Bollinger band là gì

Bollinger band là gì? Cách dùng dải Bollinger band từ A đến Z

Bollinger band là gì? Đây là một công cụ phân tích kỹ thuật khá hữu ích được nhiều trader sử dụng để phân tích biến động giá. Công cụ này đặc biệt ở chỗ nó không bị thị trường “làm khó” như một số chỉ báo khác như RSI, MACD, Stochastics,… Nếu muốn hiểu rõ hơn về Bollinger band thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé, sàn Exness sẽ hướng dẫn cách sử dụng công cụ này một cách chi tiết nhất.

Tìm hiểu tổng quan về Bollinger band là gì?

Khái niệm Bollinger band là gì?
Khái niệm Bollinger band là gì?

Bollinger band là gì?

Bollinger band là một công cụ phân tích kỹ thuật khá quen thuộc với các trader bởi sự hữu dụng của nó. Công cụ này được xác định bởi dải trên, dải dưới và đường trung bình đơn giản SMA (Simple Moving Average) ở giữa. Trong các giai đoạn thị trường biến động, dải Bollinger sẽ có sự điều chỉnh mở rộng và khi thị trường đã ít biến động hơn thì chúng sẽ thu hẹp lại.

John Bollinger chính là cha đẻ của công cụ này và cũng là người sở hữu bản quyền Bollinger band.

Dải trên, dải dưới và đường trung bình động SMA trong Bollinger band
Dải trên, dải dưới và đường trung bình động SMA trong Bollinger band

Dải Bollinger band có ý nghĩa là gì?

Chỉ báo này được sử dụng khá phổ biến. Các trader tin rằng khi giá di chuyển đến dải trên của Bollinger bands, khi đó thị trường sẽ càng quá mua và ngược lại, thị trường càng quá bán quá mức khi giá di chuyển đến dải thấp hơn.

Dải Bollinger bands thu hẹp, siết chặt

Siết chặt là một trong những đặc tính quan trọng của công cụ chỉ báo này. Khi khoảng cách giữa hai dải trên và dưới được thu hẹp lại với đường SMA thì dải Bollinger bands sẽ siết chặt. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đang ở trong giai đoạn biến động mức thấp. Các trader cho rằng giá sẽ có thể biến động mạnh trong thời gian tới và cơ hội giao dịch sẽ đến. Ngược lại, khi các dải di chuyển rộng ra thì biến động sẽ có khả năng giảm và đây chính là thời cơ để thoát vị thế. Tuy nhiên những diễn biến trên không phải là dấu hiệu giao dịch vì nó không phản ánh sự tăng và giảm của biến động giá.

Bollinger bands bứt phá

Giữa dải trên và dải dưới, có khoảng 90% hành động giá có khả năng xảy ra. Khi giá vượt lên trên hay xuống dưới hai dải đó thì đều là tín hiệu của những sự kiện lớn. Giống như siết chặt, tín hiệu bứt phá không có tác dụng báo hiệu giao dịch. Nhiều người thường lầm tưởng rằng sẽ có tín hiệu mua và bán khi giá chạm hoặc vượt các dải. Tuy nhiên, sự bứt phá không phản ánh mức độ của sự di chuyển giá trong thời gian tới và không cung cấp các manh mối về hướng.

Bollinger bứt phá và thu hẹp
Bollinger bứt phá và thu hẹp

Cách thức hoạt động của Bollinger band

Tính độ lệch chuẩn với phương sai

Độ lệch chuẩn là chính là công cụ được Bollinger band sử dụng để tính toán thay vì tỷ lệ phần trăm giống như các chỉ báo khác.

Trong thống kê, công cụ này thường được sử dụng để tìm ra sự chênh lệch giữa giá trị trung bình của một mẫu với chính nó.

Do đó, cần phải có phương sai thì mới có thể tính được độ lệch chuẩn.

Công thức phương sai được tính toán như sau:

Công thức phương sai
Công thức tính phương sai

Phương sai chính bằng tổng bình phương mức chênh lệch giữa trung bình động và dữ liệu chia cho N.

Công thức tính độ lệch chuẩn
Công thức tính độ lệch chuẩn

Từ đó, có thể tính được độ lệch chuẩn từ căn bậc hai của phương sai.

Trường hợp có nhiều hơn một độ lệch chuẩn thì chỉ cần nhân độ lệch chuẩn ban đầu với hệ số là được.

Khoảng cách cơ bản của độ lệch chuẩn

Để Bollinger band điều chỉnh tốt hơn trước những biến động thị trường thì John Bollinger đã đặt khoảng cách giữa dải trên và dải dưới là hai độ lệch chuẩn. Do đó, sự thay đổi của Bollinger sẽ tương quan với độ lệch chuẩn của đường trung bình động. Nhờ đó nó có khả năng bao quát giá tốt hơn và phản ứng nhạy bén khi thị trường thay đổi.

Vì vậy, khả năng chuyển động giá nằm trong Bollinger là khá lớn. Nó giống như một bức tường bao vây được tạo nên bởi dải trên và dải dưới.

Vì thế khi xác định một cổ phiếu quá bán hoặc quá mua quá mức thì công cụ này trở nên khá hữu ích do nó ôm trọn được gần như mọi phạm vi giá biến động.

Cổ phiếu bị mua quá mức khi giá bằng hoặc cao hơn dải trên.

Cổ phiếu bị bán quá mức khi giá bằng hoặc thấp hơn biên độ thấp hơn.

Nếu dải Bollinger được mở rộng hoặc co hẹp thì đó là dự báo của các tình trạng sau:

Sau khi biên độ thắt chặt và giảm bớt biến động thì có khả năng diễn ra thay đổi về giá.

Xu hướng có thể sắp đảo chiều khi giá di chuyển ra ngoài rồi lại trở lại vào trong dải.

Bollinger band được tính theo công thức nào?

Công thức của Bollinger band sẽ được xác lập dựa trên cấu tạo 3 phần của nó, gồm có:

  • Dải trên: SMA 20 + (độ lệch chuẩn của giá 20 ngày x 2)
  • Dải giữa: SMA 20
  • Dải dưới: SMA 20 – (độ lệch chuẩn của giá 20 ngày x 2)

Có thể thấy, cha đẻ của dải băng này đã tối ưu hóa nó bằng cách sử dụng chu kỳ 20.

Sở dĩ là bởi SMA 20 sẽ có vai trò trong việc mô tả xu hướng trung hạn, thường là khoảng thời gian giao dịch kéo dài trong 2 tuần.

Cài đặt Bollinger band thế nào trên nền tảng Metatrader 4?

Nếu muốn cài đặt chỉ báo này, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác khá đơn giản sau đây:

Truy cập vào phần mềm MT4.

Lựa chọn Insert, sau đó vào mục Trend và chọn Bollinger bands.

Cài đặt Bollinger band tại nền tảng MT4
Cài đặt Bollinger band tại nền tảng MT4

Sau đó, một cửa sổ sẽ xuất hiện với các phần sau:

+ Phần Parameters: Tại đây, bạn sẽ cài đặt các thông số cơ bản. Dưới đây là một số thông số mặc định:

  • Period 20: chu kỳ liên tiếp 20 cây nến.
  • Deviations: Độ lệch chuẩn 2.5.
  • Apply to: Áp dụng cho cây nến với giá đóng cửa.
  • Style: Chọn độ dày mỏng và màu sắc của các đường chỉ báo.
Bảng cài đặt các thông số cơ bản
Bảng cài đặt các thông số cơ bản

+ Phần Levels: Chọn độ dày mỏng và màu sắc tùy ý cho 2 đường biên trên và dưới.

+ Phần Visualization: Chọn khung thời gian giao dịch để màn hình nền tảng MT4 hiển thị.

Chọn kích cỡ và màu sắc cho hai đường biên trên dưới tại mục Levels
Chọn kích cỡ và màu sắc cho hai đường biên trên dưới tại mục Levels

Phương pháp kết hợp các chỉ báo khác cùng Bollinger band

Kết hợp dải Bollinger band với chỉ báo RSI

Chính John Bollinger đã gợi ý phương án giao dịch này.

Về cơ bản, RST thuộc về nhóm các chỉ báo dao động. Do đó nó là tín hiệu thông báo cho các nhà giao dịch xem xét vào lệnh tại vùng quá mua (lớn hơn 70) hoặc vùng quá bán (dưới 30) hay chính là giai đoạn phân kỳ, hội tụ.

Vàng rơi vào trạng thái quá bán khi RSI nằm dưới 30
Vàng rơi vào trạng thái quá bán khi RSI nằm dưới 30

Có thể thấy theo hình ảnh trên, RSI nằm dưới 30, tương đương với việc vàng đang ở trong trạng thái quá bán. Cũng chính thời điểm này, một cây nến đảo chiều Doji đã xuất hiện tại khung ngày vàng.

Ngay sau đà giảm đó, vàng đã tăng 360 pip do trước đó nó rơi vào trạng thái quá bán và nến Doji xuất hiện.

Giao dịch theo hướng hội tụ hoặc phân kỳ kết hợp RSI với dải Bollinger band

Phân kỳ và hội tụ là hai yếu tố xuất hiện khi phe áp đảo không còn hứng thú với việc tiếp tục đẩy giá xuống thấp hoặc lên cao nữa.

Tuy nhiên, việc một trong hai yếu tố này được tạo ra không có nghĩa là giá sẽ đảo chiều mà nó chỉ cho thấy một trong hai phe không còn mặn mà với thị trường nữa. Do đó để hạn chế rủi ro, bạn hãy kết hợp thêm nhiều yếu tố khác nữa nhé.

Phân kỳ được tạo ra bởi RSI và giá chạm đường biên trên của Bollinger band
Phân kỳ được tạo ra bởi RSI và giá chạm đường biên trên của Bollinger band

Nhìn vào hình ảnh trên, có thể thấy rằng giá đã chạm phần biên trên của Bollinger band, đồng thời RSI tạo ra phân kỳ. Do đó vàng đã giảm mạnh và bạn hoàn toàn có thể đặt cắt lỗ tại vị trí phía trên dải băng một chút.

Sử dụng các mô hình nến đảo chiều kết hợp với Bollinger band

Đối với nhiều trader, đây là một phương thức kết hợp khá quen thuộc. Xét ví dụ dưới đây, ta thấy rằng giá chạm dải băng trên sau 1 đà tăng mạnh và đồng thời 2 cây nến Doji xuất hiện nên vàng đã giảm cực mạnh ngay sau đó.

Mô hình nến đảo chiều Doji xuất hiện khi giá chạm dải trên
Mô hình nến đảo chiều Doji xuất hiện khi giá chạm dải trên

Sử dụng mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh kết hợp với Bollinger band

Một mẹo đơn giản giúp bạn nhìn ra mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh chính là chuyển biểu đồ nến Nhật thành biểu đồ đường.

Chuyển biểu đồ nến Nhật thành biểu đồ đường để dễ nhận diện mô hình 2 đỉnh, 2 đáy
Chuyển biểu đồ nến Nhật thành biểu đồ đường để dễ nhận diện mô hình 2 đỉnh, 2 đáy

Có thể thấy rằng mô hình này không còn khó xác định như biểu đồ nến Nhật nữa mà nó hiển thị khá rõ nét. Sau khi mô hình 2 đỉnh hình thành và giá phá vỡ qua đường Neckline có xu hướng giảm khá mạnh.

Mô hình 2 đáy sẽ được biểu thị bằng mô hình chữ W còn mô hình 2 đỉnh sẽ được biểu thị qua hình chữ M.

Hình chữ M và chữ W biểu thị mô hình 2 đỉnh và 2 đáy
Hình chữ M và chữ W biểu thị mô hình 2 đỉnh và 2 đáy

Ngoài mô hình chữ M và chữ W như ví dụ trên ra, còn có trường hợp giá nằm trên đường SMA 20. Do đó nó đã tăng rất mạnh khi phá vỡ khỏi đường neckline.

Hướng dẫn sử dụng Bollinger bands trong giao dịch

Thực hiện giao dịch trong kênh giá của công cụ

Với cách thức giao dịch này, các nhà đầu tư sẽ sử dụng ngưỡng kháng cự là dải trên của Bollinger band và ngưỡng hỗ trợ là dải bên dưới. Thời điểm giá chạm vào các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ này thì ngay lập tức giao diện sẽ được thực hiện. Tuy nhiên có một số nhược điểm của phương pháp giao dịch này mà bạn cần chú ý, đó là:

  • Giai đoạn thị trường đi ngang sẽ là thời điểm thích hợp để sử dụng phương pháp này nhưng mức sinh lợi không quá cao.
  • Khi giá biến động vượt khỏi dải Bollinger band thì nó sẽ đi theo xu hướng mới, khi đó ở vị thế cũ, những tín hiệu đóng mở sẽ bị sai lệch.
  • Khi Bollinger band mở rộng, một xu hướng mới đang mở ra và vì thế những biến động sẽ tăng lên và bất cứ biến động nào của Bollinger band cũng không hợp lý.

Sau chuỗi Bollinger band đi ngang kéo dài thì giao dịch tại điểm breakout kênh giá

Sau một chuỗi biến động giá đi ngang kéo dài thì các biến động giá ngắn hạn sẽ trở nên mượt hơn. Hệ thống giao dịch theo xu hướng mang lại lợi ích cao nhất chính là tại các điểm đường giá tạo ra những điểm breakout so với cận trên và dưới của Bollinger band. Sau các phiên break out, nhịp sẽ điều chỉnh lại để đóng hoặc mở vị thế hiện tại. Khi xảy ra một phiên break out khỏi Bollinger band có nghĩa là xu hướng giá trước đó đã thay đổi đến 90% theo hướng đột phá.

Xét ví dụ cổ phiếu NVL phía dưới, có thể thấy ngày 17/7, khi giá phá vỡ trên dải phía trên thì tín hiệu mua đột phát xảy ra. Điều này phản ánh rằng rất có thể một xu hướng tăng mạnh đang chuẩn bị kết hợp thanh khoản tăng mạnh vượt cả M20.

Trong tháng 6,7, các dải Bollinger band đã trở nên hẹp hơn. Nó co hẹp, thắt chặt lại kéo theo sau đó là một động thái biến động giá khá mạnh. Biểu đồ cũng phản ánh khi giá giảm thấp hơn dải dưới của Bollinger band thì xuất hiện tín hiệu bán đầu ngày 5 tháng 9. Sau đó đã xuất hiện nỗ lực phục hồi nhưng xu hướng chính vẫn tiếp tục giảm đến cuối tháng 9.

Minh họa về biến động cổ phiếu NVL
Minh họa về biến động cổ phiếu NVL

Phương pháp biến động giá

Xem xét các biến động giá cũng là một phương pháp khá phổ biến. Một xu hướng yếu và một mô hình dễ thất bại sẽ được biểu hiện qua biến động thấp. Trong khi đó, một xu hướng lên hoặc xuống mạnh sẽ được biểu hiện qua biến động cao. Từ đó, các nhà phân tích có thể theo dõi một biến động để làm manh mối nhận biết sự thay đổi xu hướng thời gian tới, nhất là những biến động gia tăng.

Bất cứ sự bứt phá nào từ các mức kháng cự, hỗ trợ, một mô hình hoặc đường trung bình, đường xu hướng nào đó cũng có thể được sự thay đổi của biến động xác nhận. Nếu độ mạnh của biến động không đủ để phá vỡ giá thì các mốc kháng cự, hỗ trợ hoặc các mô hình đảo chiều cũng sẽ nhanh chóng suy yếu. Vì vậy, để xác nhận việc thay đổi xu hướng, ta có thể sử dụng biến động. Ngoài ra, biến động còn có thể được sử dụng để cảnh báo sự thay đổi.

Ví dụ như hình minh họa bên dưới về VRE trong giai đoạn tháng 01 năm 2018. Có thể thấy xu hướng đi ngang trước đây bị phá vỡ bởi một biến động rất mạnh. Đây cũng đồng thời là sự cảnh báo cho việc có thể mở ra một xu hướng mới.

Minh họa biến động giá với VRE giai đoạn tháng 01 năm 2018
Minh họa biến động giá với VRE giai đoạn tháng 01 năm 2018

Giao dịch khi giá chạm dải trên và dải dưới của Bollinger band

Cách thức giao dịch này được xem là phương thức đơn giản nhất. Công thức giao dịch sẽ được xác lập xoay quanh việc giá dao động quanh dải trên và dải dưới, đó là:

  • Lệnh Buy: Khi giá chạm biên dưới của Bollinger band thì các trader thực hiện lệnh mua.
  • Lệnh Sell: Khi giá chạm biên trên của Bollinger band thì tiến hành đặt lệnh Sell.

Tuy nhiên trên thực tế, giao dịch mua và bán dựa vào việc giá chạm biên trên và dưới của chỉ báo là một giao dịch khá mạo hiểm. Do đó chúng tôi khuyên bạn không nên thực hiện giao dịch lúc này.

Mặc dù vậy, phương pháp này lại hết sức hữu hiệu khi thị trường trong trạng thái sideway.

Thực hiện giao dịch mua bán khi giá chạm biên trên và dưới tại vùng khoanh màu vàng
Thực hiện giao dịch mua bán khi giá chạm biên trên và dưới tại vùng khoanh màu vàng

Nhìn vào hình minh họa trên, có thể thấy ở phần khoanh màu vàng có sự lên xuống liên tục của giá so với hai dải băng. Đây chính là khi thị trường đang ở vào trạng thái sideway và cũng là lúc nên áp dụng việc bán khi giá chạm biên trên và mua khi giá chạm biên dưới.

Giao dịch dạng nút thắt cổ chai với Bollinger band

Thế nào là giao dịch dạng nút thắt cổ chai?

Mục đích chính của cấu tạo Bollinger band là làm thế nào để có thể ôm trọn diễn biến của hành động giá. Tuy nhiên thị trường lại vô cùng phức tạp và luôn biến động không ngừng. John Bollinger đã từng nhận định rằng ngay sau các giai đoạn có độ biến động cao sẽ thường diễn ra các giai đoạn có độ biến động thấp.

Vì thế, khi các dải thu hẹp hoặc co lại thì đó có thể là dấu hiệu sẽ xảy ra một sự tăng hoặc giảm đáng kể. Khi thị trường bắt đầu giai đoạn ép giá và dải tiếp theo bị phá vỡ thì khả năng một trật tự thị trường mới sẽ được thiết lập, cụ thể:

  • Một đợt co bóp lại sẽ mở đầu cho một đợt tăng mới, sau đó giá ở dải trên sẽ bị phá vỡ.
  • Một đợt siết sẽ mở đầu cho một đợt giảm mới, sau đó giá ở dải dưới cũng bị phá vỡ.

Lựa chọn SMA

Quan sát hình trên, bạn có thể thấy rằng biên độ tại vùng được khoanh tròn so với phần trước hoặc phần sau là hẹp hơn rất nhiều.

Vì thế, giá phá vỡ có xu hướng đi men theo đường băng và rơi vào không trung dẫn tới việc giá vàng giảm cực mạnh.

Trong đó, đường trung bình động giản đơn SMA 20 chính là dải ở giữa khi được khoanh tròn. Mặc dù độ trễ của SMA so với EMA khá lớn và độ mượt cũng không bằng nhưng SMA lại có ưu điểm về sự phản ứng nhanh nhạy trong thị trường không rõ xu hướng.

Chính vì lý do đó mà thay vì EMA, Bollinger đã lựa chọn tính toán bằng cách sử dụng SMA. Bởi ngoài việc báo hiệu những hành động mới có khả năng xảy ra của giá thì các giai đoạn nút thắt cổ chai này thường có hiện tượng giá rơi vào sideway. Như vậy việc tìm kiếm xu hướng với SMA là một lựa chọn không thể hợp lý hơn.

Vì thế, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy SMA nằm trên toàn bộ những cây H1. Vì thế vàng sẽ giảm mạnh ngay sau khi kết thúc giai đoạn nút thắt cổ chai này.

Do đó, bạn hãy luôn nhớ tới đường SMA nằm giữa khi giao dịch Bollinger band bởi đây chính là công cụ có thể xác định xu hướng một cách rõ rệt nhất. Khi kết hợp với nút thắt cổ chai, việc phán đoán sự tăng hoặc giảm của giá cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. 

Lưu ý tình trạng The Head Fake – đầu giả

John Bollinger đã viết một lời khuyên trong cuốn sách “Bollinger on Bollinger bands” của mình, đó là phải cẩn thận với “đầu giả”. Điều này tương tự với bẫy giá, thường xảy ra khi giá phá vỡ một biên độ và đột ngột xảy ra đảo chiều rồi di chuyển theo hướng khác.

Hiện tượng đầu giả cần cảnh giác trong Bollinger band
Hiện tượng đầu giả cần cảnh giác trong Bollinger band

Khi chỉ báo Bollinger band co lại và giá có hiện tượng vượt ngoài dải biên trên thì đầu giả sẽ tăng. Tín hiệu tăng giá này xuất hiện rất ngắn bởi giá đã trở lại bên dưới dải băng nhanh chóng và chuẩn bị phá vỡ dải dưới, Khi giá đã thực sự phá vỡ dải dưới và Bollinger band co lại thì đầu giả bắt đầu giảm. Giá sẽ lập tức di chuyển trở lại phía trên, sau đó phá vỡ dải trên nên tín hiệu này cũng không thể tồn tại lâu được.

Hạn chế còn tồn tại khi sử dụng Bollinger bands là gì?

Bollinger bands vốn là một chỉ báo được thiết kế với vai trò mang đến cho các trader những thông tin về biến động giá chứ không phải một hệ thống giao dịch độc lập. Cha đẻ của công cụ này đã yêu cầu sử dụng chúng với 2 đến 3 chỉ số không tương quan khác. Các chỉ số này sẽ mang đến nhiều tín hiệu thị trường trực tiếp hơn. Trong đó, một số chỉ số được ông ưu ái kết hợp là RSI và MACD bởi ông cho rằng việc kết hợp nhiều chỉ số với các loại dữ liệu khác nhau là khá quan trọng.

Thông tin mới từ Bollinger bands có rất có thể bị pha loãng từ thông tin cũ bởi trọng số dữ liệu mới cùng với dữ liệu cũ là ngang nhau và chúng được tính toán từ đường SMA. Ngoài ra, việc sử dụng một số lần độ lệch chuẩn hoặc SMA 20 cũng là một tùy chọn nhưng không phải lúc nào nó cũng hiệu quả. Do đó để tiện theo dõi, các trader nên điều chỉnh số lần độ lệch chuẩn và SMA sao cho phù hợp.

Mấu chốt của Bollinger bands là giúp các nhà đầu tư khám phá cơ hội để nâng cao khả năng thành công trong các giao dịch.

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng Bollinger band là một công cụ phát huy được nhiều tính năng hữu ích trong giao dịch. Bạn đã hiểu Bollinger band là gì và nắm được các thông tin cơ bản về loại công cụ này chưa? Hy vọng rằng qua bài viết hướng dẫn này, bollinger band là gì, ý nghĩa, cách sử dụng bollinger band, công thức tính bollinger band, hướng dẫn cài đặt và kết hợp bollinger band với các chỉ báo khác.bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm giao dịch để xây dựng những chiến lược phù hợp và mang về cho mình nhiều lợi nhuận trên sàn forex.

Xem thêm:

Chỉ báo ADX là gì? Thông tin đầy đủ và cách giao dịch hiệu quả

Parabolic Stop And Reverse là gì? Chỉ báo Parabolic Stop And Reverse có ý nghĩa gì?

Pivot Point là gì? Vì sao nhiều trader lựa chọn sử dụng Pivot Point?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *