Hợp đồng tương lai là gì

Hợp đồng tương lai là gì? Đặc điểm của Future Contract là gì?

Hợp đồng tương lai là gì? Future Contract là gì? Đây là một khái niệm chỉ một thỏa giữa người mua và người bán trong thị trường tài chính. Hợp đồng này có đặc điểm khá đặc biệt – giá thỏa thuận hôm nay nhưng giao hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, nó cũng có những lợi ích, ưu nhược điểm cũng như chiến lược đầu tư phái sinh riêng biệt để phân biệt với các loại hợp đồng khác. Nếu bạn muốn tìm hiểu hợp đồng tương lai là gì thì hãy theo dõi bài viết sau đây của sàn Exness nhé.

Hợp đồng tương lai là gì?

Trước hết, cùng tìm hiểu hợp đồng tương lai hay Future Contract là gì. Trong lĩnh vực tài chính, đây là một loại hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua. Hai bên sẽ trao đổi một loại tài sản cụ thể nào đó với khối lượng và chất lượng chuẩn hóa. Giá thỏa thuận hay giá xuất phát sẽ là ở hôm nay (gọi là futures price – giá tương lai) nhưng ngày giao hàng, thời điểm giao hàng sẽ ở trong tương lai. Họ sẽ giao dịch loại hợp đồng này thông qua sàn giao dịch tương lai (futures exchange). Bên mua trong hợp đồng là bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, gọi là “trường vị” (long). Bên còn lại là bên bán sẽ đồng ý bán tài sản, gọi là “đoản vị” (short).

Thuật ngữ này phản ánh mỗi bên có một kỳ vọng nhất định. Bên bán kỳ vọng giá sẽ giảm còn bên mua lại hy vọng giá sẽ tăng thêm. Cần lưu ý rằng khi ký kết, tự bản thân hợp đồng sẽ không mất phí.. Vị thế của hai bên (trường vị và đoản vị) được phản ánh thông qua thuật ngữ mua và bán.

Trong nhiều trường hợp, hợp đồng tương lai sẽ có tài sản cơ sở không hoàn toàn là các loại “hàng hóa” truyền thống. Có nghĩa là tài sản cơ sở đối với hợp đồng tài chính tương lai có thể là chứng khoán, tài sản vô hình, công cụ tài chính, các loại tiền tệ hoặc một số khoản mục tham chiếu như lãi suất hoặc chỉ số chứng khoán.

Minh họa thỏa thuận hợp đồng tương lai là gì
Minh họa thỏa thuận hợp đồng tương lai là gì

Ví dụ minh hoạ hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai đánh dấu thỏa thuận giao dịch giữa bên mua và bên bán về một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai, mức giá của tài sản giao dịch sẽ được xác định tại thời điểm hợp đồng được ký kết.

Ví dụ:

Công ty A và công ty B ký hợp đồng tương lai giao dịch 100.000 thùng dầu với giá 1.500.000đ/ thùng vào đầu tháng 05/2018. Đến tháng 09/2018, giả sử giá dầu tăng lên 2.000.000đ/ thùng. Khi đó công ty A sẽ có 2 phương án lựa chọn như sau: Hoặc là công ty A sẽ bán 100.000 thùng dầu với giá 1.500.000đ/ thùng cho công ty B hoặc là công ty A sẽ thanh toán với công ty B theo thỏa thuận chênh lệch ban đầu chứ không bán dầu nữa, số tiền chênh lệch sẽ là: 500.000 x 100.000 = 50.000.000đ.

Bạn có thể xem hình ảnh sau đây để hiểu Future Contract là gì.

Ví dụ về giao dịch hợp đồng tương lai
Ví dụ về giao dịch hợp đồng tương lai

Một số khái niệm liên quan về hợp đồng tương lai

  • Hợp đồng tương lai: Là thỏa thuận giao dịch giữa bên bán và bên mua về sự mua bán diễn ra trong tương lai với mức giá xác định trước.
  • Tài sản cơ sở: Đối tượng được hợp đồng phái sinh thỏa thuận giao dịch.
  • Ký quỹ: Là khoản tiền đặt cọc khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, giữ vai trò đảm bảo hai bên hợp đồng có khả năng thanh toán.
  • Vị thế: Trạng thái giao dịch mà nhà đầu tư đang nắm giữ, khối lượng của hợp đồng phái sinh.
  • Đóng vị thế: Là việc mở một vị thế đối ứng với vị thế mà nhà giao dịch đang nắm giữ của cùng loại tài sản cơ sở và cùng ngày đáo hạn.
  • Giá thanh toán cuối ngày: Là mức giá của hợp đồng phái sinh, được sử dụng trong việc thanh toán các khoản lãi, lỗ phát sinh trong ngày của các hợp đồng.
  • Hệ số nhân hợp đồng: Là hệ số quy đổi giá trị chỉ số của hợp đồng tương lai sang đơn vị tiền.
  • Khối lượng mở: Số lượng hợp đồng tồn tại tại một thời điểm của một loại chứng khoán phái sinh.
Hợp đồng tương lai có những đặc điểm riêng biệt
Hợp đồng tương lai có những đặc điểm riêng biệt

Đặc điểm của Future Contract là gì?

Để hiểu rõ hơn hợp đồng tương lai – Future Contract là gì thì các nhà giao dịch cần nắm được những đặc điểm của loại hợp đồng này. Điều đó sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn khi gia nhập thị trường phái sinh.

Tính chuẩn hóa

 Hợp đồng tương lai sẽ được giao dịch và được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Do đó một trong những đặc điểm đầu tiên của hợp đồng này là các điều khoản đều được chuẩn hóa.

Cụ thể, các nội dung chi tiết của một hợp đồng sẽ được sở giao dịch nơi hợp đồng tương lai được niêm yết quy định. Các nội dung sẽ gồ có: Loại và chất lượng tài sản cơ sở, cách thức giao nhận, quy mô hợp đồng (số lượng tài sản cơ sở giao dịch của một hợp đồng tương ứng), thanh toán giữa hai bên thời điểm đáo hạn hợp đồng,…

Hợp đồng được niêm yết

Hợp đồng tương lai được niêm yết và tiêu chuẩn tại Sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Đó là lý do vì sao giá trị, điều khoản, khối lượng tài sản cơ sở,… của hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa.

Ký quỹ và bù trừ

Trên thị trường hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán đều cần đảm bảo việc thanh toán hợp đồng bằng ký quỹ. Đây là biện pháp đảm bảo việc hai bên bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Nhà đầu tư khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về ký quỹ. Trung tâm thanh toán bù trừ và sở giao dịch sẽ có những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng mà các nhà đầu tư cần đáp ứng được.

Mục đích của việc tham gia thực hiện ký quỹ của hợp đồng tương lai là:

Đảm bảo tính bắt buộc của việc thanh toán.

Bù trừ và thanh toán sẽ được tính theo giá thực tế hàng ngày. Tài khoản của các nhà đầu tư sẽ được thông báo các khoản lãi, lỗ theo giá trị thực tế và khi cần sẽ được gọi bổ sung ký quỹ. Vì thế, khả năng thanh toán của các bên tham gia hợp đồng sẽ được giảm thiểu rủi ro.

Đóng vị thế dễ dàng

Các nhà đầu tư có thể tham gia vị thế ngược với hợp đồng tương lai tương tự để thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào. Nhờ vậy, việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai sẽ trở nên linh hoạt hơn.

Sử dụng đòn bẩy tài chính

Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai, chỉ với một khoản đầu tư nhỏ ban đầu, các nhà đầu tư hoàn toàn có khả năng đem về những khoản lợi nhuận ấn tượng so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở.

Để mua hoặc bán hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư chỉ cần thỏa mãn điều kiện về mức ký quỹ theo yêu cầu bởi đây chính là khoản cam kết tài chính đảm bảo việc thanh toán hợp đồng sẽ được thực hiện.

Khi biến động giá tài sản cơ sở hoàn toàn trùng khớp với dự đoán của các nhà đầu tư thì vị thế hợp đồng tương lai của họ sẽ giúp họ mang về được lợi nhuận. Hiệu ứng đòn bẩy sẽ khiến cho mức lợi nhuận này trên thị trường cao hơn nhiều, đặc biệt cao hơn so với mức lợi nhuận tại thị trường tài sản cơ sở.

Tính cam kết trong tương lai về việc thực hiện nghĩa vụ

Trong giao dịch hợp đồng tương lai, hai bên mua và bán đều có những quyền lợi nhất định nhưng cũng có những nghĩa vụ ràng buộc.

Cụ thể, khi hợp đồng tương lai đáo hạn, bên mua sẽ có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời nhận tài sản mà bên bán chuyển giao. Trách nhiệm của bên bán sẽ là giao cho bên mua một khối lượng tài sản cơ sở xác định và có quyền nhận thanh toán mà bên mua chi trả.

Tính thanh khoản

Dựa vào những điều khoản hợp đồng, các nhà đầu thư khi tham gia hợp đồng tương lai đều biết trước loại tài sản mà họ có thể sẽ bán hoặc sẽ mua, đồng thời nắm bắt được cách thức giao dịch cũng như thời điểm giao dịch trong tương lai.

Vì thế, họ có thể dễ dàng thực hiện việc mở và đóng các vị thế trên thị trường. Điều đó khiến cho tính thanh khoản của thị trường hợp đồng tương lai là rất cao. Cũng chính vì thế mà các nhà đầu tư cũng sử dụng hợp đồng tương lai như một công cụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Bên mua và bên bán có những quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc trong hợp đồng tương lai
Bên mua và bên bán có những quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc trong hợp đồng tương lai

Quá trình diễn ra giao dịch hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai có cơ chế hoạt động gần giống với giao dịch chứng khoán thông thường. Hợp đồng tương lai hấp dẫn các nhà đầu tư ở chỗ họ có thể mua và bán trong khi không thực sự sở hữu tài sản cơ sở tương ứng bởi bản chất của loại hợp đồng này sẽ là căn cứ vào kỳ vọng giá của các nhà đầu tư để thực hiện giao dịch. Do đó khi các nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ giảm thì các nhà đầu tư có thể bảo vệ danh mục trước bằng cách bán khống hợp đồng tương lai, sau đó chốt lãi/ lỗ bằng cách mua lại. Khi thực hiện phòng ngừa rủi ro (hedge) với hợp đồng tương lai thì việc tăng giảm của hợp đồng sẽ bù đắp cho việc tăng – giảm giá trị danh mục.

Cơ chế hợp đồng tương lai hoạt động
Cơ chế hợp đồng tương lai hoạt động

Các chiến lược đầu tư phái sinh hiệu quả với hợp đồng tương lai

Giao dịch đầu cơ dựa theo xu thế giá

Chiến lược này khá đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn, vì thế nó được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên so với các chiến lược giao dịch khác, chiến lược này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Theo đó, nếu nhà đầu tư tiến hành mua hợp đồng tương lai do họ dự đoán thị trường sắp tăng giá thì họ sẽ chờ bán để khi giá tăng thì thực hiện đóng vị thế.

Ở chiều ngược lại, khi các nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ giảm điểm thì họ sẽ thực hiện việc bán hợp đồng tương lai và đóng vị thế giao dịch bằng cách thực hiện vị thế mua.

Giao dịch trong ngày

Chiến lược này được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa là việc mua bán sẽ được các nhà đầu tư thực hiện trong ngày. Đến cuối ngày, tất cả các vị thế mua và bán đều được đóng lại để đưa vị thế nắm giữ về mức 0 với mục đích không chịu các biến động thị trường qua đêm. Theo nghĩa rộng hơn, giao dịch này có khả năng tính cho các vị thế nắm giữ từ qua đêm cho tới vài ngày.

Hợp đồng tương lai có nhược điểm gì?

Các nhà đầu tư giao dịch lướt sóng hoặc các nhà đầu tư có nhiều thời gian xem xét biểu đồ, bảng điện sẽ là những đối tượng phù hợp sử dụng hợp đồng tương lai.

Rủi ro tiềm ẩn trong mức độ đòn bẩy quá cao: Đòn bẩy được xem như một con dao hai lưỡi. Do đó khi diễn biến của thị trường diễn ra không đi theo những gì mà các nhà đầu tư dự đoán về sự thay đổi giá của tài sản cơ sở thì chắc chắn sẽ xảy ra thua lỗ. Mức độ thua lỗ sẽ lớn hơn nhiều bởi nó được tính theo tỷ lệ phần trăm so với số vốn đầu tư ban đầu.

Khi sử dụng hợp đồng tương lai với mục đích phòng ngừa rủi ro, nó sẽ hạn chế khả năng tận dụng lợi ích từ những biến động có lợi.

Lợi ích mà hợp đồng tương lai mang lại

Giao dịch thuận tiện, dễ dàng với hợp đồng tương lai

Giao dịch hợp đồng tương lai có quá trình tương tự như giao dịch cổ phiếu. Các nhà đầu tư sẽ đặt một lệnh mua nếu họ dự đoán thị trường tăng điểm để mở vị thế hợp đồng tương lai. Họ sẽ thu về lợi nhuận nếu thị trường tăng đúng như dự đoán. Ngược lại, trong thị trường giảm điểm, các nhà đầu tư sẽ kiếm lời với việc mở một vị thế bán hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai diễn ra giống giao dịch cổ phiếu
Hợp đồng tương lai diễn ra giống giao dịch cổ phiếu

Tỷ lệ đòn bẩy cao mang lại lợi ích lớn

Hợp đồng tương lai có đặc thù chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng. Vì thế nó mang đến mức đòn bẩy khá cao cho các nhà đầu tư. So với đầu tư cổ phiếu, số lãi nhận về của hợp đồng tương lai sẽ lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy cao cũng có thể mang lại rủi ro cao nếu các nhà đầu tư dự đoán sai hướng đi của thị trường. Vì thế khi nắm giữ hợp đồng tương lai, hãy theo dõi thị trường một cách sát sao.

Hãy theo dõi chặt chẽ thị trường khi nắm giữ hợp đồng tương lai
Hãy theo dõi chặt chẽ thị trường khi nắm giữ hợp đồng tương lai

Được phép giao dịch mua bán liên tục trong ngày

Trong giao dịch cổ phiếu, các nhà đầu tư chỉ có thể thực hiện bán sau khi chờ đợi cổ phiếu về tài khoản. Họ sẽ mất 2 ngày để đợi chờ. Trong khi đó, các nhà đầu tư giao dịch hợp đồng tương lai có thể lập tức đóng vị thế vừa mở dù đó là vị thế bán hay vị thế mua. Chính vì thế, họ có thể tìm kiếm lợi nhuận từ bất cứ biến động nào của thị trường nhờ việc đóng và mở vị thế liên tục.

Thị trường giảm điểm mang lại cơ hội tìm kiếm lợi nhuận

Tại thị trường cổ phiếu, khi thị trường giảm điểm thì cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận là rất khó. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể làm được điều này với hợp đồng tương lai. Bất cứ thời điểm nào, nhà đầu tư cũng có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng tương lai. Điều kiện duy nhất để tham gia hợp đồng là cần đảm bảo nộp đủ số lượng ký quỹ như yêu cầu. Nếu thị trường giảm đúng như nhận định thì việc giao dịch bán hợp đồng tương lai sẽ giúp các nhà đầu tư mang về lợi nhuận.

Hợp đồng tương lai mang lại cơ hội kiếm lời trong thị trường giảm điểm
Hợp đồng tương lai mang lại cơ hội kiếm lời trong thị trường giảm điểm

Sự khác biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch

Hợp đồng tương lai Future Contract

Như đã trình bày phía trên, hợp đồng tương lai là thỏa thuận giao dịch một công cụ tài chính, một loại tài sản cơ bản mà giá của nó được xác định trong ngày được xác định trước trong thời gian tới.

Số lượng, vị trí, chất lượng của tài sản vật chất và thời gian giao hàng trong hợp đồng tương lai đều được tiêu chuẩn hóa. Khi hợp đồng hết hạn có thể dùng tiền mặt để giải quyết. Khi đó tài khoản của các bên sẽ được ghi nợ hoặc ghi có hay cũng có thể giao hàng thực tế. Giao dịch đầu tư thực tế sẽ được các bên hợp đồng thực hiện theo quy định.

Hợp đồng chênh lệch CFD

Đây là loại hợp đồng thỏa thuận trao đổi chênh lệch giá trị tài sản tính từ khi hợp đồng bắt đầu cho tới thời điểm nó kết thúc. Việc các nhà đầu tư cần làm là nỗ lực dự đoán chính xác nhất có thể giá biến động như thế nào.

Nếu các nhà đầu tư dự đoán giá sẽ tăng thì họ sẽ tiến hành đặt lệnh Buy. Nhưng nếu họ phán đoán sẽ có một sự giảm giá xảy ra thì có thể một lệnh Sell sẽ được đặt. Từ thời điểm vị thế được mở cho đến khi nó được đóng lại, giá cả có thể sẽ biến động. Khoảng chênh lệch đó chính là khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ, phụ thuộc vào chiến lược giao dịch cũng như kỹ năng phân tích kỹ thuật của mỗi nhà đầu tư.

Nơi giao dịch được thực hiện

Các thị trường chính thức là nơi hợp đồng tương lai được thực hiện giao dịch. Đó có thể là thị trường phái sinh giao dịch chứng khoán tại New Zealann, NASDAQ Futures Exchange (NFX),CME Group,Euronext,… Đó cũng là lý do các công cụ giao dịch của hợp đồng tương lai có sự tiêu chuẩn hóa cao và khá khắt khe.

Trong khi đó, hợp đồng chênh lệch được thực hiện thông qua giao dịch tại quầy (OTC), thông qua một nhà môi giới nào đó chứ không được các sàn giao dịch chính thức cung cấp.

Phí chênh lệch Spread

Phí chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một loại tài sản được gọi là Spread.

Cả hai loại hợp đồng này đều có mức Spread quy định không giống nhau. Theo đó, hợp đồng tương lai sẽ có mức Spread thấp hơn và hấp dẫn hơn so với mức phí này của hợp đồng CFD.

Quy mô hợp đồng

Hợp đồng tương lai được thiết kế để các tổ chức đầu tư lớn áp dụng và giao dịch trên các sàn giao dịch lớn. Đó cũng là nguyên nhân của việc kích thước của các hợp đồng tương lai so với hợp đồng CFD là lớn hơn nhiều. Chẳng hạn thông qua CFD, bạn có thể giao dịch 5 ounce vàng với giá trị 7.250  USD một cách dễ dàng. Trong khi đó với một hợp đồng tương lai vàng Comex thì khối lượng giao dịch của bạn phải đảm bảo ít nhất là 100 ounce tương đương với 145.000 USD. Do đó, các trader nhỏ là sẽ phù hợp sử dụng hợp đồng CFDs hơn là hợp đồng tương lai.

Đòn bẩy

Với một số tiền nhỏ, bạn vẫn có thể thực hiện một khối lượng giao dịch lớn nhờ một chất xúc tác tuyệt vời, đó là đòn bẩy.

Trong hợp đồng tương lai, mức đòn bẩy là không cố định bởi nó có thể thay đổi từ hợp đồng này sang hợp đồng kia. Tuy nhiên nhìn chung, độ linh hoạt của nó lại không cao. Tiền ký quỹ ban đầu – nghĩa là mức tối thiểu nhà giao dịch cần ký gửi để thực hiện hợp đồng tương lai sẽ được quy định cho từng loại riêng biệt. Quy định này sẽ thông qua sự trao đổi hoặc bù trừ mức 5-10% của giá trị hợp đồng tương lai.

Trái ngược với đó, một nhà môi giới sẽ cung cấp CFD đến các nhà giao dịch, vì thế họ có quyền đặt giá trị ký quỹ ban đầu. Chính vì thế, mức đòn bẩy sẽ do các trader tự do chọn lựa theo các mức quy định của sàn forex.

Ngày hết hạn

Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai loại hợp đồng này chính là ngày hết hạn.

Ngày hết hạn luôn được hợp đồng tương lai xác định rõ, còn CFD thì không.

Ngày hết hạn phải được quy định là bởi tài sản cơ sở phải được giao theo giá thỏa thuận trước đó, vì thế để đáo hạn và chuyển sang kỳ hạn mới hay chuyển sang một hợp đồng mới thì hợp đồng cần có ngày chấm dứt.

Ngược lại, do không có ngày hết hạn trong tương lai và cũng không có giá cố định nên hợp đồng chênh lệch sẽ không có ngày kết thúc. Khi giá của tài sản không đi theo kỳ vọng của bạn thì bạn sẽ cần phải thanh lý hợp đồng.

Chính bởi lý do này, khi giao dịch qua đêm, các nhà giao dịch sẽ không bị mất phí SWAP. Thời điểm đáo hạn hợp đồng, các nhà giao dịch sẽ chỉ cần đóng phí này một lần duy nhất, được gọi là phí Rollover.

Trong khi đó, khi để lệnh qua đêm, các trader sẽ mất phí Swap khi giao dịch với CFD và bị mất phí đến 3 lần vào đêm thứ 4 sang ngày thứ 5. Tuy nhiên hợp đồng sẽ không hết hạn và không bị đáo hạn như hợp đồng tương lai.

Phân biệt sàn cung cấp hợp đồng giao ngay và hợp đồng tương lai

Bất cứ sàn giao dịch Forex nào cũng cung cấp các sản phẩm tiền ngoại hối dưới dạng hợp đồng giao ngay. Tuy nhiên các sản phẩm hàng hóa khác lại được áp dụng cả hai loại hợp đồng, ví như đậu tương, ngô, dầu,…

Để biết sàn giao dịch mà bạn đang sử dụng áp dụng loại hợp đồng nào với các sản phẩm này thì bạn chỉ cần xem phí qua đêm là sẽ rõ. Nếu sàn giao dịch không tính phí qua đêm cho các sản phẩm mua bán đó (chỉ với hàng hóa) thì có nghĩa là hợp đồng đang được cung cấp dưới dạng hợp đồng tương lai. Nếu phí qua đêm bị áp dụng nghĩa là sàn giao dịch đang thực hiện hợp đồng giao ngay. Mặc dù hợp đồng giao ngay không có ngày đáo hạn nhưng hãy cân nhắc kỹ về mức phí qua đêm mà bạn sẽ phải chi trả bởi đây là một con số không hề nhỏ.

Kết luận

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hợp đồng tương lai là gì. Hy vọng rằng bạn sẽ nắm được những thông tin mà chuyên mục Exness Hướng Dẫn chia sẻ với những kiến thức xoay quanh loại hợp đồng này để có một nền tảng vững chắc trước khi lựa chọn giao dịch thị trường hợp đồng tương lai. Chúc bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công!

Xem thêm:

Mua Bán ngoại hối khi nào? Thời điểm nào thì nên mua?

Tài sản nào được giao dịch trong Spot Market?

Vai trò của thị trường tài chính là gì? Căn cứ nào giúp phân loại thị trường tài chính?

Một vài hợp đồng kỳ hạn phổ biến trên thị trường nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *