Dark Cloud Cover

Mô hình nến Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ) là gì?

Mô hình nến Dark Cloud Cover là gì? Đây là một trong những mô hình nến Nhật dự báo tín hiệu đảo được đánh giá cao bởi độ hiệu quả của nó. Nếu biết cách giao dịch phù hợp thì mô hình này sẽ trở thành một chiến lược giao dịch khá tốt cho các nhà đầu tư. Trong bài viết sau đây, chúng tôi – sàn giao dịch Exness sẽ cùng bạn khám phá mô hình nến Dark Cloud Cover là gì, điểm vào lệnh thích hợp với mô hình này để bạn có thể giao dịch thành công với Dark Cloud Cover.

Mô hình nến Dark Cloud Cover là gì?

Mô hình nến Dark Cloud Cover còn được gọi là mô hình mây đen bao phủ. Đây là một tín hiệu đảo với 02 nến tín hiệu có độ mạnh vừa phải. Sau một xu hướng tăng giá, mô hình này sẽ thực sự xuất hiện, giống với tất cả các mô hình đảo chiều từ tăng sang giảm khác.

Một chuyên gia nến Nhật – Steve Nison cho rằng việc xác định xu hướng giá cả liên quan đến sử dụng mô hình nến trong giao dịch, có thể chỉ căn cứ vào một vài nến tín hiệu nhất định.

Nhận diện mô hình Dark Cloud Cover trong thị trường Forex

Mô hình Dark Cloud Cover gồm một cụm 02 nến với những đặc điểm dưới đây:

  • Nến thứ nhất: Là một nến Bullish tăng mạnh với kích thước lớn.
  • Nến thứ hai: Là một nến Bearish giảm, giá đóng cửa của nến nằm tại mức 50% nến Bullish đầu tiên.
2 cụm nến trong mô hình nến Dark Cloud Cover
2 cụm nến trong mô hình nến Dark Cloud Cover

Nhận diện mô hình nến Dark Cloud Cover tại các thị trường khác

Trong thị trường chứng khoán hoặc giao dịch quyền chọn nhị phân thì tín hiệu nến Dark Cloud Cover sẽ có phần khác biệt. Cụ thể như sau:

  • Nếu thứ nhất: Là một nến Bullish tăng giá mạnh với kích thước lớn.
  • Nến thứ hai: Là một nến Bearish giảm giá với giá đóng cửa nằm tại mức 50% thân nến Bullish đầu tiên.
  • Nến thứ hai: Giá mở cửa của nến nằm trên giá đóng cửa của nến Bullish đầu tiên. Nghĩa là nến thứ hai này phải mở trên nến đầu tiên, phải nhảy Gap lên trên và đóng cửa dưới mức 50% của nến thứ nhất.

Tại thị trường Forex, khoảng cách được tạo nên bởi một cú nhảy Gap và làm cho giá mở cửa của nến thứ hai cao hơn nến đầu tiên là không cần thiết.

Thị trường ngoại hối có tính thanh khoản nhằm đảm bảo việc có khoảng cách giữa nến này với nến khác là hiếm khi xảy ra, nhất là trong các cặp chính.

Lưu ý: Mô hình nến Dark Cloud Cover trong mẫu Forex vẫn có thể được áp dụng tại các thị trường khác với giá đóng cửa của nến đầu tiên là điểm mở cửa của nến thứ hai. Xác suất này hiếm khi xảy ra và nó không phải là một tín hiệu tốt.

Điểm vào lệnh với nến Dark Cloud Cover

Nếu đã biết cách nhận diện mô hình Dark Cloud Cover thì ngay sau đây, chúng ta sẽ khám phá điểm vào lệnh chính xác với mô hình mây đen bao phủ này.

Khung thời gian áp dụng phù hợp mô hình nến Dark Cloud Cover

Tại phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu điểm vào lệnh khi gặp mô hình nến Dark Cloud Cover và các khung thời điểm phù hợp để áp dụng mô hình này. Đồng thời xác định vùng giá đặt Stop Loss và Take Profit.

Khung M1 – 1 phút: Khung thời gian này thường chỉ áp dụng tại thị trường Forex do biến động thị trường mạnh và mức Spread thấp. Những loại tài sản biến động mạnh như các cặp tiền, vàng – GBPUSD là những tài sản có thể áp dụng được. Các nhà giao dịch theo đuổi phong cách giao dịch siêu ngắn Scalping có thể sử dụng Evening star áp dụng trên khung 1 phút. Tài khoản sẽ cần đạt yêu cầu có Spread cực thấp (0.5 pips hoặc nhỏ hơn) với thời gian từ 3 – 5 phút trên thị trường với mục tiêu từ 10 – 20 pips.

Khung M5 – H1: Khung thời gian này thích hợp với các nhà giao dịch theo đuổi phong cách giao dịch trong ngày Intraday. 20pips sẽ là mức kỳ vọng tối thiểu và Maximum chính bằng biên độ của ART chu kỳ 14. Bất kỳ cặp tiền nào cũng có thể áp dụng khung này, tuy nhiên khi giao dịch CFD thì không nên sử dụng Timeframe như vậy. Và càng tuyệt đối không áp dụng với chứng khoán cơ sở Việt Nam trừ khi Việt Nam cho phép Day trading.

Khung H4 – 4 giờ: Các trader giao dịch theo phong cách Swing Trading sẽ áp dụng khung thời gian này với kỳ vọng trên 100 pips và lệnh được giữ qua đêm. Với Timeframe này, chúng ta không nên kỳ vọng vượt quá 250 pips.

Khung D1 – Hàng ngày: Các trader giao dịch theo phong cách Swing Trading sẽ phù hợp với khung thời gian này, kỳ vọng sẽ từ 500 -1000 pips và lệnh được giữ trong trung hạn và ngắn hạn. Nếu đó là đỉnh của một đợt điều chỉnh dự báo xu hướng có khả năng tiếp diễn thì có thể kỳ vọng từ 500 – 1000 pips.

Nếu trên khung H4 và D1 áp dụng nến sao hôm thì lợi nhuận mang về sẽ lớn hơn. Lợi nhuận trên khung W1 có thể đạt 1000+pips.

Xác định điểm vào lệnh với mô hình Dark Cloud Cover

  • Có hai cách để vào lệnh với mô hình nến Dark Cloud Cover, gồm có:
    Điểm vào lệnh tiêu chuẩn: Sau khi kết thúc nến thứ hai của mô hình thì vào lệnh.
  • Điểm vào lệnh thứ hai: Khi nến sau nến thứ hai breakout nến Dark Cloud Cover thì tiến hành vào lệnh.

Tại khung thời gian M1, sau khi kết thúc nến thứ hai trong mô hình thì bạn có thể vào lệnh và ngay trên cây nến đó sau 2-3 mins chính là thời gian hết hạn.

Ví dụ 1

Quan sát hình sau, bạn có thể thấy tín hiệu đảo chiều mạnh được biểu thị qua mô hình nến Dark Cloud Cover. Tỷ lệ rủi ro của bạn sẽ được giảm thiểu so với bình thường tới 5 lần khi vào lệnh.

Điểm vào lệnh tiêu chuẩn với mô hình nến Dark Cloud Cover
Điểm vào lệnh tiêu chuẩn với mô hình nến Dark Cloud Cover

 

Đây là trường hợp vào lệnh tiêu chuẩn với mô hình Dark Cloud Cover, có thể thấy rằng đằng sau các biến động của Tỷ giá chính là hành động của các nhà giao dịch.

Trước hết, ta thấy được một xu hướng tăng rất mạnh đã xảy ra trước khi nến Dark Cloud Cover xuất hiện. Khi mô hình này xuất hiện thì xu hướng đã có sự phục hồi nhẹ. Tuy nhiên điểm vào lệnh này vẫn chưa được các nhà giao dịch thực sự lưu tâm.

Ngay sau đó, tỷ giá được đẩy tăng thêm 1000 pips nữa do bên mua tiếp tục vào cuộc.

Ngay sau đó, một nến Hanging Man đã xuất hiện sau sự hình thành của nến Dark Cloud Cover. Nến Hanging Man này báo hiệu rằng thị trường đang có sự tham gia của một lượng cầu với mong muốn tỷ giá được đẩy lên cao hơn nữa nhưng không thành công.

Một nến Bearish Spinning Top cũng xuất hiện sau tín hiệu Hanging Man. Điều này phản ánh giữa bên mua và bên bán đang có sự tranh chấp dữ dội.

Cuối cùng, bên mua đã bỏ cuộc và chốt lời, vị thế mua được chuyển sang vị thế bán. Điều này đã được sự đồng thuận từ chốt lời và các địa vị bán xuống cũng củng cố thêm, sau đó thị trường bắt đầu hình thành xu hướng giảm.

Thực tế tỷ giá đã đi xuống sâu thêm vài trăm pips khi Dark Cloud Cover xuất hiện tại vị trí này. Sự di chuyển đó đã giúp các nhà giao dịch mang về một khoản lợi nhuận lớn.

Ví dụ 2

Trong ví dụ này, có thể thấy sự lặp lại của nhiều mô hình nến mây đen bao phủ. Tỷ lệ rủi ro của các nhà giao dịch có thể giảm xuống 02 lần so với thông thường nhờ tín hiệu từ nến đầu tiên. Tuy nhiên trong trường hợp này, ví dụ lại phản ánh sự đảo chiều không quá mạnh mẽ và có tính chất ngắn hạn. Nó giống như một bước nghỉ của cặp tiền tệ xuyên suốt một xu hướng tăng dài hạn.

Trong cụm nến Dark Cloud Cover thứ hai, có thể thấy rằng xu hướng tăng giá tiếp theo không quá mạnh mẽ và khi giá lao lên xuất hiện tình trạng giá tăng bị từ chối. Ở cụm nến Dark Cloud Cover thứ hai trong ví dụ dưới đây, bạn cần lưu ý hai điểm sau:

  • Nến thứ nhất của mô hình bị từ chối giá mạnh và râu nến trên của nó khá dài.
  • Nến thứ hai xác nhận sự từ chối giảm khá mạnh, vì thế mô hình có râu nến phía dưới có phần dài hơn bình thường.

Trong trường hợp này, khả năng xảy ra Pullback là khá cao và chúng ta chỉ giao dịch khi có thêm những tín hiệu khác chứ không nên giao dịch ngay sau khi kết thúc nến thứ hai của mô hình. Tín hiệu mà chúng ta cần chờ đợi có thể là một nến nhấn chìm đủ mạnh hoặc tín hiệu Pin bar.

Sự lặp lại liên tiếp mô hình nến Dark Cloud Cover
Sự lặp lại liên tiếp mô hình nến Dark Cloud Cover

Lưu ý

Khi mô hình Dark Cloud Cover xuất hiện lần đầu tiên đã vô tình tạo nên một đường kháng cự. Đường kháng cự đó đã bị break khi cụm nến thứ hai xuất hiện và vì thế nó trở thành đường hỗ trợ. Bạn không nên giao dịch một cách mạo hiểm khi cụm nến Dark Cloud Cover không break ngược đường hỗ trợ.

Đường hỗ trợ ngắn hạn trước đó bị Dark Cloud Cover break
Đường hỗ trợ ngắn hạn trước đó bị Dark Cloud Cover break

Vùng kháng cự chuyển thành hỗ trợ trước đó được xác định bằng đường Line màu đỏ như trong hình. Trong trường hợp đường đó không bị breakout bởi cụm nến Dark Cloud Cover thì bạn cần cẩn trọng bởi đó chính là một tín hiệu giả. Trước khi quyết định vào lệnh, hãy chờ đợi những tín hiệu đáng tin cậy khác.

Ví dụ 3

Một ví dụ khác khá đơn giản sau đây sẽ giúp bạn nhận biết thêm các cơ hội vào lệnh và nâng cao lợi nhuận.

Tín hiệu nến Dark Cloud Cover yếu
Tín hiệu nến Dark Cloud Cover yếu

Trong trường hợp này, bạn sẽ cần lưu ý những điều sau:

Xu hướng tăng giá trước đó có diễn biến không mạnh mẽ

  • Ban đầu, nến thứ hai trong cụm Dark Cloud Cover mang màu xanh. Sau đó giá bị từ chối và Pinbar gần như đã được tạo ra.
  • Nến thứ hai có giá đóng cửa nằm dưới mức 50% của nến Bullish trước nó.
  • Sau khi nến thứ hai bị breakout bởi nến sau nó thì tiến hành vào lệnh.
  • Tín hiệu đảo chiều này chỉ mang tính chất ngắn hạn, vì thế không nên đặt thời gian hết hạn quá dài qua 2-3 cây nến.

Nếu bạn giao dịch theo trường phái Price Action thì bạn nên cân nhắc sử dụng mô hình nến Dark Cloud Cover trong chiến lược giao dịch của mình để tìm kiếm được những điểm vào lệnh phù hợp và hạn chế được rủi ro.

Những lưu ý khi sử dụng mô hình Dark Cloud Cover

Về cơ bản, mô hình mây đen che phủ mang đến tín hiệu đảo chiều giảm nhưng không được đánh giá cao như mô hình nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing). Vì thế các nhà đầu tư hãy chú ý một số vấn đề quan trọng sau để tránh mắc phải những sai lầm cơ bản trong quá trình giao dịch:

  • Thời điểm câu nến thứ hai mở phiên có mức Volume tương đối lớn. Lý do đến từ một bộ phận lớn các trader đã thoát lệnh mặc dù họ bị sập bẫy.
  • Phần trăm đỉnh bị phá vỡ là khá cao do nến thứ hai màu đỏ có xu hướng lùi sâu xuống nến tăng đầu tiên.
  • Trên thực tế, xu hướng tăng vẫn đang tiếp diễn trên thị trường khi mô hình nến Dark Cloud Cover được hình thành.
  • Khi giá di chuyển đến vùng quá mua thì mô hình này sẽ phát huy được tính hiệu quả của nó. Lúc này, các nhà đầu tư nên kết hợp sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, Stochastic,… để giao dịch chính xác hơn.
  • Đặc biệt khi khu vực kháng cự xuất hiện mô hình này thì tín hiệu đảo chiều sẽ an toàn và đáng tin cậy hơn.
  • Khi giá đang trong giai đoạn đi ngang sideway hoặc không rõ xu hướng thì không nên giao dịch với Dark Cloud Cover.

Tổng kết về nến Dark Cloud Cover

Tương tự như tín hiệu nến đảo chiều, sau một xu hướng tăng giá, mô hình nến đen bao phủ sẽ xuất hiện. Khi giá đang trong khu vực Sideway, Choppy Price thì việc giao dịch với mô hình này sẽ khiến tài khoản của bạn bị cháy.

Trong các thị trường khác với thị trường Forex, hãy chú ý nến thứ hai cần có giá đóng cửa nằm dưới 50% so với nến Bullish trước đó và phải nhảy Gap trước khi giật xuống. Thị trường Forex có tính thanh khoản cao, vì thế sẽ không thể xảy ra khoảng trống cho dù nếu nó xảy ra thì sẽ trở thành một tín hiệu giảm mạnh.

Để giao dịch có hiệu quả hơn, hãy sử dụng tín hiệu phân kỳ MACD kết hợp với Dark Cloud Cover.

Nếu được thực hiện đúng thì mô hình nến Dark Cloud Cover sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên việc học cách xác định mô hình cần phải được đi đôi với việc thực hành để nhà giao dịch hiểu được họ cần sử dụng kỹ thuật gì và sử dụng khi nào để mang lại hiệu quả cao. Trước khi chính thức sử dụng tài khoản real, hãy backtest thật kỹ lưỡng bởi biết đâu đây sẽ trở thành một công cụ yêu thích của bạn.

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu mô hình nến Dark Cloud Cover là gì và biết cách giao dịch với mô hình mây đen che phủ này. Tín hiệu cảnh báo đảo chiều sớm sẽ giúp bạn tìm kiếm được điểm mở lệnh phù hợp và đưa ra những quyết định chính xác. Điều quan trọng bạn cần làm là luyện tập thật nhiều để tích lũy thêm những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Đừng quên đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại chuyên mục Hướng Dẫn Giao Dịch Exness nhé. Chúc bạn luôn thành công với những quyết định đầu tư của mình!

Xem thêm:

Nến Morning Star là gì? Giao dịch với mô hình nến Morning Star

Nến Shooting Star là gì? Giao dịch với mô hình nến Shooting Star

Nến Evening Star là gì? Cách giao dịch với mô hình nến sao hôm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *