hay không. Trader lúc này sẽ thấy rằng đang có đợt giá giảm nhẹ với đáy và đồng thời đỉnh cũng đang thấp dần. Thế nhưng, khi đó đã xuất hiện phân kỳ tăng. Đối mặt với việc các giá tạo nên các đỉnh thấp hơn và các đáy cao hơn được biểu đồ MACD tạo ra. Vào thời điểm đó, trader cần quan sát và theo dõi những biến động. Nếu như thấy các tín hiệu xuất hiện thì nên chớp lấy ngay.

Giá sẽ vẫn chạy tiếp tục như vậy và sau đó không lâu giá sẽ tăng lên. Đồng thời, nó sẽ phá hủy và vượt qua đường trung tâm của dải Bollinger. Khi đó, để xác nhận chính xác lực thị trường, trader cần đối chiếu tín hiệu này với MACD.

Khi phân tích sâu vào chỉ báo MACD, trader sẽ thấy đường MACD (màu xanh dương) cắt lên đường signal (màu cam). Không những thế, histogram cũng có dấu hiệu tăng từ âm chuyển thành dương. Thông qua cả hai điều này, có thể thấy rằng đây chính là tín hiệu của việc lực đang tăng dần và mạnh hơn.

Khi các điều kiện giao dịch đã được đáp ứng, vào lúc dải giữa bị cây nến phá vỡ có dấu hiệu đóng lại thì trader nên tiến hành lệnh mua. Đồng thời, việc đặt Stop Loss có thể thực hiện tại nơi bên dưới dải một chút và tỷ lệ RR để Take Profit sẽ vào khoảng 1:2.

Nhìn vào thực tế, đây không phải là một lệnh hoàn hảo vì lực tăng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian không dài. Nhưng trên biểu đồ, khi đo đạc thì trader có thể thấy mức tỷ lệ RR vẫn là 1:2 và nó đã đạt mục tiêu.

Kết hợp chỉ báo MACD và Bollinger Bands với giao dịch đảo chiều
Kết hợp chỉ báo MACD và Bollinger Bands với giao dịch đảo chiều

Tại nơi có giá chiều giảm nên thực hiện lệnh bán ra

Tương tự như quy tắc ở ví dụ trên, trader có thể dễ dàng nhận có một đợt tăng giá đang xảy ra thông qua các cây nến màu xanh liên tiếp có các đỉnh tăng dần. Đồng thời, lúc này histogram cũng đang có giá trị dương.

Cho đến lúc phân kỳ giảm xuất hiện thì giá vẫn sẽ tăng tiếp tục. Khi đó, giá sẽ tạo nên các đỉnh cao hơn nữa, tuy nhiên histogram lại tạo ra đỉnh thấp hơn. Điều này cho thấy lực tăng đã không còn mạnh nữa.

Rất nhanh sau đó, đường MA trung tâm của dải Bollinger sẽ bị phá vỡ do giá giảm đi qua. Đồng thời, vào lúc đường signal bị đường MACD cắt xuống thì MACD sẽ thông báo lực đảo chiều. Histogram từ từ sẽ giảm dần từ dương chuyển sang âm. Như vậy có thể thấy lệnh bán đã đáp ứng đủ các điều kiện thực hiện. Và khi cây nến bị giá phá vỡ đóng lại thì đây cũng chính là thời điểm để trader vào lệnh.

Trên đỉnh gần nhất tức là ở dải trên, trader có thể tiến hành đặt Stop Loss. Đồng thời, tỷ lệ RR ở mức 1:2 cũng là mức tỷ lệ phù hợp để đặt Take Profit. Với tình huống này, trader có thể nhận ra có một sự giảm sâu của giá. Đối với các trader thích mạo hiểm gồng lời thì đây là cơ hội tốt để nhận về mức lời lớn hơn.

Ví dụ về giao dịch đảo chiều với MACD và Bollinger
Ví dụ về giao dịch đảo chiều với MACD và Bollinger

Bollinger Bands và MACD với giao dịch thuận theo xu hướng

Nếu như đối với phương pháp đầu, trader không để ăn trọn con sóng vì không bắt kịp vị trí giá đảo chiều. Thì đến với phương pháp thứ hai này, trader vẫn có khả năng làm điều đó thông qua việc giao dịch thuận theo xu hướng dựa vào sự kết hợp Bollinger Band và MACD.

Phương pháp này có cách thức giao dịch không có gì khó khăn. Trong một xu hướng đang diễn ra trong thị trường, thông thường giá sẽ có những đợt pullback, tức là “nghỉ” để chuẩn bị cho đợt giảm hoặc tăng tiếp tục sau đó.

Các đợt pullback của chỉ báo Bollinger Bands sẽ giúp trader dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và tiếp cận khi giá diễn ra việc hồi lại về đến dải giữa hoặc có thể là dải đối diện rồi mới quay đầu.

Chẳng hạn trong một xu hướng tăng, từ dải trên đến dải giữa thì giá sẽ pullback. Hoặc cũng có thể giá sẽ pullback về sâu hơn nữa đến tới dải dưới sau đó mới quay đầu tiếp tục tăng. Do đó, khi quan sát các khu vực này trader sẽ phát hiện ra nhiều cơ hội mua vào hơn cũng như nhanh chóng theo kịp con sóng đang diễn ra trong thị trường.

Nhưng nếu chỉ dựa vào mỗi chỉ báo Bollinger Bands là chưa hiệu quả. Trader sẽ không thể biết được các đợt thoái lui sẽ diễn ra như thế nào, chúng sẽ dừng chân lại tại dải Bollinger hay vẫn có khả năng phá vỡ xu hướng cũng như quay đầu lại hình thành nên một xu hướng mới. Do đó, trader cần các thông tin khác uy tín hơn để xác nhận lực của thị trường cũng như nhận biết được các đợt pullback sẽ kết thúc hay vẫn tiếp diễn.

Cách giải quyết tốt nhất của vấn đề này chính là kết hợp Bollinger Bands và MACD. Nhờ vào việc histogram cho biết động lượng, trader sẽ xác nhận được sự mạnh yếu của pullback. Từ đó, các quyết định chính xác sẽ được đưa ra.

Chẳng hạn như ví dụ dưới đây. Đầu tiên, khi đường trung tâm của dải Bollinger Bands bị giá cắt qua theo hướng từ dưới lên. Cộng thêm vào đó là việc đường signal bị cắt bởi đường MACD và sự tăng lên của histogram. Như vậy, trader đã có đủ cơ sở để xác định giá đã bước vào một xu hướng tăng hay chưa.

Tiếp theo đó, khi đợt pullback diễn ra thì trader nên theo dõi thật kỹ. Các vị trí giá pullback về dải dưới và dải giữa sẽ được thể hiện qua các mũi tên màu đen. Không những thế, các nến đảo chiều như Inside bar, Pin Bar,… xuất hiện sẽ giúp trader có được các cơ hội mua vào.

Để chắc chắn hơn, thông qua chỉ báo MACD trader cần phân tích thêm yếu tố khác là histogram. Nếu như histogram không giảm quá sâu thì có nghĩa là lực đang giảm và yếu dần đi. Khi đó, trader có thể tiến hành lệnh mua.

Tuy nhiên, nếu như histogram giảm quá sâu thì trader cũng nên cẩn trọng. Khi đó giá có thể sẽ không pullback nữa bởi vì lực bán tại thời điểm này rất mạnh và giá có khả năng sẽ đảo chiều.

Nhìn vào số 1 đã được đánh dấu ở biểu đồ minh họa, có thể thấy rằng giá còn chưa chạm vào được band bên dưới. Thế nhưng giá sẽ thật sự giảm xuống khi histogram có đấu hiệu giảm quá sâu.

Bollinger Bands và MACD theo giao dịch thuận xu hướng
Bollinger Bands và MACD theo giao dịch thuận xu hướng

Đối với các lệnh mua giống như trong ví dụ này, trader có thể đặt Stop Loss nhờ vào dải dưới của đường Bollinger Bands và tiến hành đặt Take Profit với tỷ lệ RR ở mức 1:3 hoặc 1:2. Ngoài ra, nếu như trader hoàn toàn tự tin với xu hướng này thì có thể gồng lời bằng cách dời Stop Loss. Đồng thời khi dải dưới bị giá phá vỡ như vị trí 2 trong biểu đồ minh họa thì trader có thể thoát lệnh hoặc khi histogram cùng với giá pullback giảm mạnh như vị trí 1.

Đối với một xu hướng giảm, trader có thể sử dụng cách tương tự như này để tìm kiếm các cơ hội để bán ra.

Mua đáy bán đỉnh đối với thị trường sideway

Phương pháp mua đáy bán đỉnh đối với thị trường sideway sẽ có các quy tắc giao dịch như sau:

  • MACD sẽ cắt xuống hoặc cắt lên Bollinger Bands nằm ngang. Điều này thể hiện thị trường lúc này không xuất hiện xu hướng.
  • Tiến hành mua tại thời điểm MACD tạo đáy và band dưới có giá chạm vào.
  • Tiến hành bán khi MACD tạo đỉnh và band trên có giá chạm vào.

Chẳng hạn như giá sideway đang nằm trong khoảng thời gian như biểu đồ minh họa bên dưới thì trader có thể tiến hành vào nhiều lệnh bán và lệnh mua khác nhau.

Bán đỉnh mua đỉnh đối với thị trường sideway
Bán đỉnh mua đỉnh đối với thị trường sideway

Bên cạnh ưu điểm thì phương pháp này có một nhược điểm mà trader nên để ý. Chính là trong thị trường sideway sẽ có ít biến động giá. Từ đó, sẽ không đạt được lợi nhuận thực tế cao. Và vì vậy, thay vì sử dụng trong giao dịch dài hạn và trung hạn thì phương pháp giao dịch trong thị trường sideway này sẽ phù hợp hơn khi scalping.

Phương pháp kết hợp đường MA và Bollinger Bands

Trader có thể sử dụng đường MA để thay thế MACD khi kết hợp với Bollinger Bands. Nếu xét về bản chất, có thể thấy đường trung bình MA cũng tạo ra Bollinger Bands. Do đó, Bollinger Bands và đường MA có cách giao dịch tương tự như khi kết hợp MACD. Các thông tin trả về sẽ chính xác hơn khi Bollinger Bands kết hợp với đường MA.

Với phương pháp này, trader sẽ dùng dải Bollinger Bands tiêu chuẩn với đường trung bình MA200 lúc này có độ lệch chuẩn là 2 và chu kỳ là 20. Quá trình giao dịch sẽ có các quy tắc sau đây:

  • Lệnh mua sẽ được thực hiện vào lúc đường MA200 bị cắt lên bởi đường Bollinger Bands, đồng thời cũng bị bám theo sát band phía trên của dải này.
  • Thực hiện lệnh bán khi đường MA200 bị đường Bollinger Bands cắt xuống và bám sát theo band dưới của dải.

Sau đây sẽ là cách thiết lập một lệnh mua mà Exness muốn chia sẻ đến các trader.

Đối với ví dụ này, nhận thấy đường trung tâm của dải Bollinger có dấu hiệu cắt lên đường MA200 thì trader có thể tiến hành vào lệnh mua. Lúc này, ngay phía dưới band dưới của dải có thể đặt Stop Loss và đặt Take Profit với tỷ lệ RR là 1:3 hoặc 1:2. Đặc biệt, đối với một xu hướng giá mạnh, trong khi chờ giá quay lại để giá phá vỡ dải dưới thì trader có thể gồng lời rồi sau đó mới thực hiện việc cắt lệnh.

Kết hợp đường MA và Bollinger Band
Kết hợp đường MA và Bollinger Band

Ưu điểm và nhược điểm của MACD và Bollinger Band




Ưu điểm

– Có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Band ở mọi sàn giao dịch cũng như trên bất cứ khung thời gian nào. Và chỉ báo MACD cũng như tương tự như thế.

– Đối với các giao dịch mua, các mức cắt lỗ mà Bollinger Bands cung cấp sẽ trùng với dải bên dưới. Và đồng thời, nó cũng trùng với dải bên trên nếu đố là giao dịch bán.

– Trader có thể dễ dàng xác định, tìm kiếm xu hướng cũng như sự biến động của mọi loại thị trường giao dịch.



Nhược điểm

– Các nhà giao dịch mới còn non trẻ sẽ không phù hợp với sự kết hợp này. Nguyên nhân là do sự kết hợp Bollinger và MACD đòi hỏi trader phải có các kiến thức chuyên sâu về hai chỉ báo này.

– Đối với các thị trường có dao động theo vùng thì việc sử dụng Bollinger Bands sẽ rất là hiệu quả. Trong khi đó, MACD lại là chỉ báo động lực theo xu hướng. Khi trader áp dụng chỉ báo này không sai cách, thì lúc này các tín hiệu trả về sẽ có khả năng bị sai lệch nghiêm trọng.


Có thể thấy việc kết hợp Bollinger và MACD không khó nhưng lại có quy trình khá phức tạp. Nhưng việc áp dụng các chiến lược giao dịch dựa trên sự kết hợp Bollinger Bands và MACD sẽ mang lại cho trader các thông tin giao dịch hữu ích hơn. Với các đặc điểm chiến lược mà Cách Giao Dịch Exness đã giới thiệu ở phần trên, hy vọng rằng các trader sẽ tìm ra cho mình một chiến lược phù hợp và giúp trader thu về lợi nhuận cao nhất khi giao dịch nhé.

Xem thêm:

Kết hợp Bollinger Band và RSI trong chiến lược giao dịch

Chiến lược kết hợp Ichimoku và RSI trong giao dịch Forex

Kết hợp sóng Elliott và Fibonacci trong giao dịch forex

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *