Chỉ báo DMI

Chỉ báo DMI là gì? Cách sử dụng chỉ báo DMI trong giao dịch

Chỉ báo DMI là gì? Những phán đoán được đưa ra trong quá trình áp dụng phân tích kỹ thuật cần dựa trên xu hướng thị trường. Trong số những cơ sở xác định xu hướng biến động của thị trường được tin dùng nhất hiện nay phải kể đến chỉ báo DMI. Thời gian gần đây anh em trader ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của định hướng thị trường. Vậy làm thế nào để xác định độ mạnh – yếu của sóng và đưa ra chiến lược giao dịch hiệu quả? Trong bài viết này, Exness sẽ giới thiệu đến bạn một công cụ khá hiệu quả là chỉ báo DMI.

Chỉ báo DMI là gì?

Chỉ báo DMI là tên viết tắt của Directional Movement Indicator ra mắt từ rất sớm. Chỉ báo này đã xuất hiện vào năm 1978 dưới sự phát triển của tiến sĩ J. Welles Wilders. Dành cho những người mới tiếp xúc và chưa biết DMI là gì thì đây là một tập hợp của ba chỉ báo ADX, DI+ và DI-. Những chỉ báo này hoạt động riêng, tạo nên mục đích chung của DMI là xác định hướng thị trường. Dựa vào đây anh em có thể biết được thị trường biến động mạnh hay yếu mà không cần tính toán nhiều. Nói cách khác, DI+ và DI- sẽ bổ sung cho ADX trong việc xác định hướng của xu hướng.

Cụ thể:

  • Trader cần xác định sức mạnh của một xu hướng có thể dựa trên chỉ số định hướng trung bình ADX. Chỉ báo này càng cao cho thấy xu hướng tăng càng mạnh mẽ và giá thấp thì xu hướng yếu. Khi theo dõi anh em cần lưu ý ADX sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 100.
  • Trong khi đó DI+ và DI- được dùng với mục đích khác, bổ trợ cho ADX xác định xu hướng.

Nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp là người có thể áp dụng cả 3 chỉ báo này hiệu quả. Từ những con số có thể tính toán được cả chiều và sức mạnh của xu hướng hiện tại. Trên thực tế chỉ báo DMI thường được dùng để xác định độ mạnh yếu của xu hướng hoặc xác định tín hiệu giao dịch tương đối chính xác.

Cấu tạo của chỉ báo DMI

Chỉ báo DMI không phải là một chỉ báo riêng biệt mà được cấu tạo từ 3 đường: 

  • Đường ADX (Chỉ số định hướng trung bình): Theo dõi qua đường màu tím trên biểu đồ.
  • Đường DI+ (Chỉ báo định hướng dương): Theo dõi qua đường màu cam trên biểu đồ.
  • Đường DI- (Chỉ báo định hướng âm): Theo dõi qua đường màu đen trên biểu đồ.
Cấu tạo 3 đường của chỉ báo DMI
Cấu tạo 3 đường của chỉ báo DMI

Thông số được dùng để tính toán chỉ số DMI mặc định là 14, 14 trong đó:

  • ADX: Khoảng thời gian mặc định được dùng để tính toán thông số này có thành phần làm mượt là 14.
  • Chiều dài DI: Khoảng thời gian mặc định được dùng để tính chiều dài DI cũng là 14.

Người dùng có thể tự điều chỉnh các thông số và thay đổi màu sắc nếu muốn. Chỉ với 3 bước như sau bạn có thể điều chỉnh thông số và biểu đồ chỉ số DMI: 

  • Click vào biểu tượng Cài đặt có logo bánh xe trên góc trái màn hình như ở bước 1.
  • Chọn yếu tố mà bạn muốn điều chỉnh như thay đổi màu sắc, độ đậm nhạt của chỉ báo như bước 2 trong hình.
  • Thay đổi các thông số đầu vào từ mặc định là 14 thành số khác như hướng dẫn ở bước 3.

Tuy nhiên anh em cũng cần lưu ý rằng các thông số mặc định đã được nghiên cứu kỹ từ trước. Những thông số này có độ chính xác cao và được đa số các trader lựa chọn sử dụng. Do đó tốt nhất hãy hạn chế việc điều chỉnh các thông số làm mượt ADX và chiều dài DI nếu không quá cần thiết. Trong trường hợp muốn đổi một thông số khác cần dành thêm thời gian để tìm hiểu kỹ nhé. Nên kiểm tra chiến lược của mình xem có phù hợp không rồi mới bắt đầu dùng nó để giao dịch thật.

Giao diện cài đặt là nơi điều chỉnh các thông số
Giao diện cài đặt là nơi điều chỉnh các thông số

Hướng dẫn cài đặt DMI trên Tradingview 

Nếu đã hiểu được DMI là gì thì bước tiếp theo là cài đặt chỉ số này trên nền tảng giao dịch. Tất cả các nền tảng nếu muốn cài đặt chỉ số DMI đều cần tạo tài khoản trước tiên. Sau khi có tài khoản thì đăng nhập vào chart và thực hiện theo hướng dẫn bên dưới là được. Bài viết này sẽ giới thiệu cụ thể về cách cài đặt chỉ báo DMI trên Tradingview.

Như đã nói ở trên, đầu tiên bạn cần đăng nhập vào tài khoản cá nhân, nếu chưa có phải thực hiện thêm bước đăng ký tài khoản. Đăng nhập thành công thì click vào “Biểu đồ” để chuyển hướng đến chart phân tích.

Cách cài đặt DMI trên Tradingview
Cách cài đặt DMI trên Tradingview

Khi đã vào chart, tiếp tục thực hiện 3 bước sau để tiến hành cài đặt:

  • Click vào biểu tượng fx hiển thị tại thanh công cụ trên cùng như bước 1 trong hình.
  • Tại khung tìm kiếm ở bước 2 trong hình, điền vào chữ “DMI” vào để chuyển sang bước tiếp theo.
  • Đợi kết quả tìm kiếm hiện liên thì hãy click vào dòng đầu tiên như bước 3 trong hình.
Chọn Directional Movement Index để cài đặt chỉ báo DMI
Chọn Directional Movement Index để cài đặt chỉ báo DMI

Vậy là anh em vừa hoàn thành cài đặt chỉ báo DMI vô cùng đơn giản đúng không nào. Giờ chỉ cần tắt khung này sẽ thấy ngay chỉ báo xuất hiện dưới giá.

Công thức tính chỉ báo DMI là gì?

Trước khi tìm hiểu công thức tính DMI là gì hãy luôn nhớ đâu là tập hợp gồm 3 chỉ báo kết hợp thành một. Trong đó:

  • Đường DI+ tăng cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế bởi chỉ báo này đại diện cho xu hướng tăng.
  • Đường -DI tăng cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế bởi chỉ báo này đại diện cho xu hướng giảm.
  • Đường ADX không phân chia hướng theo chiều tăng hay giảm. Đường này chỉ giúp anh em xác định độ mạnh yếu của hướng thị trường hiện tại.
    • Trường hợp ADX dưới 20 kết luận được rằng thị trường không có xu hướng.
    • Trường hợp ADX tăng từ dưới lên 20 cho thấy dấu hiệu bắt đầu một xu hướng mới.
    • Trường hợp ADX dao động từ 20-40 (tăng từ 20 lên 40) kết luận rằng xu hướng đang mạnh.
    • Trường hợp ADX trên 40 thể hiện xu hướng thị trường rất mạnh.
    • Trường hợp ADX cắt trên 50 có thể thấy rằng xu hướng tiếp diễn.
    • Trường hợp ADX tăng lên 70 là xu hướng cực kỳ mạnh và rất hiếm khi xảy ra.

Công thức tính DMI được thực hiện dựa vào sự so sánh giữa ngày hôm trước và hôm nay về khung giá đỉnh/đáy. Hệ thống tự động kiểm tra xem khung giá ngày hôm nay xem giá cao hơn hay thấp hơn. Dựa trên con số cụ thể của khung giá ngày hôm trước tiến hành chia bình quân kết quả trong từng khung giờ. Sau khi cài đặt hệ thống DMI sẵn trên biểu đồ thành công mọi thứ đã có hệ thống tính toán. Vì thế chi tiết công thức tính không quá quan trọng trong trường hợp này.

Bản chất của chỉ báo DMI là gì?

Đường ADX

Chỉ số định hướng trung bình ADX
Chỉ số định hướng trung bình ADX

Trong 3 thành phần của chỉ báo DMI, ADX là đường xác định thị trường có xu hướng hay không. Hay nói cách khác anh em sẽ biết được thị trường biến động mạnh hay yếu bằng cách xem nó. Tuy nhiên cần hiểu ADX chỉ giúp xác định xu hướng, không phải để xác định chiều (tăng hay giảm). Đối với thông số này anh em cần ghi nhớ 3 ngưỡng quan trọng là 20, 50 và 70. Giải thích chi tiết đã được nêu trong phần công thức tính phía trên, hãy xem lại khi cần nhé! Như bạn đã biết thì rất hiếm khi ADX chạm ngưỡng 70 bởi thị trường phải dump/pump cực mạnh. 

ADX là tín hiệu trễ hay nói cách khác là giá sẽ đi trước chỉ báo nên không thể dùng tín hiệu giao cắt của ADX với các ngưỡng. Vậy nên chúng tôi xin nhắc lại rằng đường ADX chỉ giúp xác định xu hướng thị trường đang mạnh hay yếu. Anh em sẽ không thể dùng nó làm tín hiệu giao dịch riêng lẻ được đâu nhé!

Ví dụ đường ADX trong thực tế
Ví dụ đường ADX trong thực tế

Đường DI+

Đường DI+ thường được thể hiện bằng màu cam trên biểu đồ, nó cho thấy xu hướng tăng. Anh em sẽ thấy đường DI+ sẽ tăng lên nếu bên mua đang thắng thế so với bên bán. Ngưỡng 20 cũng là một điểm rất quan trọng với chỉ số DI+ này. Cụ thể, chỉ khi đường DI+ nằm trên ngưỡng 20 và đi lên thì mới có thể xác nhận xu hướng tăng.

Theo dõi hình dưới sẽ rút ra được trong một xu hướng tăng, hầu hết đường DI+ đều nằm trên ngưỡng 20. Về cơ bản thì chỉ số trên DI+ càng cao chứng tỏ xu hướng thị trường tăng càng mạnh. Tuy nhiên, anh em cần lưu ý là có đôi khi đường DI+ nhưng giá không giảm.

Chỉ báo định hướng dương DI+
Chỉ báo định hướng dương DI+

Đường DI-

Ngược với DI+ là đường DI- hay chỉ báo đại diện cho xu hướng giảm. Ta sẽ thấy đường DI- tăng lên khi bên bán đang thắng thế so với bên mua. Tương tự như DI+ thì ối với DI- ngưỡng 20 cũng có vai trò quan trọng. Cụ thể, chỉ khi đường DI- nằm trên ngưỡng 20 và đi lên thì mới có thể xác nhận xu hướng giảm.

Theo dõi hình dưới sẽ rút ra được trong một xu hướng tăng, hầu hết đường DI0 đều nằm trên ngưỡng 20. Về cơ bản thì chỉ số trên DI- càng cao chứng tỏ xu hướng thị trường giảm càng mạnh. Tuy nhiên, anh em cần lưu ý là có đôi khi đường DI+ nhưng giá không tăng lại.

Chỉ báo định hướng âm DI-
Chỉ báo định hướng âm DI-

Cách giao dịch với chỉ báo DMI hiệu quả nhất

Phần tiếp theo được anh em quan tâm nhất chính là hướng dẫn giao dịch với DMI hiệu quả. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu 4 phương pháp phổ biến nhất bao gồm: Giao dịch với đường DI+ và DI-, kết hợp với RSI, kết hợp với Bollinger Band và kết hợp với SMA. Hãy theo dõi và lựa chọn cách giao dịch với chỉ báo DMI phù hợp nhất với nhu cầu của anh em nhé!

Giao dịch với đường DI+ và DI-

Anh em hoàn toàn có thể xác định được tín hiệu mua – bán từ thị trường nhờ theo dõi kết hợp 3 đường +DI, -DI và ADX. Trong đó:

  • Tín hiệu mua: Nhận thấy đường DI+ cắt và nằm trên đường DI- đồng thời đường ADX tăng vượt 20.
  • Tín hiệu bán: Nhận thấy đường DI+ cắt và nằm dưới đường DI-, đồng thời ADX tăng vượt 20.
Giao dịch với đường +DI và đường –DI
Giao dịch với đường +DI và đường –DI

DMI kết hợp với RSI

  • Bước 1: Chờ ADX vượt mức 20, để nắm chắc hơn tốt nhất hãy đợi đến lúc cao hơn mức 25.  Anh em sẽ biết thời điểm phù hợp và sẵn sàng kết hợp với RSI. Chính là khi thị trường đã thoát khỏi vùng Sideway sẽ chuyển sang bước 2.
  • Bước 2: Cần xác định xu hướng chuẩn nhất có thể bằng cách sử dụng ít nhất 50 cây nến. Phải thực hiện bước này để loại bỏ đi các tín hiệu gây nhiễu đến từ ADX. Cùng với đó còn xác nhận lại một lần nữa đây là xu hướng mới có tính bền vững không phải là tín hiệu lỗi từ cú hồi của xu hướng cũ.
  • Bước 3: Đừng quên ADX chỉ giúp xác nhận xu hướng, anh em phải có sự trợ giúp thêm của RSI. Thì mới có thể lựa chọn thời điểm vào lệnh chính xác nhất. Chúng tôi khuyến khích nên đặt lện SELL khi RSI dưới mức 30.
  • Bước 4: Đặt Stop Loss và Take Profit là một bước quan trọng trong các giao dịch và ở đây cũng thế. Nên đặt Stoploss tại mức giá có ADX tạo đỉnh trong quá khứ sau đó đặt Take Profit cho trường hợp ADX giảm xuống dưới 25.
Phương pháp giáo dịch sử dụng DMI kết hợp với RSI
Phương pháp giáo dịch sử dụng DMI kết hợp với RSI

DMI kết hợp với Bollinger Band

Phương pháp kết hợp DMI với Bollinger Brand không quá mới lạ với trader trên khung thời gian D1. Theo đó anh em sẽ vào lệnh mua khi đường ADX dưới 25 đồng thời giá tiếp cận dải dưới của Bollinger Band. Tiến hành chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20 là được. Tương tự, vào lệnh bán khi đường ADX dưới 25 đồng thời giá chạm tới dải trên của Bollinger Band. Vẫn tiến hành chốt lời khi giá tiếp cận trục giữa MA20 nhé.

Phương pháp giáo dịch sử dụng DMI kết hợp với Bollinger Band
Phương pháp giáo dịch sử dụng DMI kết hợp với Bollinger Band

Bắt sóng dài bằng cách kết hợp DMI và SMA

DMI có một thành phần giúp xác thị trường có xu hướng mạnh mẽ hay không chính là ADX. Trong khi đó, anh có thể dùng SMA nếu muốn nắm bắt cú hồi và mô hình tiếp diễn xu hướng. Để thành công bắt sóng dài bằng phương pháp này không hề khó:

  • Bước 1: Thêm cả hai chỉ báo ADX và SMA vào biểu đồ giá, giữ cài đặt mặc định là được. Chờ thị trường có xu hướng rất mạnh khi đường ADX vượt qua mức 60. Sau đó kết hợp với +DI và –DI để xác định rõ xu hướng đó là tăng hay giảm nữa nhé.
  • Bước 2: Chờ đợi giá thoái lui sao cho giá nằm dưới đường SMA với xu hướng tăng hay trên đường SMA với xu hướng giảm. Khi nào giá chỉ dừng lại ở đường trung bình động thay vì tiếp tục giảm. Ta có thể đánh giá rằng thị trường hoàn thành xong cú hồi trong xu hướng rồi đấy.
  • Bước 3: Khi thấy giá vượt lên trên đường trung bình thì anh em vào lệnh mua nhé. Tương tự ta sẽ vào lệnh bán nếu giá giảm xuống dưới đường trung bình. Khuyến khích giữ lại ở đó ít nhất 4 đến 5 nến để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Bước 4: Lúc này nên đặt Take Profit tại điểm gần đỉnh trước đó của xu hướng tăng. Hay đặt tại điểm gần đáy trước đó của xu hướng giảm. Tương tự nên đặt Stoploss tại điểm dưới đáy của cú hồi trong xu hướng tăng. Hay đặt tại điểm nằm trên đỉnh của cú hồi trong xu hướng giảm.
Hướng dẫn kết hợp DMI và SMA để bắt con sóng dài
Hướng dẫn kết hợp DMI và SMA để bắt con sóng dài

Lưu ý cần biết khi sử dụng chỉ báo DMI là gì?

2 đường +DI và –DI hoàn toàn có khả năng liên tục giao nhau ở giai đoạn giằng co ngang. Vậy nên hãy thường xuyên chú ý chiều hướng của ADX trước khi tiến hành giao dịch. 

DMI là một phần của hệ thống lớn trong đó ADX đóng vai trò quan trọng dưới sự trợ giúp của DI+ và DI-. Tất nhiên luôn tồn tại khả năng chỉ báo tạo ra nhiều tín hiệu sai kể cả khi có dùng ADX.

Tương lai không nhất thiết sẽ được phản ánh chính xác nhờ đọc hiểu sự trao đổi chéo giữa DI, -DI. Giá có thể không đáp ứng ngay cả khi có sự giao nhau xảy ra khiến anh em giao dịch thua lỗ. Trong một số tình huống các đường có thế xuất đan chéo gây hoang mang. Nhiều tín hiệu cùng xuất hiện sẽ không chỉ rõ được xu hướng về giá cho anh em. Cách tránh hiệu quả nhất là chỉ giao dịch theo hướng xu hướng lớn hơn mà thôi. Hãy dựa trên biểu đồ giá dài hạn cùng với kết hợp với đọc ADX nếu muốn cô lập các xu hướng mạnh.

Trên đây là những chia sẻ của về chủ để DMI là gì để anh em có cái nhìn toàn diện hơn. Tận dụng tốt chỉ báo DMI rất hữu ích trong quá trình phân tích của các trader. Hy vọng bài viết đã cung cấp cách sử dụng hiệu quả DMI trong thực tế để anh em áp dụng thành công. Đừng quên đón chờ thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại chuyên mục Exness Hướng Dẫn nhé!

Xem thêm:

Chỉ báo Aroon là gì? Tìm hiểu về chỉ báo Aroon Oscillator

Chỉ báo Accumulation/Distribution – chỉ báo A/D là gì?

Chỉ báo OBV là gì? Hướng dẫn sử dụng On Balance Volume

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *