Chi phí cơ hội là gì

Chi phí cơ hội là gì? Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm

Chi phí cơ hội là gì, có giống với chi phí chìm hay không thường là thắc mắc của nhiều bạn đọc khi tìm hiểu về thị trường tài chính. Nhìn chung, chi phí cơ hội sẽ là dữ liệu tham khảo trước khi ra quyết định nào đó với những cá nhân nói riêng, hay doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế. Thế nên cách tính chi phí cơ hội là một trong những thao tác cần thiết. Hãy cùng Exness khám phá ngay những thông tin hữu ích về thuật ngữ này bạn nhé. 

Những khía cạnh thú vị về chi phí cơ hội khi ra quyết định
Những khía cạnh thú vị về chi phí cơ hội khi ra quyết định

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội theo tiếng anh là Opportunity Cost, viết tắt là OC. Định nghĩa đơn giản nhất của kinh tế học khái niệm hóa thuật ngữ này là một khoản chi phí đại diện của một cá nhân, nhà đầu tư hoặc các doanh nghiệp, công ty bỏ qua do chọn phương án này, thay vì chọn phương án khác. 

Chi phí cơ hội hiện hữu trong cuộc sống và nền kinh tế
Chi phí cơ hội hiện hữu trong cuộc sống và nền kinh tế

Có thể hiểu đơn giản như sau, chi phí cơ hội như một phương tiện để phản ánh cụ thể các khoản phí sử dụng nguồn lực vốn khan hiếm trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch cụ tương ứng với giá trị của các cơ hội mà bạn bỏ qua. Chi phí cơ hội giữ một vai trò quan trọng trong đánh giá hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Giữa nhiều lựa chọn khác nhau, người sử dụng lao động có thể dựa trên chi phí cơ hội để ra quyết định thậm chí trong báo cáo tài chính không đề cập đến chi phí cơ hội.

Ví dụ minh họa về chi phí cơ hội

Hãy cùng Exness tìm hiểu một ví dụ minh họa sau đây để nắm rõ bản chất của chi phí cơ hội là gì. Một tình huống thú vị nhất về chi phí cơ hội chính là việc bạn tự mình kinh doanh. Chẳng hạn như bạn muốn thành lập một công ty hoạt động phần mềm. Do đó, bạn cần thuê văn phòng, thuê lập trình viên và bán phần mềm. Khi đó, chi phí trực tiếp sau một năm hoạt động của công ty là: 

  • Giá thuê văn phòng: 12.000 đô la Mỹ
  • Lương: 24.000 đô la Mỹ
  • Tiện ích: 10.000 đô la Mỹ

Từ các khoản phí trên, có thể tính được tổng chi phí hàng năm là 46.000 đô la Mỹ. Nếu doanh số bán phần mềm của bạn là 48.000 đô la, bạn cảm thấy thỏa mãn với giá trị lợi nhuận là 2.000 đô la. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán được tính theo phương thức này không phản ánh chính xác giá trị doanh thu. Giả sử bạn có thể ra ngoài làm việc và sở hữu một vài tiện ích xung quanh ngân hàng quốc tế, đồng thời kiếm được 8.000 đô la. Lúc này, 8.000 đô la chính là chi phí cơ hội mà bạn bỏ ra để đổi lấy 2.000 đô la lợi nhuận. Khi đó, bạn đã mất 6.000 đô la lợi nhuận tài chính.

Xác định chi phí cơ hội như thế nào?

Công thức tính chi phí cơ hội (Opportunity Cost)

Cách tính chi phí cơ hội sẽ được thực hiện theo một công thức tính toán đơn giản. Cụ thể:

Chi phí cơ hội = Lợi nhuận của lựa chọn sinh lợi bị bỏ qua – Lợi nhuận có được từ lựa chọn của doanh nghiệp. 

Công thức xác định chi phí cơ hội chuẩn xác
Công thức xác định chi phí cơ hội chuẩn xác

Bạn cũng có thể xác định chi phí cơ hội bằng đẳng thức:

OC = FO – CO

Trong công thức trên, có ba đại lượng cần lưu ý là:

  • OC, tức là Chi phí Cơ hội: Đại diện cho Chi phí Cơ hội 
  • FO: Chính là giá trị mà bạn nhận được từ lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua
  • CO – Quay lại tùy chọn đã chọn: Phần lợi ích của tùy chọn đã được doanh nghiệp chọn

Ví dụ minh họa

Chúng ta sẽ tiếp tục xét ví dụ đã nêu phía trên. Cụ thể là với trường hợp kinh doanh phần mềm đạt được mức lợi nhuận là 2.000 đô la. Giả định bạn là nhân viên của một công ty phần mềm, thì bạn sẽ nhận được mức lương 8000 đô la Mỹ. 

Chi phí cơ hội giữa hai lựa chọn giúp ra quyết định đúng đắn. Nếu bạn quyết định bỏ qua công việc ở công ty phần mềm và tiếp tục kinh doanh thì chi phí cơ hội được xác định như sau: Chi phí cơ hội = 8.000 – 2.000 = 6.000 đô la Mỹ. 

Hoặc một ví dụ dễ hiểu hơn: 

Giả sử bạn muốn cho công ty X và công ty Y vay 10 tỷ đồng để thu lãi. Nếu cho công ty X vay tiền thì số tiền lãi nhận được mỗi năm là 1 tỷ trong vòng 3 năm. 

Nếu cho Công ty Y vay một khoản tiền, bạn sẽ nhận được số tiền là 1,2 tỷ đô la Mỹ cho tiền lãi mỗi năm. Khoản này sẽ được trả hàng năm. Do nguồn lực có hạn nên bạn chỉ có thể cho một công ty vay tiền. Vậy công ty X hay Y sẽ là lựa chọn tốt hơn? Lúc này, bạn sẽ dựa vào chi phí cơ hội để làm cơ sở ra quyết định. Khi đó, bạn nên chọn công ty X để cho vay. Khi đó, chi phí cơ hội sẽ được xác định như sau: Chi phí cơ hội = 1,02 – 1 = 0,2 tỷ USD = 200 triệu USD. 

Bất kỳ quyết định nào cũng có sự xuất hiện của chi phí cơ hội
Bất kỳ quyết định nào cũng có sự xuất hiện của chi phí cơ hội

Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm như thế nào?

Sau khi giúp bạn đọc nắm được chính xác cách tính chi phí cơ hội, chúng tôi sẽ phân biệt cụ thể chi phí chìm và chi phí cơ hội. Hai khái niệm vốn khác biệt nhưng thường bị nhầm lẫn và sử dụng sai cách. Cụ thể, chi phí chìm trong tiếng anh là Sunk cost. Đây chính là phần chi phí phát sinh và không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Điển hình là bạn vừa mua món hàng trên mạng với giá 100.000 đồng, nhưng món hàng khi nhận không giống với hình minh họa, tức là trông xấu xí và không như bạn trông đợi. Khi đó, bạn sẽ có hai phương án ra quyết định như sau: 

  • Phương án 1: Bạn vẫn chấp nhận sử dụng món hàng này vì không muốn phung phí. 
  • Phương án 2: Bạn từ bỏ món hàng vừa mua và không sử dụng đến vì không vừa ý. Số tiền 100.000 VND lúc này được gọi là chi phí chìm. Khi đó, bạn không thể lấy lại khoản tiền này dù chọn phương án giải quyết nào đi nữa. Do đó, chi phí chìm thường được bỏ qua khi ra quyết định hay đánh giá bất kỳ dự án kinh doanh, phương thức thực hiện nào. 

Chi phí cơ hội và chi phí chìm có điểm chung là đều thúc đẩy quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất và tác động của chúng đến các quyết định đầu tư thì hoàn toàn khác biệt. Cụ thể sẽ được tóm tắt như sau:

Tiêu chí

Chi phí chìm

Chi phí cơ hội

Định nghĩa

Là chi phí phát sinh không thể né tránh và không được hoàn trả dù bạn chọn phương án nào.

Lợi nhuận bạn bỏ qua khi chọn phương án này thay vì phương án kia. 

Tính chất

Rõ ràng, cố định

Khó xác định

Cách xác định

Có thể tính toán chính xác dựa vào các phát sinh về chi phí. 

Chỉ có thể ước tính tương đối vì thực tế nó chưa được tạo ra nên khó có thể xác định chính xác. 

Báo cáo

Các thông tin báo cáo đều sẽ xuất hiện trong bảng cân đối để để quá trình kế toán và báo cáo diễn ra nhanh chóng, trơn tru. 

Bị bỏ qua trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. 

Vai trò

Được hình thành trước khi đưa ra quyết định và không là cơ sở tham khảo cho bất kỳ quyết định kinh doanh nào. 

Chi phí cơ hội là dữ liệu tham khảo khá tốt để ra quyết định kinh doanh. 

Lợi ích và hạn chế của chi phí cơ hội

Việc nắm rõ ưu điểm và hạn chế của chi phí cơ hội là gì cũng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá hoạt động kinh doanh và đầu tư. Từ đó, các bạn mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và chính xác dựa trên góc nhìn toàn cảnh nhất.

Hiểu đúng về chi phí cơ hội để có thể vận dụng hiệu quả khi ra quyết định
Hiểu đúng về chi phí cơ hội để có thể vận dụng hiệu quả khi ra quyết định

Về ưu điểm

Đầu tiên, chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ thể những ưu điểm của thuật ngữ chi phí cơ hội:

  • Nhận ra rằng bạn đã bỏ lỡ một cơ hội: Lợi ích ưu việt nhất mà chi phí cơ hội mang lại chính là yếu tố “đánh đổi”. Tức là khi chọn một tùy chọn nào đó, bạn đừng quên tính toán đến yếu tố thực tế là bạn đang từ bỏ tính hữu ích vô cùng lớn của tùy chọn. 
  • Giá tương đối của chi phí cơ hội: Lợi ích tiếp theo đến từ việc đánh giá cách xác định chi phí cơ hội. Qua đó, các nhà đầu tư có thể so sánh cụ thể, khách quan về các khoản giá tương đối và lợi ích của mỗi lựa chọn. Từ đó có được bức tranh toàn cảnh nhất về mỗi phương án để tìm ra được phương án đầu tư hấp dẫn nhất. Chẳng hạn như việc công ty A dự chi ngân sách thiết bị là 100.000 đô la. Khoản tiền này có thể được sử dụng ngay lập tức để mua được 10 thiết bị X có giá niêm yết là 10.000 đô la hoặc 20 thiết bị Y với giá 5.000 đô la.

Hạn chế 

Sau khi hiểu rõ lợi ích mà chi phí cơ hội mang lại, Exness sẽ tổng hợp những nhược điểm còn tồn tại của chi phí cơ hội nói chung. Cụ thể:

  • Mất thời gian để tính toán: Tức là các bạn cần lên lịch thời gian nếu muốn xác định được chi phí cơ hội. Sau khi tiến hành so sánh, cân nhắc thì bạn có thể đưa ra quyết định tối ưu hơn. Tuy nhiên thực tế lại không như mơ, không phải lúc nào bạn cũng có đủ thời gian để kiểm tra và đặt lên bàn cân các lựa chọn. Đặc biệt là khi phía nhà quản lý có thể yêu cầu thời hạn so sánh các lựa chọn và ra quyết định. Thế nên, các nhà đầu tư cũng có thể ra quyết định dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân và đánh giá kết quả. 
  • Kế toán khó khăn: Vì chi phí cơ hội không được thể hiện trong kế toán của công ty, nên việc tính toán khoản phí này trở nên khó khăn và dễ bị bỏ qua.

Vai trò của chi phí cơ hội trong dự án đầu tư là gì?

Vậy vai trò của chi phí cơ hội là gì, cụ thể là trong đánh giá các dự án đầu tư. Trên thực tế, chi phí cơ hội có thể được xác định bằng thời gian, tiền bạc và nỗ lực. Nói chung, chi phí cơ hội đề cập đến lợi ích của việc sẵn sàng cho đi một thứ gì đó chứ không phải thứ gì khác. Từ những phân tích ưu điểm và hạn chế của OC vừa rồi, có thể kết luận rằng chi phí cơ hội giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản lý tài chính. 

Dựa vào chi phí cơ hội để chọn ra phương án tối ưu nhất
Dựa vào chi phí cơ hội để chọn ra phương án tối ưu nhất

Chi phí cơ hội chính là đánh đổi

Mọi quyết định dù to hay nhỏ của bạn đều gắn liền với chi phí cơ hội. Thế nhưng, cái giá phải trả của cơ hội này vốn không dễ hiểu một chút nào. Chính vì thế mà nhận thức về thuật ngữ này là một điều quan trọng. 

Mỗi quyết định mà bạn thực hiện mỗi ngày sẽ có sự khác biệt nhất định về kết quả. Sự khác biệt vừa nêu chính là chi phí cơ hội mà bạn phải tìm kiếm và đối mặt. Hệ quả của những quyết định bạn đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến đánh giá của bạn về một kế hoạch, sự kiện, hoặc dự án đầu tư bất kỳ. 

Các doanh nghiệp áp dụng chi phí cơ hội như thế nào?

Khoản tính chi phí cơ hội sẽ bị ảnh hưởng bởi các nguồn lực hạn chế được đưa vào hoạt động. Nếu nguồn lực đưa vào quá nhiều thì khoản phí của OC tăng lên tính trên mỗi đơn vị có thể bổ sung của nguồn lực đó. Trên thực tế, doanh nghiệp nào cũng muốn và luôn nỗ lực để tối đa hóa nguồn lực của mình để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là vô hạn. Vì thế mà việc ra quyết định sáng suốt về những gì doanh nghiệp đang có trở nên quan trọng hơn cả. 

Giảm thiểu chi phí cơ hội là phương án tốt cho các doanh nghiệp, công ty
Giảm thiểu chi phí cơ hội là phương án tốt cho các doanh nghiệp, công ty

Để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, các nhà quản lý nên ra quyết định khôn ngoan hơn. Chẳng hạn như tận dụng triệt để nguồn tài nguyên miễn phí và vận dụng chúng để giảm thiểu đáng kể chi phí cơ hội. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, những chi phí này không phải là bất biến. Nói chung, ban đầu sẽ mất nhiều thời gian cho quá trình này, nhưng tốc độ sẽ được đẩy nhanh hơn nếu được định hướng chính xác nguồn lực. Tức là chuyển chúng vào các nhiệm vụ không phù hợp với các lĩnh vực bên ngoài và bị bỏ qua.

Lời kết

Chi phí cơ hội là gì, cũng như bức tranh ưu nhược điểm và cách xác định yếu tố này đã được trình bày trong bài viết. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hướng Dẫn Exness sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ bản chất của chi phí cơ hội, từ đó vận dụng nó hợp lý và tối đa hóa lợi nhuận cho các thương vụ đầu tư của mình. Chúc các bạn may mắn.

Xem thêm:

Cách thức vận hành và ứng dụng của Blockchain là gì?

Biên lợi nhuận là gì? Cách xác định và phân loại biên lợi nhuận dễ diểu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *