Các lệnh trong Forex

Các lệnh trong Forex là gì? Tìm hiểu các loại lệnh trong Forex

Các lệnh trong Forex là các đơn đặt hàng để yêu cầu đóng hoặc mở một giao dịch trên nền tảng giao dịch của một nhà đầu tư nào đó. Vì thế nếu muốn tham gia mua bán tại bất cứ sàn giao dịch nào, các nhà đầu tư đều cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các loại lệnh trong Forex. Cùng Exness khám phá các loại lệnh này trong bài viết hôm nay, gồm có các lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh cắt lỗ, chốt lời và lệnh Trailing Top.

Một số lệnh Buy, Sell cơ bản

Tìm hiểu các loại lệnh trong Forex hiện nay
Tìm hiểu các loại lệnh trong Forex hiện nay

Buy và Sell là hai loại lệnh cơ bản trên thị trường giao dịch, trong đó, chúng sẽ gồm có 2 nhóm sau đây:

  • Lệnh thị trường: Là lệnh được thực hiện ngay lập tức với mức giá nhà môi giới của bạn cung cấp.
  • Lệnh chờ xử lý: Loại lệnh này sẽ được thực hiện sau đó và bạn sẽ là người chỉ định mức giá thực hiện lệnh. 

Trong mỗi nhóm lệnh này lại có các loại lệnh khác nhau. Ở đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những loại lệnh phổ thông và cơ bản nhất chứ không đề cập đến những loại lệnh ít phổ biến.

Lệnh thị trường gồm có:

  • Lệnh Buy
  • Lệnh Sell

Lệnh chờ xử lý bao gồm:

  • Lệnh Buy Limit
  • Lệnh Buy Stop
  • Lệnh Sell Limit
  • Lệnh Sell Stop

Các lệnh trong Forex phổ biến hiện nay nên biết

Market Order – Lệnh thị trường

Lệnh thị trường là loại lệnh mua hoặc bán với mức giá tốt nhất đang có ở hiện tại.

Ví dụ cặp tỷ giá EUR/USD đang có mức giá được báo là Buy = 1.2142 và Sell = 1.2140.

Nếu bạn muốn mua cặp tỷ giá này trên thị trường thì chúng sẽ được các nhà môi giới bán cho bạn với mức giá 1.2142.

Bạn sẽ nhấn chọn nút Buy, khi đó lệnh Buy sẽ được nền tảng giao dịch của bạn thực hiện ngay lập tức ở chính mức giá đó.

Hãy lưu ý rằng đôi khi giá lệnh được khớp và giá bạn thấy sẽ khác một chút xíu tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Bởi điều này bị ảnh hưởng do một lý do nào đó khiến thời gian khớp lệnh bị trễ, tuy nhiên đây vẫn là lệnh được khớp ngay.

Khi bạn tiến hành đặt lệnh tại thị trường, mức giá khớp lệnh thị trường sẽ không nằm trong quyền kiểm soát của bạn, nghĩa là bạn không có quyền chi phối chúng.

Limit Order – Lệnh giới hạn Buy Limit và Sell Limit

Lệnh giới hạn có 2 loại cơ bản, gồm có: Lệnh Buy Limit và lệnh Sell Limit.

Trong đó, Buy Limit là lệnh mua giới hạn, thường được đặt để mua tại một mức giá cụ thể nhưng mức giá này so với giá hiện tại của thị trường phải ở mức thấp hơn.

Sell Limit là lệnh bán giới hạn, thường được đặt để bán ở một mức giá cụ thể nhưng mức giá này so với giá hiện của thị trường lại phải ở mức cao hơn.

Lệnh của bạn sẽ được kích hoạt khi thị trường đạt đến “mức giá giới hạn” đã được thiết lập.

Minh họa hai loại lệnh sell limit và buy limit
Minh họa hai loại lệnh sell limit và buy limit

Quan sát hình minh họa, có thể thấy rằng:

Lệnh Buy Limit

Mức giá mà bạn muốn mua được biểu thị qua đường màu xanh lá cây, nó đang nằm dưới mức giá thị trường hiện tại. Bạn sẽ đặt một lệnh giới hạn mua Buy Limit nếu muốn mua ở mức giá này. Khi giá giảm xuống mức giới hạn thì lệnh mua của bạn sẽ được kích hoạt. Sau khi đã kích hoạt lệnh, nếu giá tăng lên như dự đoán nghĩa là bạn đã thành công.

Bạn có thể thấy rằng, bạn sẽ mua được ở mức giá tốt hơn giá hiện tại nếu như lệnh giới hạn của bạn thành công như kế hoạch. Điều này sẽ khá có lợi đối với tỷ lệ Rick/Reward. Chính bởi vậy mà loại lệnh này được khá nhiều trader chuyên nghiệp ưa thích.

Lệnh Sell Limit

Ngược lại với lệnh Buy Limit, lệnh Sell Limit có màu đỏ, biểu thị mức giá mà bạn muốn bán xuống và nằm tại vị trí trên mức giá hiện tại. Bạn sẽ đặt lệnh giới hạn bán Buy Limit nếu bạn muốn bán tại mức giá này.

Để kích hoạt lệnh này thì đầu tiên, giá sẽ phải tăng lên trên mức giới hạn này. Nếu lệnh được kích hoạt và sau đó giá giảm xuống theo kế hoạch nghĩa là bạn đã thành công.

Giống với lệnh Buy Limit, bạn có thể bán được với mức giá tốt hơn hiện tại khi sử dụng lệnh Sell Limit. Tỷ lệ Rick/Reward cũng đặc biệt có lợi trong trường hợp này.

Ví dụ Lệnh giới hạn Buy Limit và Sell Limit

Hiện tại, cặp EUR/USD đang giao dịch tại mức 1.1250. Khi giá đạt 1.1280 thì bạn muốn bán khống.

Bạn có thể ngồi canh để nhấp vào nút Sell khi giá chạm mức 1.1280, sau đó chờ đợi lệnh thị trường của mình được kích hoạt.

Hoặc tại mức 1.1280, bạn có thể đặt một lệnh Sell Limit và không cần ngồi canh trước máy tính nữa.

Khi giá tăng lên đến mức 1.1280 thì lệnh Sell của bạn sẽ được nền tảng giao dịch thực hiện một cách tự động ở mức giá tốt nhất hiện có này.

Tổng kết Lệnh giới hạn Buy Limit và Sell Limit

Tóm lại, khi bạn tin rằng sẽ có sự đảo chiều giá khi giá chạm mức bạn chỉ định thì sẽ sử dụng lệnh Buy Limit và Sell Limit.

  • Buy Limit là lệnh mua với mức giá thấp hơn so với giá hiện tại của thị trường.
  • Sell Limit là lệnh bán với mức giá cao hơn so với giá hiện tại của thị trường.

Stop Entry Order – Lệnh dừng Buy Stop và Sell Stop

Stop Order là loại lệnh dừng sẽ được thực hiện khi giá đạt đến mức mà nhà đầu tư đã chỉ định. Mức này được gọi là giá Stop.

Sau khi giá tăng lên đến mức giá mà các nhà đầu tư chỉ định, nếu bạn chỉ muốn mua thì có thể sử dụng lệnh dừng. Hoặc hãy dùng lệnh nếu bạn chỉ muốn bán sau khi giá giảm xuống dưới mức đã chỉ định.

Như thế, lệnh Stop sẽ được đặt trong trường hợp bạn muốn mua với mức giá lớn hơn thị trường hiện tại và bán với mức giá thấp hơn giá thị trường.

Buy Stop sẽ được đặt để mua với mức giá cao hơn so với giá hiện tại của thị trường. Khi giá thị trường chạm hoặc đi qua mức giá dừng mua (mức giá đã được chỉ định) thì lệnh này sẽ được kích hoạt.

Sell Stop sẽ được đặt để bán với mức giá thấp hơn so với giá hiện tại của thị trường. Khi giá thị trường chạm hoặc đi qua giá dừng bán (mức giá đã chỉ định) thì lệnh này sẽ được kích hoạt.

Minh họa hai lệnh sell stop và buy stop
Minh họa hai lệnh sell stop và buy stop

Quan sát hình minh họa trên đây, có thể thấy rằng:

Lệnh Buy Stop

Mức giá mà bạn muốn mua có màu xanh lá cây, nằm tại vị trí phía trên so với mức giá hiện tại. Bạn sẽ đặt một lệnh Buy Stop giới hạn nếu muốn mua tại mức giá này.

Điều kiện để lệnh được kích hoạt sẽ là giá tăng lên đến mức này. Nếu giá tiếp tục tăng lên đúng kế hoạch sau khi lệnh được kích hoạt nghĩa là bạn đã thành công.

Như thế, bạn sẽ phải mua với mức giá cao hơn hiện tại nếu đặt lệnh Buy Stop và điều này sẽ là bất lợi cho tỷ lệ Risk/Reward. Tuy nhiên, lệnh này lại tận dụng được đà tăng của thị trường, tức là ngay sau khi vào lệnh bạn sẽ mang về lợi nhuận.

Lệnh Sell Stop

Mức giá mà bạn muốn bán được biểu thị bằng đường màu đỏ, nằm tại vị trí bên dưới mức giá hiện tại. Bạn sẽ đặt một lệnh Sell Stop giới hạn nếu muốn bán tại mức giá này.

Điều kiện để lệnh này được kích hoạt là giá phải giảm xuống đến mức này. Nếu giá tiếp tục giảm xuống theo dự kiến sau khi lệnh đã được kích hoạt nghĩa là bạn đã thành công.

Như vậy, bạn sẽ phải bán với mức giá thấp hơn so với giá hiện tại nếu đặt lệnh Sell Stop, điều này là bất lợi nếu xét về tỷ lệ Risk/Reward. Tuy nhiên đà giảm của thị trường lại được tận dụng tốt, nghĩa là ngay sau khi vào lệnh bạn sẽ có lãi.

Ví dụ Lệnh dừng Buy Stop và Sell Stop

Giả sử cặp GBP/USD đang giao dịch tại mức giá 1.3350 và tăng lên. Bạn tin rằng khi giá chạm mức 1.3400 thì nó sẽ tăng tiếp tục.

Khi đó, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án:

  • Ngồi canh trước máy tính để bấm nút mua khi giá lên đến mức 1.3400, sau đó chờ đợi lệnh được khớp.
  • Đặt một lệnh Buy Stop tại mức giá 1.3400 và không cần ngồi canh nữa.

Chúng tôi tin rằng 99% lựa chọn của các nhà giao dịch sẽ là phương án thứ hai

Stop Loss – Lệnh cắt lỗ

Trong các lệnh Forex thì đây là một loại lệnh đóng vị thế khi giá thị trường đạt đến một mức cụ thể nào đó mà khi đến đó, bạn thấy rằng mình đã sai và muốn thoát lệnh giao dịch. Đây là loại lệnh được bổ sung và đi kèm cùng các lệnh giao dịch.

  • Nếu bạn đang trong một vị thế Buy thì lệnh Sell Stop chính là lệnh cắt lỗ.
  • Còn nếu như bạn đang trong một vị thế Sell thì đây chính là một lệnh Buy Stop.

Ví dụ Lệnh cắt lỗ

Tại mức 1.1250, bạn đã mua cặp EUR/USD. Bạn cũng đã đặt lệnh cắt lỗ Stop Loss tại mức 1.1200 để hạn chế thua lỗ tại mức bạn nghĩ mình đã sai.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu EUR/USD giảm xuống 1.1200 chứ không tăng lên như dự đoán thì lệnh Sell Stop ở mức 1.1200 sẽ được nền tảng giao dịch của bạn thực hiện tự động và vị thế của bạn cũng được đóng lại. Khi đó bạn sẽ lỗ 50 pips.

Lời khuyên dành cho bạn là với bất kỳ lệnh giao dịch nào, bạn cũng nên đặt lệnh cắt lỗ ở bất mức mức giá nào, ngay khi vào lệnh, bạn hãy quyết định dừng lỗ.

Lưu ý: Không phải lệnh Stop Loss sẽ cắt lỗ tại đúng mức giá bạn chỉ định 100%. Trong một vài trường hợp, lệnh dừng lỗ có thể được khớp khi nó cách điểm dừng mà bạn chỉ định khá xa, đó là khi thị trường biến động mạnh hoặc thanh khoản kém. Hãy liên hệ với nhà môi giới của bạn nếu như bạn cảm thấy việc khớp lệnh này là không hợp lý.

Take Profit – Lệnh chốt lời

Tương tự như lệnh cắt lỗ, đây là loại lệnh yêu cầu đóng vị thế nếu giá chạm đến mức chốt lời như dự kiến. Mức giá này sẽ là mức bạn cảm thấy đã đủ rồi.

Lệnh chốt lời cũng là một loại lệnh bổ sung và đi kèm các lệnh giao dịch.

  • Nếu bạn đang ở trong vị thế Buy thì lệnh chốt lời sẽ là lệnh Sell Limit.
  • Còn nếu bạn đang ở trong vị thế Sell thì lệnh Buy Limit chính là loại lệnh này.

Ví dụ Lệnh chốt lời

Bạn đã mua cặp EUR/USD tại mức giá 1.1250 và bạn kỳ vọng thị trường sẽ di chuyển lên đến mức 1.1300. Khi đó bạn sẽ đặt một lệnh chốt lời tại mức giá kỳ vọng này.

Nếu giá tăng lên đúng tại mức dự đoán của bạn thì lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt, việc chốt lời của bạn sẽ được thực hiện tại mức 1.1300.

Khi đó, lợi nhuận bạn mang về sẽ là: 1.1300 – 1.1250 = 50 Pips

Lưu ý rằng lệnh chốt lãi không đảm bảo chính xác 100% tại vị trí giá mà bạn đã chỉ định nếu thị trường xảy ra những biến động mạnh hoặc thanh khoản khác thường.

Lệnh Trailing Stop

Minh họa lệnh Trailing stop
Minh họa lệnh Trailing stop

Đây là loại lệnh cắt lỗ theo vị thế đang mở và cũng chính là một trong các loại lệnh trong Forex cơ bản. Khi lợi nhuận di chuyển cao hơn hoặc bằng so với mức giá bạn chỉ định thì lệnh này sẽ tự động di chuyển.

Trailing Stop thường gắn với một giao dịch di chuyển trong trường hợp xảy ra dao động giá.

Giả sử bạn dự định bán cặp USD/JPY tại mức giá 90.80, điểm Trailing Stop dự kiến là 20 pips.

Điều này có nghĩa là mức dừng lỗ ban đầu của bạn sẽ là 91.00. Điểm dừng của bạn sẽ di chuyển xuống mức 90.80 nếu giá giảm và chạm mức 90.60. Nếu giá tiếp tục giảm xuống mức 90.40 thì điểm dừng của bạn cũng sẽ di chuyển về mức 90.40,… Chu kỳ này cứ tiếp tục như vậy nếu như giá liên tục giảm.

Miễn là giá không đi ngược quá 20 pips và chạm vào điểm dừng lỗ thì giao dịch của bạn vẫn sẽ được mở.

Khi giá thị trường chạm đến mức Trailing stop mà bạn đã thiết lập thì vị thế của bạn sẽ được đóng và lệnh Stop Loss cũng sẽ được kích hoạt.

So sánh lệnh Stop và lệnh Limit

Lệnh Stop và lệnh Limit thường bị các nhà giao dịch mới nhầm lẫn vì đây đều là hai lệnh chờ và cùng xác định một mức giá.

Hai loại lệnh này đều cho phép các nhà giao dịch có thể thông báo tới nhà môi giới của mình mức giá mà họ sẵn sàng giao dịch trong tương lai.

Tuy nhiên, mục đích và kế hoạch của các nhà giao dịch sẽ là điểm khác biệt của hai loại lệnh này.

Lệnh Stop

Khi giá thị trường đạt hoặc vượt qua mức giá Stop đã thiết lập thì lệnh Stop sẽ kích hoạt một lệnh.

Ví dụ: Cặp EUR/USD đang giao dịch tại mức giá 1.1250. Bạn sở hữu một lệnh Buy Stop tại mức 1.1280. Lệnh của bạn sẽ được kích hoạt khi giá đạt đến mức 1.1280 này. Tuy nhiên, đôi khi lệnh sẽ được khớp lệch một vài pips so với mức đã chỉ định khi có những biến động mạnh trên thị trường hoặc thanh khoản thấp.

Về cơ bản, bạn có thể thực hiện đơn đặt hàng của mình ở mức giá Stop, thậm chí là tệ hơn hoặc tốt hơn mức giá này. Điều quan trọng là thời điểm giá đạt đến mức Stop thì mức độ biến động của thị trường đang diễn ra thế nào.

Hãy xem giá Stop chính là ngưỡng để thực hiện lệnh của bạn. Mức giá chính xác để lệnh có thể được thực hiện sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường trong thời điểm đó.

Lệnh Limit

  • Lệnh Sell Limit được thực hiện với mức giá cao hơn so với giá ở thời điểm hiện tại.
  • Lệnh Buy Limit được thực hiện ở mức giá thấp hơn so với giá ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ

Cặp EUR/USD đang được giao dịch tại mức 1.1250. Bạn đang sở hữu lệnh Buy Limit để mua tại mức giá 1.1200. Chỉ khi giá hạ xuống mức 1.1200 hoặc thấp hơn mức này thì đơn hàng của bạn mới được thực hiện.

Lệnh Limit có một nhược điểm, đó là lệnh thị trường sẽ không bao giờ đạt đến mức giá Limit mà bạn đã thiết lập. Do đó có thể lệnh của bạn sẽ chẳng bao giờ được kích hoạt.

Một nhược điểm của lệnh LIMIT là thị trường có thể không bao giờ đạt đến giá LIMIT của bạn, vì vậy lệnh của bạn có thể sẽ không bao giờ được kích hoạt.

Trong ví dụ trên, có thể thấy rằng trước khi EUR/USD tăng vọt, nó sẽ có thể không giảm xuống tới mức 1.1200. Vì vậy mặc dù xu hướng thị trường đã đi theo đúng dự đoán của bạn nhưng lệnh của bạn lại không được kích hoạt bởi bạn đang cố gắng mua tại mức giá rẻ hơn. Khi đó bạn chỉ có thể tiếc nuối đứng nhìn giá tăng vọt mà không có lệnh nào được thực hiện.

Kết luận

Như vậy, chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin đầy đủ về các lệnh trong Forex. Có thể thấy rằng, các loại lệnh trong Forex khá đa dạng và mỗi loại lại có những đặc điểm nhất định, một đặc trưng riêng biệt mà các nhà giao dịch phải nắm được để thực hiện lệnh sao cho hiệu quả.

Hy vọng rằng bài viết hướng dẫn trên đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về thị trường giao dịch và các lệnh trong Forex để bạn có thể học hỏi, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm. Việc hiểu được bản chất và biết cách sử dụng các lệnh sẽ là một ưu thế lớn giúp bạn mang về được nhiều lợi nhuận. Chúc bạn sẽ luôn thành công với những sự lựa chọn và những quyết định của mình.

Xem thêm:

Biểu đồ forex nào nên được sử dụng trong giao dịch?

Một số loại broker trên thị trường – Dealing desk và No Dealing desk

Những sự kiện quan trọng trong Economic Calendar

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *